Tag

Làm du lịch bằng... nông nghiệp

Du lịch 24/12/2018 16:23
aa
TTTĐ - Không còn xa lạ với nhiều vùng miền nhưng ở xứ Nghệ thì du lịch canh nông vẫn còn khá mới mẻ. Những nông dân vốn chỉ biết đến năng suất, sản lượng nông nghiệp thì nay sẽ phải tự quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm nông nghiệp do mình làm ra chính trên trang trại của mình.

Làm du lịch bằng... nông nghiệp

Nguyễn Thị Lê Na đang giới thiệu các sản phẩm chế biến từ cam cho du khách nước ngoài tại vườn cam trồng bằng chế phẩm sinh học

Bài liên quan

Nghệ An có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Mùa này, cam đã vào chính vụ. Khắp những sườn đồi, sườn núi ở một số vùng thuộc Thanh Chương, Yên Thành, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Nghi Lộc… cam đang chín rộ; vàng óng, lúc lỉu trên cây.

Bắt đầu từ cây cam

Trong các sản phẩm được khách du lịch yêu thích và nhớ về Nghệ An chính là cam và thương hiệu cam Vinh bắt nguồn từ đó. Ngoài những ấn tượng về tự nhiên, du khách đến Nghệ An cũng đã bắt đầu biết đến với mô hình du lịch nông nghiệp, nhất là gắn với các trang trại cam.

Mô hình Jica Nhật Bản hỗ trợ huyện Con Cuông xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với chuỗi sản xuất các sản phẩm từ trái cam tại bản Pha xã Yên Khê năm 2016 là một minh chứng rõ nét cho việc quy hoạch không gian hình thức du lịch mới này. Theo dự án, ngoài xây dựng mô hình cam sinh thái, các nhóm hộ tham gia sẽ được hỗ trợ sản xuất các sản phẩm từ trái cam như tinh dầu cam, rượu men cam, mứt cam, xà bông cam...

Du khách tham quan trải nghiệm tại vườn cam ở bản Pha ,xã Yên Khê, huyện Con Cuông
Du khách tham quan trải nghiệm tại vườn cam ở bản Pha ,xã Yên Khê, huyện Con Cuông

Theo ông Trần Văn Kính - Tổ trưởng tổ sản xuất mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với chuỗi sản xuất các sản phẩm từ trái cam tại bản Pha xã Yên Khê, sau hơn một năm hoạt động sản xuất kinh doanh đã đại hội và kết nạp thêm 3 thành viên mới, nâng số thành viên tổ từ 5 lên 8 người. Mô hình đã tiếp 25 lượt các đoàn trong và ngoài tỉnh đến tham quan; tham gia hai đợt Hội chợ cấp tỉnh giới thiệu các sản phẩm từ tráí cam huyện Con Cuông. Ông Kính cho biết: Tôi không nghĩ rằng nông dân có thể làm du lịch từ chính vườn cây của mình. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, họ rất hào hứng, thích thú khi vừa tham quan vừa thưởng thức sản phẩm từ mô hình.

Phát triển du lịch canh nông không chỉ giúp người nông dân tăng thu nhập mà còn là giải pháp tốt để quảng bá hình ảnh quả cam Nghệ An đến bạn bè khắp nơi. Đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững góp phần thay thế những vườn tạp thành vườn cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách.

Tại xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp, bà chủ mô hình trồng cam bằng chế phẩm sinh học Nguyễn Thị Lê Na đã có những kế hoạch táo bạo về phát triển vườn cam thành điểm du lịch cộng đồng. Được biết đến là người tiên phong với mô hình cam sạch bằng chế phẩm sinh học tại Nghệ An, Lê Na lại tiếp tục khiến người trồng cam ngạc nhiên với việc làm nông nghiệp bằng du lịch. Lê Na chia sẻ: chúng tôi sẽ làm việc với 15 hộ nông dân xung quanh để hướng dẫn kỹ thuật, quy trình nhằm mở rộng Chuỗi giá trị và gia tăng sản phẩm chế biến từ cam. Xây dựng nhà máy chế biến nhỏ để vừa sản xuất, vừa làm điểm du lịch trải nghiệm cho khách tham quan.

Du khách tham quan trải nghiệm tại vườn cam và thưởng thức đặc sản từ cam ở bản Pha, xã Yên Khê, huyện Con Cuông
Du khách tham quan trải nghiệm tại vườn cam và thưởng thức đặc sản từ cam ở bản Pha, xã Yên Khê, huyện Con Cuông

Hai điểm thí điểm về nông nghiệp nghỉ dưỡng sơ khai sẽ được Lê Na thiết lập tại Quỳ Hợp (Nghệ An) và Thượng Lộc ( Hà Tĩnh) để nhiều người được “mắt thấy, tai nghe, tay sờ” vào mô hình trồng cam Sinh thái, hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Tại các mô hình này sẽ được xây dựng hệ thống nhà đón khách lưu trú, trải nghiệm. Lê Na cho biết thêm: mô hình này đã phát triển ở nhiều vùng miền nhưng với Nghệ An thì rất mới. “Khó” như mô hình trồng cam bằng chế phẩm sinh học mà còn thực hiện được thì mô hình này sẽ không phải là điều đáng ngại. Tôi tin sẽ thành công.

Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Nghệ An cho rằng: Hiện ở Con Cuông đã phát triển mô hình du lịch canh nông gắn với thương hiệu Cam Vinh. Sắp tới tỉnh sẽ tiếp tục phát triển tại Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn để các nhà vườn phát triển thành những điểm du lịch gắn với những tiềm năng sẵn có. Như vậy, du lịch canh nông, hay du lịch gắn với quảng bá sản vật nông nghiệp địa phương là một hướng đi mới cho du lịch Nghệ An, nó không những làm phong phú về sản phẩm du lịch, mà còn nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.

Không ít thách thức

Một thực tế rất dễ nhận ra rằng: người nông dân trồng cam ở Nghệ An dù rất quen với công việc nhà nông, có thể tạo ra doanh thu tiền tỷ trên chính trang trại cam của mình nhưng chắc chắn sẽ không quen với việc tạo ra doanh thu từ việc đón tiếp khách du lịch; để các hãng du lịch đưa khách đến trang trại không phải là điều đơn giản.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An Nguyễn Mạnh Cường bên bàn trưng bày sản phẩm từ cam phục vụ du khách tại Con Cuông
Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An Nguyễn Mạnh Cường bên bàn trưng bày sản phẩm từ cam phục vụ du khách tại Con Cuông

Mô hình du lịch cộng đồng hay du lịch trang trại chính là xuất khẩu tại chỗ, là bán sản phẩm cho người đi du lịch đến nông trại mình. Do đó, du lịch canh nông phải có định hướng, phải có quy hoạch chứ không thể tự phát. Điều này đang rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền. Nhìn một cách tổng thể, với mỗi điểm du lịch canh nông - trước hết là cây cam thì phải có bản đồ quy hoạch, phải có hợp tác xã, phải có liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong vùng; phải có bãi đậu xe, có quà lưu niệm, có hàng hóa bán, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo…, để du khách tự nguyện tiêu tiền.

Hiện nay, một số nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có một số mô hình nhưng vẫn chủ yếu là tự phát, chưa đồng bộ. Việc quy hoạch khoa học sẽ quyết định sự thành bại của du lịch canh nông đang ở thời kỳ phôi thai. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc sở KHCN tỉnh Nghệ An cho hay: chúng ta cần nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và khách quan để sớm có định hướng đúng đắn và hiệu quả cho việc phát triển sản phẩm du lịch canh nông tại miền Tây Nghệ An. Khi khảo sát, sẽ quy hoạch chi tiết không gian của các nhà vườn gắn với đặc sản du lịch của mỗi địa phương làm điểm nhấn.

“Trong những năm gần đây, Nghệ An có sự tăng trưởng nhanh chóng lượng khách du lịch. Năm 2017 là năm chứng kiến sự bứt phá, khi 11 tháng đầu năm đã đón 5,7 triệu lượt khách, trong đó khách có lưu trú tại địa bàn là 3,67 triệu lượt, tổng doanh thu khoảng 5.800 tỷ đồng, bằng 120% so với năm 2016 và đạt 108% kế hoạch năm”.

Đọc thêm

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh Nghệ thuật

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh

TTTĐ - Ngày 7/11, triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” đã khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - HANIFF VII.
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Văn hóa

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ Nghệ thuật

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ

TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” Nghệ thuật

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”

TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Huyền - cô gái đến từ Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp cả nước trong đêm chung kết để giành ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.
Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa Văn hóa

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.
Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn Nghệ thuật

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn

TTTĐ - Từ ngày 2 - 8/11 tại Art Space - Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật cá nhân mang tên “Khoảng trống III” của họa sĩ Trần Lưu Mỹ.
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.
Xem thêm