Tag

Lào Cai chủ động ứng phó có hiệu quả với lũ quét, sạt lở đất

Môi trường 16/07/2020 21:15
aa
TTTĐ - Do đặc trưng địa hình đồi núi phức tạp nên những năm qua, các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Lào Cai thường xuyên xảy ra nhiều trận lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, những năm gần đây, Lào Cai đã đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng ngừa, cảnh báo, chủ động ứng phó có hiệu quả với lũ quét, sạt lở đất.

Lào Cai chủ động ứng phó có hiệu quả với lũ quét, sạt lở đất

Mưa lũ làm nhiều tuyến đường giao thông tại tỉnh Lào Cai bị sạt lở nghiêm trọng

Bài liên quan

Mưa lũ tại Lai Châu và Lào Cai khiến một người mất tích

Cảnh báo mưa lớn, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Chỉnh trị dòng chảy sông Hậu: Vấn đề cấp bách để bảo vệ quốc lộ 91

Sẵn sàng phương án ứng phó trong mọi tình huống thiên tai

Giải pháp phòng, chống sạt lở bờ biển hiệu quả từ đê trụ rỗng

Khắc phục khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống thiên tai

Cứ mưa lũ là lở đất

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Với địa hình đặc trưng là núi cao, khe sâu, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, những vùng có độ dốc trên 250m chiếm 80% diện tích đất của tỉnh, do đó tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp.

Theo thống kê 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 24 đợt rét đậm rét hại; 59 trận mưa lớn; 27 trận lũ quét, sạt lở đất cùng với nhiều loại hình thiên tai khác làm chết 226 người, 8 người mất tích; 229 người bị thương.

Mưa lũ cũng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế khi khiến 2.266 căn nhà bị sập, trôi; 37.860 nhà hư hỏng hoặc phải di chuyển; 55.153ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, 41.732 con gia súc bị chết.

Ngoài thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, trên 1.500 lượt công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình hạ tầng khác bị phá huỷ hoặc hư hỏng nặng. Thiệt hại về kinh tế trên 4.624 tỷ đồng, tức là bình quân 400 - 500 tỷ đồng/năm”.

Trước sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, diễn biến thời tiết bất thường đã gây ra nhiều dạng thiên tai cực đoan làm gián đoạn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Lào Cai xảy ra 19 đợt thiên tai làm 2 người chết, 8 người bị thương; 2.524 nhà ở bị hư hỏng và ảnh hưởng; 331ha lúa, mạ, hoa màu bị thiệt hại; 50 điểm trường và trụ sở cơ quan, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở. Ước thiệt hại về kinh tế trên 120 tỷ đồng.

Tuyến đường bị sạt lở do mưa lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai
Tuyến đường bị sạt lở do mưa lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cũng cho biết những ngày đầu tháng 7 vừa qua mưa lớn dữ dội trút xuống khiến mực nước các sông, suối trên địa bàn lên rất nhanh làm tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn.

Đặc biệt, dọc theo tỉnh lộ 156 từ xã Trịnh Tường đi xã Y Tý (Bát Xát), sạt lở đất xảy ra ở nhiều điểm, có điểm vết sạt kéo dài vài chục mét, khiến ô tô không thể đi lại. Dọc theo tỉnh tộ 156B, mưa lớn cũng khiến các tuyến đường giao thông tại xã Mường Vy, Bản Vược, Mường Hum, Cốc Mỳ... có nhiều ngầm tràn bị ngập nước, đường sạt xói lở, giao thông đi lại rất khó khăn.

Nhiều vị trí, lượng đất, đá lớn từ trên núi cao sạt xuống rãnh thoát nước thuộc km264 - 265 quốc lộ 4. Sạt lở đất, đá đã làm hỏng một số diện tích rau và hoa màu của người dân xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai.

Sạt lở cũng khiến nước dâng cao, đục ngầu đoạn qua ngầm tràn Lùng Phình. Đáng chú ý, mưa lớn tích tụ nước khiến sụt lún một số nền đường và trượt lở đất, đá mái ta luy dương.

Kịp thời có những giải pháp khắc phục

Việc khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra rất tốn kém về kinh phí, lâu dài về thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như làm gián đoạn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Vì vậy, nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, những năm qua tỉnh Lào Cai đã xác định công tác phòng ngừa, ứng phó là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, các công tác ứng phó kịp thời sau thiên tai được thực hiện nhanh và hiệu quả.

Điển hình, đầu tháng 7 vừa rồi, với các điểm sạt lở tại tuyến đường 156, 156B đoạn qua xã Cốc Mỳ và Mường Vi, thuộc huyện biên giới Bát Xát, tỉnh lộ 153 và quốc lộ 4, thuộc huyện Bắc Hà và Si Ma Cai bị sạt lở 15 điểm, gây ách tắc giao thông cục bộ. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã phối hợp chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nơi bị sạt lở, huy động lực lượng tại chỗ giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất.

Lực lượng chức năng kiểm tra điểm cảnh báo lũ tại đập tràn Tân Long xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, Lào Cai)
Lực lượng chức năng kiểm tra điểm cảnh báo lũ tại đập tràn Tân Long xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, Lào Cai)

Đồng chí Quảng Văn Việt, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết: Khi bờ đập đồng thời là đường giao thông tại Hồ Nhuần 4 bị sạt lở chân đập phía taluy âm dài khoảng 60m, gây nguy cơ mất an toàn cho thân đập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã tổ chức đoàn kiểm tra đến hiện trường để đánh giá mức độ mất an toàn của thân đập. Cơ quan cũng chỉ đạo chính quyền địa phương huy động lực lượng, vật tư gia cố lại thân đập và xây dựng phương án khắc phục nhằm đảm bảo an toàn.

“Trước nguy cơ mất an toàn, chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền địa phương huy động lực lượng, vật tư gia cố lại thân đập bằng cách đóng cọc tre. Tỉnh và địa phương đã lên phương án khắc phục cụ thể, hiện chúng tôi đang tiếp tục theo dõi, phạm vi ảnh hưởng đến đâu thì chúng tôi sẽ triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đập và người dân”, ông Việt nói.

Ngoài những biện pháp “phản ứng nhanh”, tỉnh Lào Cai cũng xây dựng các phương án lâu dài bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp và người dân; Đầu tư, ứng dụng và nâng cấp các hệ thống dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai.

Đến nay, toàn tỉnh có 47 trạm quan trắc, cảnh báo và dự báo thời tiết, thiên tai; Trong đó có 4 trạm Khí tượng, 5 trạm thủy văn, 3 hệ thống cảnh báo lũ (do Hàn Quốc và Đài Loan tài trợ), 33 trạm đo mưa tự động, 2 hệ thống cảnh báo cháy rừng. Việc tăng cường đầu tư các hệ thống quan trắc, cảnh báo bước đầu đã phát huy hiệu quả và phục vụ tốt trong quá trình ra quyết định.

Tuy nhiên, trước diễn biến của thời tiết hết sức phức tạp, khó lường, để chỉ đạo tốt công tác phòng ngừa, tỉnh Lào Cai tiếp tục xác định rõ yếu tố dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai là đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp, ứng dụng các hệ thống cảnh báo, dự báo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Bên cạnh những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm ứng phó với thiên tai, tỉnh Lào Cai đã chủ động xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Tỉnh đã huy động được lực lượng, phương tiện, trang bị, vật chất của các cấp, các ngành cùng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn, thể hiện rõ vai trò nòng cốt của các đơn vị quân đội, công an trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Anh Lê Văn Cống, Công an viên thôn Tân Long (xã Cốc Mỳ, Bát Xát, Lào Cai) cho biết: “Mấy năm trước, mỗi lần xảy ra mưa lũ, trên địa bàn hay xảy ra trôi xe, trôi cầu nhưng từ khi đường làm bằng bê tông, người dân chọn lối đi vòng an toàn. Bên cạnh đó khi được gọi điện thoại thông báo thì người dân cũng chủ động phòng, tránh, không đi qua các điểm lũ, sạt lở để tránh bị tai nạn.

Ngoài ra, các địa phương đã thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã để hỗ trợ người dân chủ động ứng phó với thiên tai. Trong mùa mưa lũ, hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương cũng được hoạt động thường xuyên để tuyên truyền, cảnh báo tới người dân những thông tin kịp thời về tình hình mưa lũ.

Đặc biệt, địa phương cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai, xây dựng được phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, kỹ năng sơ cấp cứu, thực diễn ứng cứu trong tính huống mưa lớn, sạt lở đất...

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm