Tag

Lạng Sơn: Chưa hết sai phạm, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ đề xuất "được" tái chế bình ắc quy

Bạn đọc 03/10/2018 07:52
aa
TTTĐ – Trong khi hàng loạt các vi phạm, tồn tại về môi trường của Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ đóng tại thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc chưa được khắc phục, xử lý triệt để khiến người dân vô cùng lo sợ. Mới đây, doanh nghiệp này lại tiếp tục đề nghị UBND tỉnh bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn để kinh doanh tái chế bình ắc quy thải thu hồi chì.

Lạng Sơn: Chưa hết sai phạm, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ đề xuất

Theo tìm hiểu của PV, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ hoạt động từ tháng 10/2010 trên diện tích 6,1ha với lượng công nhân 180 người tại thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong lĩnh vực chế biến chì thỏi.

Kể từ khi đi vào hoạt động Công ty này liên tục bị người dân phản ánh tới các cơ quan chức năng về việc gây ô nhiễm môi trường. Nhiều lần Bộ TNMT và UBND tỉnh Lạng Sơn thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra các sai phạm tồn tại trong quá trình hoạt động và buộc doanh nghiệp phải khắc phục đảm bảo môi trường theo quy định.

Theo tìm hiểu, từ người già cho đến trẻ em trên 4 tuổi ở đây hầu như ai cũng bị máu nhiễm chì cao bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi còn chưa xử lý triệt để được câu chuyện này thì mới đây, Công ty tiếp tục xin kinh doanh thêm lĩnh vực tái chế bình ác quy cũ để thu hồi chì.

Cụ thể, ngày 23/7/2018, Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ gửi văn bản số 44/CT-BB đến UBND tỉnh Lạng Sơn xin bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tại thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc.

Lạng Sơn: Chưa hết sai phạm, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ đề xuất
Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ xin UBND tỉnh Lạng Sơn bổ sung quy hoạch để đủ điều kiện xin giấy phép xử lý bình ắc quy thải
Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ xin UBND tỉnh Lạng Sơn bổ sung quy hoạch để đủ điều kiện xin giấy phép xử lý bình ắc quy thải

Theo đó, doanh nghiệp này sẽ tái chế bình ắc quy cũ, hỏng theo hướng ắc quy sẽ được bóc tách phần nhựa và phần chì. Sau đó, phần chì sẽ đưa vào xưởng điện phân để nấu lại, phần nhựa sẽ rửa sạch thái nhỏ và đóng bao chuyển cho công ty nhựa. Về phần nước rửa ắc quy sẽ được xử lý theo quy trình kép kín, không thải ra môi trường... để đủ điều kiện được xử lý tái chế bình ắc quy thải, khu vực nhà máy hiện nay của Công ty phải nằm trong quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh. Công ty đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn xem xét bổ sung quy hoạch chất thải rắn của tỉnh tại thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc để Công ty đủ điều kiện xin Giấy phép xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước đề xuất của doanh nghiệp này, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng với Sở: Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Cao Lộc xem xét và đề xuất với UBND tỉnh.

Trước đó, như đã thông tin, người dân sinh sống tại thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cũng như của các công nhân đang làm việc tại nhà máy chế biến, sản xuất chì thỏi của Công ty CP kim loại màu Bắc Bộ bị nhiễm chì trong máu rất cao, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Mức độ ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy nghiêm trọng đến mức hoa màu không ra hoa, kết trái được. Lúa gạo phải đi mua ngoài, không thể trồng cấy được. Không những thế, trâu bò cũng bị chết vì nguồn thức ăn tự nhiên bị ô nhiễm và không còn nuôi được tại mảnh đất này.

Từ những bức xúc của người dân, các cơ quan chức năng đã chỉ ra hàng loạt các sai phạm của doanh nghiệp này trong quá trình hoạt động.

Cụ thể, trong công đoạn luyện chì, xử lý khí thải phát sinh chủ yếu là bụi Pb và khí SO2. Tuy nhiên, Công ty đã không lắp đặt tháp hấp thụ xử lý khí SO2 mà chỉ xử lý bụi bằng hệ thống lọc bụi túi. Chất rắn xỉ, Công ty đã tự ý để ngoài trời, trong khuôn viên nhà máy mà không lưu giữ trong kho.

Bên trong nhà máy sản xuất chì thỏi của Công ty Cổ phần kim loại mầu Bắc Bộ
Bên trong nhà máy sản xuất chì thỏi của Công ty Cổ phần kim loại mầu Bắc Bộ

Công ty không xây dựng bể xử lý nước thải tập trung như báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Ở công đoạn nấu chì, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ không đầu tư thiết bị lọc bụi túi, thiết bị hấp thụ khí HF theo báo cáo ĐTM được phê duyệt. Ở công đoạn điện phân chì, Công ty không đầu tư máy ép bùn, bể xử lý nước thải tập trung theo báo cáo ĐTM phê duyệt. Còn ở công đoạn thu hồi bạc, Công ty đã tự ý bổ sung đầu tư, xây dựng thêm 2 hệ thống xử lý khí thải là hệ thống lọc bụi túi và thiết bị hấp thụ xử lý khí SO2.

Đối với kết quả phân tích môi trường nước quanh khu vực nhà máy (5 mẫu nước mặt, 3 mẫu nước ngầm) đa số nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên, có thông số Phosphat, Florua và Coliform vượt quá từ 3 đến 8 lần. Riêng thông số chì với với 3 mẫu nước ngầm, có tới 2 mẫu vượt chỉ tiêu. Với mẫu nước tại hồ chứa nước mưa chảy tràn trong nhà máy, các thông số vượt từ 1,4533 đến 1711,8 lần so với Quy chuẩn quốc gia về nước mặt. Về mẫu nước do Công ty thải ra ngoài môi trường (thôn An Tri gần đó) vượt quy chuẩn nước thải công nghiệp 3.23 đến 42.130 lần có PH=1,8.

Trong đó, thông số chì vượt 14,99 lần. Phân tích 9 mẫu khí bên ngoài nhà máy thì thông số chì vượt 8,417 lần so với quy chuẩn quốc gia về không khí xung quanh. Còn kết quả 16 mẫu khí bên trong nhà máy (lò thêu kết 1 và 2; lò luyện chì; lò đốt bùn cực dương và môi trường lao động tại khu xử lý khí thải lò thêu kết; nhà công nhân; khu lò đốt cực dương) thì kết quả phân tích tại lò thêu kết 01 có thông số bụi vượt nồng độ tối đa cho phép 1,0937 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp với bụi và các chất vô cơ.

Có 2 con bị nhiễm độc chì, chị Hà Thị Vân sống cạnh nhà máy lo lắng cho biết: Gia đình có hai người con là Vi Ngọc Hảo, (8 tuổi) và Vi Hà Thiện Nhân (4 tuổi) đều bị máu nhiễm chì. Nghiêm trọng hơn, bé Vi Hà Thiện Nhân bị ngộ độc chì và phải xuống Bệnh viện Bạch Mai điều trị từ năm 2017 cho đến nay. Chị Vân cho biết, hiện nay hai người con của chị đang được giải chì trong máu bằng cách uống thuốc bổ gan BOGANIC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe PECTIN COMPLEX do Công ty cấp phát.

Ai sẽ đứng ra đảm bảo sức khỏe cho những người dân thôn An Tri không bị ảnh hưởng bởi hoạt động từ Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ
Ai sẽ đứng ra đảm bảo sức khỏe cho những người dân thôn An Tri không bị ảnh hưởng bởi hoạt động từ Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ

Chẳng biết uống hai loại thuốc được phát như vậy thì lượng chì trong máu có giảm hay không, nhưng nhìn hai đứa nhỏ từ lúc uống cho đến nay da vẫn xanh xao, gầy nhẳng, cổ họng thì hay rát và rất biếng ăn. Đáng nói hơn, hiện nay kết quả sau khi được giải độc chì trong máu hai cháu gia đình cùng không hề được biết, mặc dù đã lên bệnh viện khám lại vài lần nhưng không được nhận kết quả - chị Vân cho biết.

Tương tự, gia đình nhà chị Hoàng Thị Tâm sống gần nhà máy cũng có 2 con nhỏ bị nhiễm chì trong máu và cũng đang được điều trị bằng phương pháp uống thuốc bổ gan BOGANIC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe PECTIN COMPLEX.

Không giấu được những lo lắng, bất an về sức khỏe của hai đứa con, chị Tâm buồn bã cho biết. Chẳng biết hai loại thuốc do Công ty đưa có hiểu quả không nhưng sức khỏe của hai đứa con nhà chị vẫn không thấy tiến triển gì, vẫn bị ho và kêu rát cổ và rất biếng ăn nên nhìn da lúc nào cũng xanh xao.

Theo tìm hiểu của PV, thì từ trẻ nhỏ đến người già tại thôn An Tri đa số bị nhiễm chì trong máu, tùy theo sức đề kháng và thể trạng sức khỏe mà mức độ bị nhiễm cao hay thấp. Qua tìm hiểu, trong quá trình hoạt động, Công ty Kim loại màu Bắc Bộ đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hậu quả khiến cho 112 người dân sống xung quanh Công ty và 134 công nhân đang làm việc cho Công ty bị nhiễm độc chì trong máu, hơn 20 người phải đi thải độc chì và 56 người có kết quả xét nghiệm nước tiểu mạn tính.

Có thế thấy, chưa biết tác dụng của hai loại thuốc mà người dân nơi đây đang uống để giải lượng chì trong máu có hiệu quả hay không, nhưng một thực tế rõ ràng là hiện nay, tình hình sức khỏe cũng nhưng cơ thể của những người đang được giải chì vẫn như vậy so với trước khi chưa uống. Đặc biệt là kết quả khám, xét nghiệm thì hiện nay hầu hết người dân đều không ai được biết là như thế nào(?!).

Đáng nói hơn, nếu như doanh nghiệp này tiếp tục được được phép tái chế bình ắc quy thải để thu hồi chì thì chắc chắn cuộc sống cũng như môi trường sống của người dân thôn An Tri sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Vậy ai sẽ đảm bảo sức khỏe cho người dân nơi đây không bị ảnh hưởng nếu như Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ được phép tái chế bình ắc quy cũ?.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm