Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi
Số ca mắc sởi dự báo sẽ tiếp tục tăng
Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như các quận, huyện: Nam Từ Liêm (46); Long Biên (17); Hoàng Mai (16); Tây Hồ (12); Hà Đông (11); Đống Đa, Thanh Trì, Thanh Xuân (10).
Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy, có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi, dự báo số mắc sẽ tiếp tục tăng.
Cộng dồn năm 2025, thành phố ghi nhận 1.665 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
Tiêm vắc xin sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Quán Thánh (Quận Ba Đình, Hà Nội) |
Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 12,1% dưới 6 tháng; 15,2% từ 6-8 tháng; 9,7% từ 9 - 11 tháng; 22,1% từ 1 - 5 tuổi; 14,3% từ 6 - 10 tuổi, 26,6% trên 10 tuổi.
Hà Nội ghi nhận 191 trường hợp mắc tay chân miệng tại 26 quận, huyện, thị xã; 108 xã, phường, thị trấn, không có ca tử vong, giảm 12 trường hợp so với tuần trước (203 trường hợp, không có ca tử vong).
Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như các quận huyện: Hà Đông (28); Nam Từ Liêm (25), Thanh Trì (20); Ba Vì (17), Cầu Giấy (9); Thanh Oai (8).
Cộng dồn năm 2025, TP ghi nhận 976 trường hợp, không có ca tử vong; tăng so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.
Trong tuần ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng tại các quận huyện: Ba Vì (2), Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức (1).
Cộng dồn năm 2025, TP ghi nhận 18 ổ dịch, còn 9 ổ dịch đang hoạt động tại Nam Từ Liêm 4, Ba Vì 2, Hoài Đức, Hà Đông, Phúc Thọ 1.
Trong tuần, TP ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong; giảm 4 trường hợp so với tuần trước.
Cộng dồn năm 2025 toàn thành phố ghi nhận 207 trường hợp mắc, không có ca tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện, thị xã; trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2025 ghi nhận 1 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Đáng lưu ý, thành phố ghi nhận 1 trường hợp mắc não mô cầu tại Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, không có ca tử vong.
Trường hợp mắc là bé trai, 3 tháng tuổi, chưa tiêm vắc xin phòng não mô cầu, khởi phát bệnh ngày 29/3 với biểu hiện sốt cao, quấy khóc, bú kém, nhập bệnh viện Nhi Trung ương ngày 30/3, xét nghiệm dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi khuẩn não mô cầu, hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định.
Cộng dồn năm 2025, TP ghi nhận 1 trường hợp, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Ngoài ra, TP cũng ghi nhận 4 trường hợp mắc uốn ván người lớn tại Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Quốc Oai; không có ca tử vong; cộng dồn năm 2025 ghi nhận 9 trường hợp, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Bên cạnh đó, các dịch bệnh khác như: ho gà, liên cầu lợn, viêm não nhật bản không ghi nhận trong tuần.
CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị giám sát công tác phòng chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm và Giang Biên, Long Biên. CDC phối hợp Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân điều tra dịch tễ, xử lý dịch ca bệnh não mô cầu.
![]() |
Lãnh đạo CDC Hà Nội kiểm tra, giám sát phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) |
Trong tuần tới, CDC Hà Nội phối hợp với các quận, huyện tiếp tục kiểm tra công tác quản lý số liệu, thống kê báo cáo bệnh nhân, ổ dịch bệnh sốt xuất huyết dengue tại các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Quốc Oai, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Đống Đa, Hoàng Mai, Sóc Sơn, Tây Hồ, Thạch Thất.
Các Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, tập trung đối tượng trẻ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi.
Các đơn vị tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch; tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng theo quy định.
Đồng thời, các đơn vị tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng... trong trường học;
Các TTYT phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học cũng như việc rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định; khi có trường hợp mắc bệnh sởi tại các trường học thì tổ chức rà soát việc tiêm chủng của trẻ để tiêm chủng cho trẻ còn chưa được tiêm để phòng bệnh kịp thời.
Các đơn vị tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.
Cùng với đó, các đơn vị tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh sởi, tay chân miệng; tuyên truyền người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025
