Tag
Những quả đồi “biến mất” tại Bắc Giang:

Kỳ 3: Ai tiếp tay để cho đất “tặc” hoành hành tại Tân Yên ?

Đường dây nóng 30/08/2018 10:15
aa
TTTĐ - Việc 2 quả đồi bị múc bay sau đó mới làm thủ tục xin cấp phép là có thật!. Chuyện này là chuyện nhạy cảm khó xử lý. Tôi chỉ là cấp dưới - Ông Nguyễn Quang Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên trả lời phóng viên sau những phản ánh về việc khai thác đất đồi “bát nháo” tại huyện này.

Kỳ 3: Ai tiếp tay để cho đất “tặc” hoành hành tại Tân Yên ?

Tiếp tục câu chuyện “những quả đồi biến mất”, mới đây phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Quang Lượng - Phó Chủ tịch UBND huyện và ông Nguyễn Đức Sơn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên.

Video: Bát nháo tình trạng khai thác đất tại huyện Tân Yên - Bắc Giang.

Theo ông Lượng, các điểm hạ cốt nền là do UBND huyện cấp giấy phép. Thực trạng khai thác đất đang diễn ra ở một số xã trên địa bàn huyện Tân Yên khá phức tạp; khu vực xã An Dương là nơi có tồn tại từ trước đó. Ông Lượng cho rằng, tại khu vực Lam Cốt “chắc là chưa có” hiện tượng này.

“Chính bản thân tôi là người từng bắt 2 xe khai thác đất trộm ở xã An Dương (do một người tên là Mạnh đứng ra - PV). Chỗ này đã múc mất 2 quả đồi xong rồi mới làm thủ tục xin phép. Sau hôm tôi bắt 2 chiếc xe này thì họ mới bắt đầu làm thủ tục, tuy nhiên không thể truy thu vì ông Mạnh không nhận mình múc. Tôi cũng không đồng tình với việc khai thác đất đồi và là người lên tiếng nhiều nhất, nhưng không giải quyết được gì vì tôi là cấp dưới. Đây là câu chuyện nhạy cảm nên cũng khó khăn”. Ông Nguyễn Quang Lượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên nói.

Thực trạng khai thác đất đồi ở huyện Tân Yên đang diễn ra vô cùng phức tạp bởi việc lợi dụng vào giấy phép hạ cốt nền.
Thực trạng khai thác đất đồi ở huyện Tân Yên đang diễn ra vô cùng phức tạp bởi việc lợi dụng vào giấy phép hạ cốt nền.

Ông Nguyễn Đức Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên cho rằng: "Không có việc khai thác rầm rộ tại các xã. Theo quy định ở huyện thì được cấp phép từ 3000 m3 đất trở xuống, về danh sách các điểm hạ cốt nền và khai thác đất đồi thì do đồng chí Thá, Phó phòng đang giữ nên chúng tôi sẽ cung cấp cho phóng viên sau". Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, đã nhiều ngày trôi qua nhưng phóng viên không hề nhận được bất cứ thông tin, tài liệu, Văn bản nào của huyện Tân Yên về danh sách như đã đề nghị.

Cùng với đó, ông Sơn cũng khẳng định ở xã Việt Ngọc không hề có điểm nào được khai thác đất. Địa phận bị khai thác thuộc xã Hoàng Thanh của huyện Hiệp Hòa. Tuy nhiên, khi phóng viên trao đổi với Chủ tịch UBND xã Hoàng Thanh thì lại nhận được thông tin có 2/3 số đất đồi bị khai thác thuộc địa phận của xã Việt Ngọc chứ không phải của Hoàng Thanh.

Ý kiến về việc chở đất đi sai vị trí cấp phép, ông Sơn nói: “Việc này chúng tôi không giám sát hằng ngày được, người ta có mang ra ngoài, sai địa điểm hay không thì chúng tôi cũng không biết. Đây không phải là hàng cấm, họ muốn mang đi đâu tùy họ. Tỉnh đã cho phép người ta khai thác”.

Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Trưởng phòng TN&MT huyện Tân Yên thì việc các xe chở đất mang đi đâu là quyền của họ, ông không biết.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Trưởng phòng TN&MT huyện Tân Yên thì việc các xe chở đất mang đi đâu là quyền của họ, ông không biết.

Khi phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỏi việc đổ đất sai vị trí cho phép là đúng hay sai? Ông Nguyễn Đức Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên vẫn tiếp tục khẳng định: "Đất không phải là hàng cấm, họ chuyển đi đâu chúng tôi không giám sát nên không nói là đúng hay sai".

Ông Sơn cho rằng: "Trách nhiệm đầu tiên khi để cho các điểm khai thác vượt khối lượng là thuộc về Chủ tịch UBND xã vì họ phải quản lý. Nếu có sai phạm thì phải báo cáo, sau đó đến mới đến các cơ quan khác. Về việc trọng tải, xe chạy trên đường thuộc về trách nhiệm của công an".

Không nhận được sự hợp tác tích cực từ ông Lượng và ông Sơn, PV đã điện thoại cho ông Chủ tịch huyện Tân Yên thì nhận được sự thách thức từ ông này. "Các chú muốn biết có bao nhiêu điểm khai thác đất trái phép thì tự đi mà điều tra, anh không cung cấp".

Trước những câu trả lời khá là "trái ngược" của ông Phó Chủ tịch UBND huyện cũng như Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên. Không thể không đặt ra câu hỏi "Vì sao ông Phó Chủ tịch UBND huyện là người đặt bút ký duyệt các giấy phép hạ cốt nền tại huyện nhưng lại bức xúc khi nói “Tôi là người lên tiếng phản đối nhiều nhất, nhưng không làm được gì vì tôi là cấp dưới”.

Theo cách nói của ông Phó chủ tịch huyện thì phải chăng chính ông cũng đang “bất lực” trước tình trạng lợi dụng vào giấy phép hạ cốt nền để khai thác đất một cách vô tội vạ?.

Trên thực tế, theo Luật sư Vi Văn Diện (Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh - Đoàn Luật sư Hà Nội) thì việc lợi dụng giấy phép san gạt, hạ độ cao, san cốt nền để trục lợi tài nguyên đất không phải bây giờ mới xảy ra. Việc này không những làm thất thoát thuế, phí tài nguyên mà còn phá vỡ cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động này còn gây ô nhiễm môi trường, sạt lở đất, hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Video: Hoạt động rầm rộ của những chiếc xe có trọng tải lớn.

Hơn thế nữa, theo như những gì báo chí đăng tải thì hoạt động khai thác đất này không phải mới diễn ra nhưng không hề thấy sự vào cuộc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến việc nhiều quả đồi đang bị “chảy máu”, tài nguyên đất nước bị hao hụt, ngân sách bị thất thu. Còn đường giao thông thì bị "cày nát" bởi hoạt động ngày đêm của những chiếc xe có dấu hiệu quả khổ, quá tải. Trách nhiệm này, trước hết thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, các bộ phận liên quan ở cấp huyện và người đứng đầu huyện này. - Luật sư Diện nói thêm.

Được biết, cuối năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Công văn số 4549/UBND-TN, về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Tại công văn trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung triển khai thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6611/BTNMT-ĐCKS ngày 06/12/2017. Trước mắt, hoàn thiện báo cáo kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với những mỏ đất lớn theo quy định của pháp luật.

Khẩn trương thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang xem xét, chấp thuận cho vận chuyển đất dư thừa đối với những hồ sơ đã tiếp nhận và đủ điều kiện theo quy định.

Tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các dự án khai thác đất, đá, cát, sỏi, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền, cải tạo hồ chứa nước, ao nuôi trồng thủy sản và vận chuyển đất dư thừa trên địa bàn tỉnh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho phép và các trường hợp UBND tỉnh Bắc Giang ủy quyền cho UBND cấp huyện kể từ năm 2018. Kết quả tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang theo quy định. Tham mưu, kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã không chấp hành nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại văn bản ủy quyền, chấp thuận…

Đặc biệt, trong công văn có nội dung, UBND các huyện, thành phố dừng ngay việc cải tạo các vùng đất trũng, cấy lúa một vụ thành hồ, ao, chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường kiểm tra, xử lý các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lợi dụng việc san gạt mặt bằng, hạ cốt nền và cải tạo hồ chứa nước, ao nuôi trồng thủy sản để vận chuyển đất dư thừa đi làm vật liệu san lấp mặt bằng, đắp nền công trình xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất gạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp xe chở khoáng sản quá khổ, quá tải trên địa bàn quản lý. "Trường hợp để hoạt động khai thác, vận chuyển đất trái phép trên địa bàn kéo dài mà không kiểm tra, xử lý thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang."

Chỉ đạo là vậy, song thực tế ghi nhận tại huyện Tân Yên cho thấy, việc quản lý khai thác khoáng sản diễn ra vẫn còn lỏng lẻo khi để xảy ra những trường hợp như "múc bay” 2 quả đồi sau đó mới đi làm thủ tục xin phép. Chưa kể tới hàng loạt điểm hạ cốt nền đã khai thác có dấu hiệu vượt cả vạn khối đất.

Vậy trách nhiệm của chính quyền địa bàn nằm ở đâu? Có ai đang đứng sau "bao che" cho hoạt động lợi dụng giấy phép hạ cốt nền để ngang nhiên "ăn cắp" tài nguyên hay không?.

Để giải đáp thỏa đáng những khúc mắc trên, đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang cùng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra hoạt động khai thác đất tại huyện Tân Yên nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung để kịp thời xử lý tình trạng “những quả đồi bị biến mất” như hiện nay.

Để ngăn chặn triệt để tình trạng xe quá tải, quá khổ lộng hành khiến nhân dân bức xúc, lực lượng CSGT tỉnh Bắc Giang đã thực hiện đợt cao điểm kiểm soát xử lý quá tải, quá khổ từ ngày 01/8 đến 20/8/2018.

Chỉ trong vòng 20 ngày, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã xử lý 130 trường hợp quá tải; 28 trường hợp quá khổ; 56 trường hợp tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe.

Trong đó, riêng Phòng CSGT Công an tỉnh đã trực tiếp xử lý 35 trường hợp quá tải; 16 trường hợp quá khổ; 38 trường hợp tự ý thay đổi kích thước thành thùng.

Báo Tuổi trẻ Thủ dô sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan

Kỳ 1: Bát nháo tình trạng khai thác đất tại huyện Tân Yên

Kỳ 2: Hàng vạn khối đất bị "đánh cắp” tại huyện Tân Yên đã đi đâu?

Đọc thêm

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc Đường dây nóng

Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc

TTTĐ - UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, sẽ phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng thông tin sai lệch về việc một hộ dân trên địa bàn sơn cờ Tổ quốc trên tường nhà.
Không có việc bảo kê cho "cò" tại Văn phòng đăng ký đất đai Hoài Đức Đường dây nóng

Không có việc bảo kê cho "cò" tại Văn phòng đăng ký đất đai Hoài Đức

TTTĐ - Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hoài Đức (Hà Nội) khẳng định không có việc bảo kê, ưu tiên cho "cò" khi nộp hồ sơ, làm thủ tục.
Xem thêm