Tag

Lắng nghe tâm sự của những người phụ nữ thành công trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật

Xã hội 06/03/2021 17:51
aa
TTTĐ - Các nghiên cứu đã chỉ ra sự mất cân bằng giới đáng kể trong ngành nghiên cứu học thuật. Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, sự bất bình đẳng đó lại càng trở nên nghiêm trọng. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, khoa Giáo dục trường Đại học Monash đã thực hiện một cuộc phỏng vấn đầy ý nghĩa để ghi nhận và tôn vinh các nhà nghiên cứu nữ hàng đầu, cũng như tìm hiểu những khó khăn và sự hy sinh của họ để đạt được hoài bão.
Tổng hợp 10 lời chúc ngày 8/3 cho người yêu hay và ý nghĩa nhất Những lời chúc hay ngày 8/3 gửi tới cô giáo Những lời chúc 8/3 ngọt ngào dành cho người yêu, các chàng nên xem ngay Gợi ý quà tặng cô giáo ngày 8/3 vừa tinh tế vừa thiết thực

Thế giới đã thay đổi như thế nào đối với phụ nữ trong ngành nghiên cứu kể từ khi chị mới bắt đầu sự nghiệp của mình?

Giáo sư Marilyn Fleer: Trước đây, thật khó khăn khi tôi là sinh viên nghiên cứu ở Úc. Tôi phải giao lưu, kết nối với các đồng nghiệp để tìm hiểu về những gì đang diễn ra trên thế giới và tìm đọc những cuốn sách và bài báo đã được xuất bản. Tuy nhiên khi đó Internet vẫn còn xa lạ với mọi người. Những phần mềm trực tuyến như Zoom chưa ra đời, các hội nghị từ xa không tồn tại và cũng không có các cộng tác viên quốc tế. Thật khó để tôi thực hiện một đề tài nghiên cứu. Còn bây giờ tôi có thể xem những tin tức mới nhất và làm tất cả những điều trên trong bữa tối!

Giáo sư Marilyn Fleer lớn lên trong một trang trại ở Narrikup, Tây Úc. Cô khởi nghiệp là một giáo viên mẫu giáo và hiện là một chuyên gia nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non
Giáo sư Marilyn Fleer lớn lên trong một trang trại ở Narrikup, Tây Úc. Cô khởi nghiệp là một giáo viên mẫu giáo và hiện là một chuyên gia nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non

Giáo sư Ruth Jeans: Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Điều quan trọng mà tôi nhận thấy là hiện nay hệ thống giáo dục đại học đã có sự thừa nhận rằng phụ nữ bị thiệt thòi và sự thăng tiến của họ bị hạn chế bởi các hệ thống và thể chế. Ví dụ, việc phụ nữ ít được thăng chức, đặc biệt ở các vị trí cấp cao, là điều hiển nhiên khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp. Tuy nhiên, thay vì có lí do hợp lý cho việc đó, phụ nữ bị đổ lỗi ngược lại rằng chính họ cũng không có tham vọng thăng tiến.

 Giáo sư Ruth Jeans lớn lên ở Vương quốc Anh, là một vận động viên khúc côn cầu và cricket trước khi trở thành huấn luyện viên thể thao. Hiện cô đang dẫn dắt các dự án nghiên cứu lớn về thể thao, đặc biệt là thể thao cộng đồng nâng cao sự hòa nhập xã hội
Giáo sư Ruth Jeans lớn lên ở Vương quốc Anh, là một vận động viên khúc côn cầu và cricket trước khi trở thành huấn luyện viên thể thao. Hiện cô đang dẫn dắt các dự án nghiên cứu lớn về thể thao, đặc biệt là thể thao cộng đồng nâng cao sự hòa nhập xã hội

Những thách thức lớn nhất trong sự nghiệp của bạn ở lĩnh vực học thuật là gì, và bạn đã vượt qua chúng như thế nào?

Giáo sư Andrea Reupert: Tôi là kiểu người tự chủ, nhiều năng lượng và ít khi nói không, vì vậy thách thức lớn nhất là tập trung vào những gì quan trọng đối với bản thân, sự nghiệp và tổ chức. Điều này có nghĩa là học cách nói không bằng cách xác định rõ ràng mục tiêu và nguyện vọng của bản thân. Cân bằng giữa gia đình và công việc là một phần quan trọng của điều đó. Phương pháp chính của tôi là nhờ sự giúp đỡ của một người bạn đời, người hiểu và cho tôi không gian để làm việc dưới áp lực lớn.

Thách thức khác của tôi - và tôi nghĩ điều này có lẽ xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ - là “hội chứng kẻ mạo danh” với suy nghĩ mình chưa đủ tốt. Mỗi khi tôi mắc sai lầm, tôi có xu hướng tự trách mình vì điều đó và mất ngủ hàng đêm. Tôi vẫn đang cố gắng để cải thiện, tránh việc so sánh bản thân với người khác, và cố gắng coi sai lầm là cơ hội học hỏi.

Giáo sư Andrea Reupert có cha mẹ là những người nhập cư Úc, và tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của cô. Cô là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là nhà tâm lý học học đường
Giáo sư Andrea Reupert có cha mẹ là những người nhập cư Úc, và tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của cô. Cô là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là nhà tâm lý học học đường

Giáo sư Ruth Jeans: Không nghi ngờ gì nữa, thử thách lớn nhất của tôi là khi tôi trở lại làm việc sau khi sinh đứa con thứ hai vì nó không ngủ quá hai tiếng một lần mỗi đêm. Tôi đã có tám tháng ngủ 90 phút mỗi ngày và sau đó cố gắng trở lại làm việc toàn thời gian. Tôi chưa bao giờ cảm thấy kiệt sức như thế!

Giáo sư Jane Wilkinson: Tôi tự tạo cho mình thói quen không kiểm tra email vào cuối tuần vì email cũng giống như việc nhà, luôn luôn còn ở đó. Cuối tuần là để dành cho gia đình và công việc cá nhân, chúng tôi thường cùng nhau tổ chức một chuyến đi chơi vui vẻ, hoặc đơn giản là dành thời gian nghỉ ngơi.

Ngoài ra, tôi đã phải vật lộn với cảm giác tội lỗi khi làm mẹ của một đứa con nhỏ. Tôi đã tự hỏi rất nhiều lần rằng liệu tôi có đang hy sinh con cái vì sự nghiệp của mình? Liệu con gái có ổn không khi tôi vắng nhà để đi tham dự hội nghị?

Giáo sư Jane Wilkinson là một người thuộc tầng lớp lao động, người đầu tiên trong gia đình học qua lớp 12. Hiện Jane nghiên cứu trong lĩnh vực lãnh đạo giáo dục, đặc biệt tập trung vào bình đẳng xã hội, công bằng và gắn kết xã hội
Giáo sư Jane Wilkinson là một người thuộc tầng lớp lao động, người đầu tiên trong gia đình học qua lớp 12. Hiện Jane nghiên cứu trong lĩnh vực lãnh đạo giáo dục, đặc biệt tập trung vào bình đẳng xã hội, công bằng và gắn kết xã hội

Bạn muốn đưa ra lời khuyên nào cho các nghiên cứu sinh nữ mới bắt đầu sự nghiệp?

Giáo sư Marilyn Fleer: Điều quan trọng nhất để có một sự nghiệp thành công là nhận được sự hỗ trợ của gia đình. Việc giải thích với người bạn đời của mình cuộc sống của một nhà nghiên cứu là như thế nào thật sự cần thiết.

Giáo sư Jane Wilkinson: Tôi thực sự khuyên bạn nên lên lịch các kỳ nghỉ với gia đình hoặc bạn bè. Đừng làm việc bảy ngày một tuần vì nó sẽ khiến bạn kiệt sức. Ngoài ra, hãy tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân. Không ai trong chúng ta hoàn hảo, tất cả chúng ta đều phạm sai lầm.

Bên cạnh đó, hãy kết bạn với các học giả khác và cùng nhau làm việc để hỗ trợ lẫn nhau. Môi trường nghiên cứu có thể là một nơi cô đơn và tách biệt nhưng chính những tình bạn này sẽ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn khi bạn chỉ muốn bỏ cuộc.

Đọc thêm

Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa Muôn mặt cuộc sống

Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội) đánh giá, ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn mà là hiểm họa của Việt Nam và toàn cầu...
Chi hơn 2.510 tỷ đồng cải thiện môi trường đô thị TP Phan Thiết Môi trường

Chi hơn 2.510 tỷ đồng cải thiện môi trường đô thị TP Phan Thiết

TTTĐ - Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thống nhất chi hơn 2.510 tỷ đồng để cải thiện môi trường đô thị TP Phan Thiết.
Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Vừa qua, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) phối hợp cùng trại giam Hồng Ca (Yên Bái) tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các tổ chức quần chúng và tổ chức tặng quà đối với trường Mầm non Họa Mi thuộc trại giam Hồng Ca.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội

TTTĐ - Cần thiết ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Song, cần có bổ sung các báo cáo đánh giá toàn bộ việc sử dụng tài sản công của TP Hà Nội thời gian qua nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được và chưa được trong quản lý, sử dụng tài sản công...
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng Muôn mặt cuộc sống

Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng

TTTĐ - Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng sẽ phải chứng minh đã sử dụng sản phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội.
Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật Muôn mặt cuộc sống

Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật

TTTĐ - Sinh ra khỏe mạnh, bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa, năm 15 tuổi, căn bệnh viêm khớp dạng thấp đã khiến Nguyễn Thị Thanh Thanh (Ba Vì, Hà Nội) phải gắn liền cuộc sống với chiếc xe lăn. Từng đau đớn vì tuyệt vọng, từng nghĩ đến những điều tiêu cực khi không thể đi lại, mọi hoạt động phụ thuộc vào người khác, chị đã tìm được ánh sáng cuộc đời qua những trang sách.
Xem thêm