Tag
Giải pháp nào để phòng tâm lý học đường hoạt động hiệu quả?

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?

Muôn mặt cuộc sống 01/09/2023 07:00
aa
TTTĐ - Sau 6 năm triển khai Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, các phòng tư vấn học đường được thành lập. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động còn vô cùng… mờ nhạt.
Ban hành tờ rơi truyền thông về tư vấn tâm lý học đường Hành trình xây dựng "Ngôi trường hạnh phúc" “Gỡ khó” hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trường học

“Phòng tư vấn học đường ở đâu ạ?”

Vấn đề tham vấn học đường, tư vấn tâm lý học đường hay tâm lý học trường học đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới và đặc biệt được quan tâm ở Việt Nam từ sau đại dịch COVID-19 xảy ra. Có thể khẳng định, Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông là chủ trương thiết thực và đúng đắn. Tuy vậy, từ chính sách đến thực tiễn vẫn là con đường đầy thử thách.

Trong quá trình thực hiện bài viết, khi đặt câu hỏi với học sinh về các phòng tư vấn học đường, phóng viên thường nhận được câu hỏi ngược lại của các em: “Phòng tư vấn học đường ở đâu ạ?”.

Không dám vào phòng tư vấn tâm lý do căn phòng này nằm ngay trong dãy nhà hiệu bộ, Lê Thị H.Tr (học sinh lớp 8 tại Đông Sơn, Thanh Hóa) đã từng gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm để tâm sự vì cô là người tâm lý và hiểu học trò. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện giữa hai cô trò đã bị nhiều học sinh, giáo viên khác biết.

"Lúc đó, em thật sự rất buồn. Em đã đặt niềm tin sai chỗ vì câu chuyện giữa em và cô lại bị nhiều người biết. Vì vậy, sau đó, em không bao giờ nói chuyện hay tâm sự với ai trong trường. Thật sự, nếu phòng tư vấn tâm lý chuyển sang một nơi khác, ở đó có các chuyên gia tâm lý, các thầy cô em không quen biết, em sẽ sẵn sàng chia sẻ và nhận lời khuyên hơn" - H.Tr mong mỏi.

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?

Những phòng tư vấn học đường luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài" tại rất nhiều trường học hiện nay

PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá: “Ở nhiều trường học, phòng tư vấn được thành lập nhưng với không gian không đảm bảo, “quá mở”, không đủ tính bảo mật để các con có thể chia sẻ cảm xúc, khúc mắc. Hơn nữa, nhiều cha mẹ học sinh, hay chính học sinh còn “kỳ thị”, cho rằng, ai phải lên phòng đó có nghĩa là bị kỷ luật hoặc là đầu óc có vấn đề… Điều này cho thấy, công tác truyền thông về phòng tư vấn vẫn còn vô cùng hạn chế ở các trường hiện nay”.

Một bất cập khác mà PGS.TS Trần Thành Nam chỉ ra, đó là: “Nguyên tắc trong tư vấn tâm lý không được có quan hệ đa chiều hoặc song chiều ở vị trí người tư vấn. Nếu cô giáo trong một số giờ lên lớp dạy có thể phạt các em song chính cô giáo đó ở phòng tâm lý lại yêu cầu các em chia sẻ những vấn đề của mình thì thật sự rất khó để học sinh mở lòng”, PGS, TS Trần Thành Nam cho hay.

Khẳng định công tác tư vấn tâm lý trong cơ sở giáo dục là điều rất quan trọng, giúp học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống tìm hướng giải quyết phù hợp, cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) cho rằng, các nhà trường nên đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu hoạt động của phòng tư vấn tâm lý đến học sinh để các em có thể đến giãi bày.

Khi phòng tư vấn thành phòng “đa chức năng”, thầy cô “đa nhiệm”...

Trường PTDT bán trú Tiểu học Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang) có hơn 600 học sinh. Cô Nguyễn Thị Tuyến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phòng tư vấn học đường của trường cũng đồng thời có chức năng là phòng y tế và giáo dục học sinh khuyết tật, hòa nhập. Tổ Tư vấn học đường gồm các thầy cô chủ nhiệm, Ban giám hiệu và 1 cán bộ y tế. Người vận hành và chịu trách nhiệm chính là anh Nông Tiến Tùng – cán bộ y tế.

Tuy vậy, vừa làm công tác chuyên môn, vừa tư vấn tâm lý khiến anh Nông Tiến Tùng không thể sát sao hết các em. “Đặc thù học sinh dân tộc nội trú phải sống xa nhà, có nhiều tâm sự và khúc mắc tâm lý cần được hỗ trợ. Chúng tôi làm công tác kiêm nhiệm.

Thi thoảng một năm được 1-2 lần tham gia tập huấn ngắn hạn. Song, vẫn không thể bằng được đào tạo bài bản, có những vấn đề phải tự tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu khác nhau nên gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tư vấn cho học sinh” – anh Tùng nói.

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?
Anh Nông Tiến Tùng, cán bộ y tế đồng thời kiêm nhiệm tư vấn viên tâm lý cho các học sinh tại trường PTDT bán trú Tiểu học Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang).

Hơn 10 năm công tác tại trường PTDT bán trú THCS Lũng Cú (Hà Giang), thầy giáo Lê Tiến Dũng, Tổng phụ trách Đội kiêm luôn vị trí Tổ trưởng Tổ tư vấn học đường. Chia sẻ với phóng viên, thầy Dũng cho hay, những năm đầu, các ca tư vấn tập trung chủ yếu vào những em học sinh có ý định bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên, vài năm nay, vấn đề chính lại là các ca học sinh lớp 7, lớp 8, lớp 9 có biểu hiện thay đổi tâm sinh lý, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới, “yêu sớm” hoặc xích mích, mâu thuẫn với nhau, bạo lực học đường.

“Dù trường có bố trí phòng tư vấn ở một không gian kín đáo, riêng biệt, để các em không ngại ngần tìm đến song đa số vẫn là giáo viên chủ nhiệm quan sát, nhận biết và trao đổi với các em, sau đó tôi trực tiếp tư vấn chứ rất ít các em chủ động tìm đến. Phải thừa nhận, có những trường hợp rất khó bởi lẽ chúng tôi cảm thấy không đủ chuyên môn để giải quyết những vấn đề tâm lý phức tạp ở lứa tuổi này” – thầy Dũng nói.

“Khoảng trống” về biên chế

Theo các chuyên gia tâm lý, chức năng của phòng tham vấn học đường đó là nơi giải bày tâm tư, cảm xúc của các bạn học sinh, để tháo gỡ những khúc mắc, mâu thuẫn và làm giàu thêm về đời sống tâm lý, tình cảm. Tuy nhiên, việc đầu tư cho mô hình phòng tư vấn học đường ở Việt Nam còn mang tính tự phát. Tính trên toàn quốc, chỉ có thể thấy “trên đầu ngón tay” một số tỉnh thành có đầu tư cho vấn đề này một cách chuyên nghiệp, xét theo bình diện quy chế, chất lượng hoạt động…

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu về tham vấn học đường nhưng đến nay, theo số lượng cập nhật, chỉ chừng hơn 100 chuyên viên tâm lý trường học làm việc chính thức tại các trường học như là một giáo viên có biên chế…

Không chỉ ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Huế cũng có những chiến lược phát triển tham vấn học đường. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này đi theo hướng về dự án ngắn hạn là chủ yếu.

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?

Phòng tư vấn học đường của Trường PTDT bán trú Tiểu học Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang) cũng đồng thời có chức năng là phòng y tế và giáo dục học sinh khuyết tật, hòa nhập.

TS. Nguyễn Thị Hằng Phương, Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, cho biết: Trong hơn 4 năm, đã có gần 20 chuyên viên tư vấn được tuyển dụng để làm việc ở trường THPT. Cũng có hơn 50 cán bộ vốn là giáo viên một số bộ môn, cán bộ Đoàn đội, được tập huấn tham vấn học đường thông qua dự án “Hành trình yêu thương”… Tuy nhiên, liệu rằng với số lượng trường THPT và THCS khá nhiều thì nguồn nhân lực trên và cả nguồn nhân lực sẵn có hay tự phát liệu có đáp ứng được nhu cầu trong thực tiễn của thành phố Đà nẵng?

Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Hữu Trung, Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng - Khoa học công nghệ thừa nhận, 100% trường học đều thành lập các phòng tham vấn học đường. Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội đã có các chương trình tập huấn kỹ năng tham vấn cho giáo viên nòng cốt của các đơn vị. Tuy nhiên, theo báo cáo hàng năm, số lượng học sinh đến các phòng tham vấn học đường vẫn còn rất ít. Một số đơn vị hoàn toàn không có học sinh đến phòng tham vấn.

Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cũng cho thấy, trong số các trường ở Hà Nội có phòng tư vấn học đường, chỉ có hơn 20 trường tổ chức bài bản trong vài năm qua, phần lớn đó là trường dân lập và các trường hệ quốc tế, như: Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường liên cấp Đoàn Thị Điểm, Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Xem thêm