Tag

Khúc bi tráng hào hùng ở phố Khâm Thiên năm 1972

Người Hà Nội 12/12/2022 20:26
aa
TTTĐ - Vào khoảng 22h đêm 26/12/1972, máy bay B52 ném bom rải thảm xuống đường phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm thành phố...

Đảng bộ, quân và dân Thủ đô góp phần làm nên thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972” Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972”: Nửa thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị tầm vóc thời đại

Hà Nội có nhiều con phố, mỗi con phố đều mang một thân phận riêng của mình. Thời đạn bom của Hà Nội, giống như một quãng tuổi đời mà Hà Nội đi qua trở thành nỗi buồn đau sâu thẳm trong kí ức bao người đã đồng hành cùng Hà Nội qua thời bom đạn chiến tranh.

Chủ nhân của ngôi nhà số 276 phố Khâm Thiên là một nhà báo thời chiến tranh, người đã sống hơn 60 năm trong con ngõ nhỏ: Nhà văn hóa Giang Quân. Thời trẻ, ông cùng vợ mở hiệu sách Quốc Việt tại đây. Ông Quân từng viết cuốn Khâm Thiên - Gương mặt cuộc đời để tri ân mảnh đất đầy đủ hỉ, nộ, ai, lạc như lời ông vẫn nói về chốn an cư lạc nghiệp của mình.

Khúc bi tráng hào hùng ở phố Khâm Thiên năm 1972
Đài tưởng niệm Khâm Thiên

Lịch sử Hà Nội đã ghi lại những trang đẫm máu và nước mắt. 12 ngày đêm cuối năm 1972, cả Hà Nội oằn mình trong bom đạn tàn khốc của kẻ thù xâm lược. Đây là chiến lược quân sự Linebacker II, chiến dịch cuối cùng của Hoa Kỳ nhằm cứu vãn lại cục diện chiến trường, sau khi Hội nghị Paris đàm phán về hòa bình ở Việt Nam bị bế tắc và đổ vỡ.

Nhà báo Giang Quân cho biết: Chúng tôi đã được biết trước có sự xuất hiện của B52 và khả năng cao là đánh vào Khâm Thiên. Bởi thế nên trong ngày 26/12/1972, ta đã sơ tán được rất nhiều người dân ra khỏi khu vực này.

Đêm 26/12/1972, tôi đang làm nhiệm vụ tại khu vực Khâm Thiên. Tôi không thể quên được, vào lúc 22h có tiếng loa truyền thanh báo động. Chúng tôi xuống hầm trú ẩn. Chừng 10 phút sau, chúng tôi nghe tiếng nổ inh tai nhức óc, mặt đất rung chuyển, biết là bọn Mỹ đã oanh tạc Khâm Thiên".

Xác máy bay B52 trên hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà (Hà Nội)
Xác máy bay B52 trên hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà (Hà Nội)

Gần 90 tấn bom đã dội xuống Khâm Thiên, phủ kín một chiều dài hơn 1 cây số của con phố. Một khu dân cư quần thể đông đúc đã nằm trong vệt bom... Tất cả đã nằm trong vệt dài đổ nát, hoang tàn.

Nhà báo Giang Quân kể tiếp: Chừng 20 phút sau thì trận bom đó mới chấm dứt. Tôi bật nắp hầm nhảy lên thì thấy lửa cháy leo lắt nhưng đủ hắt ánh sáng, soi rõ khung cảnh tan hoang mà mới ban nãy nó vẫn còn nguyên vẹn. Toàn bộ dãy nhà phía trước nhà tôi đã bị đổ sập".

Vào khoảng 22h đêm 26/12/1972, 30 máy bay B52 ném bom rải thảm xuống đường phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm thành phố. Cả 17 khối phố bị thiệt hại, trong đó khối 44 đến 47 hầu như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng lương thực, thực phẩm, đình Tương Thuận, di tích lịch sử, rạp hát, nhiều cơ sở sản xuất cùng hàng nghìn nhà dân bị sập đổ.

Trận bom ấy đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em, làm cho 178 cháu trở thành mồ côi và 290 người bị thương. Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, 7 người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót.

Tất cả họ đã thiệt mạng trong đợt B52 ném bom rải thảm trên con phố này. Những tuổi thơ bé nhỏ đã cùng bố mẹ ở lại, trực chiến cùng Hà Nội đã vĩnh viễn ra đi. Nhiều bà mẹ hôm nay vẫn đau đớn, xót xa, mang đặt những hộp sữa tại Đài tưởng niệm cho những bé thơ tội nghiệp, oan uổng, ra đi ngày ấy. Cái may mắn khiến gia đình ông Quân may mắn thoát khỏi cái chết bởi nhà ông nằm bên dãy số chẵn, lệch ra một chút vệt bom trải thảm.

Ở số 1 Khâm Thiên bây giờ là tòa nhà 7 tầng của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Thời Pháp thuộc, đây là khu nhà khá rộng mà người Hà Nội thường gọi nôm na là Sở dầu hay Nhà dầu. Mùa đông năm 1946, trong cuộc kháng chiến toàn quốc, Đại đội 27 - Tiểu đoàn 523 cùng tự vệ hỏa xa đã anh dũng chiến đấu, ghìm chân địch dài ngày trên tuyến cửa ngõ Liên khu 3 - mặt trận Tây Nam Hà Nội.

Thời kháng chiến chống Mỹ, khu nhà dầu được ngăn với phố xá bởi bức tường gạch. Theo con đường sắt chạy từ ga Hàng Cỏ về phía Nam là dãy nhà mái tranh lụp xụp của khu dân cư nghèo. Trong sân nhà dầu bây giờ vẫn đặt tấm bia tưởng nhớ người Tổng Giám đốc Công ty Xăng dầu Phạm Văn Đạt đã anh dũng hi sinh trong trận bom B52 đêm 26/12/1972.

Ông Đạt đã ở lại, bám cơ quan để chỉ huy đơn vị tiếp nhận, vận tải, cung cấp xăng dầu cho sản xuất, chiến đấu. Một quả bom nổ ngay trước sân, nhấc cả căn hầm của ông Đạt đi nơi khác...

Mảnh đất xây khu tưởng niệm những người bị thiệt mạng trong trận bom B52 đêm 26/12/1972 đó chính là nền đất của 3 số nhà liền nhau với một hố bom sâu hoắm, cướp đi cả 7 sinh mạng của một gia đình sống tại đây. Gương mặt bức tượng tại khu tưởng niệm được lấy nguyên mẫu từ chính người mẹ trong gia đình 7 người đó.

Trong câu chuyện hôm nay, những người dân Khâm Thiên vẫn nhắc nhớ những ngày đau thương mà thật hào hùng ấy. Nhang đèn cắm dọc con phố, người còn sống trở về kìm nén nỗi đau xông vào đống đổ nát cứu người bị sập, cấp cứu người bị thương, kiếm tìm từng mảnh thi hài người chết, gom nhặt của cải, giấy tờ vương vãi trả lại cho người bị mất. Họ lại nhắc đến những nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố kịp thời có mặt cùng bà con trong hoạn nạn, những chiến sĩ dân phòng, công an hết lòng vì dân.

Những tấm lòng của bà con Hà Tây và các nơi khác đem đến cho bà con những mái nhà che tạm bên hố bom cạnh cánh đồng Si. Không một người nào thiếu bữa, đói rét dù tan hoang nhà cửa. Tết Quý Sửu 1973 ấy, các gia đình bị bom vẫn có bánh chưng, kẹo mứt, thịt cá. Các cháu nhỏ mồ côi có những cá nhân và tổ chức nhận về nuôi dưỡng. Phố phường vẫn đảm bảo an ninh trật tự không có tệ nạn trộm cắp. Các gia đình đi sơ tán trở về vẫn còn nguyên vẹn tài sản, dù nhà không kịp khóa… Những thanh niên trai tráng mang khăn tang vẫn sẵn sàng lên đường ra tiền tuyến cầm súng trả nợ nước, thù nhà. Tình người Hà Nội qua lửa đạn đẹp hơn bao giờ hết.

50 năm trôi qua, từ những đống đổ nát, từ hố bom sâu, Khâm Thiên đã thay áo mới. Những nhà cao tầng mọc lên san sát, dấu tích tội ác của Mỹ chỉ còn lại ở đài tưởng niệm Khâm Thiên, ghi nhớ ngày giỗ chung của hàng trăm người dân nơi đây.

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỉ nhưng những ám ảnh, kí ức và mất mát đau thương còn đó. Vết thương chiến tranh tuy lành sẹo nhưng vẫn không ngừng âm ỉ, nhức nhối, nhắc lại những kí ức đau thương trong chiến tranh, chúng ta không nhằm khơi lại mối thù đã qua mà chỉ để các thế hệ trẻ biết trân trọng và lưu giữ những giá trị lịch sử.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm