Tag
Dự thảo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Không làm bó lại tính sáng tạo, hiệu quả

Tin tức 28/08/2024 14:18
aa
TTTĐ - Sáng 28/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển); nghe báo cáo chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn.
Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn Đầu tư cảng biển phải tuân theo các tiêu chí xanh, năng lượng xanh Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Xuân Sang cho biết, Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển, làm cơ sở hoạch định chính sách, giải pháp phát triển cảng biển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh địa phương, vùng miền và cả nước.

Quy hoạch được lập chi tiết đến từng cảng biển, khu bến cảng, xác định số lượng bến cảng, cầu cảng, loại cảng giai đoạn đến năm 2030: dự kiến một số khu bến, bến cảng quy mô lớn, giai đoạn 2030-2050 phục vụ kêu gọi đầu tư tổng thể (Nam Đồ Sơn, Con Ong-Hòn Nét, Liên Chiểu, Cần Giờ, Cái Mép Hạ, Cái Mép Hạ hạ lưu, Trần Đề).

Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đề xuất nội dung liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng; định hướng hạ tầng giao thông kết nối; định hướng phát triển các cầu cảng, bến cảng khác làm cơ sở triển khai trong các quy hoạch tiếp theo hoặc là cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định hoặc phê duyệt trong bước chấp thuận chủ trương và chuẩn bị đầu tư; đồng thời xác định nhu cầu sử dụng đất, mặt nước; nhu cầu vốn đầu tư; danh mục các nhiệm vụ ưu tiên đầu tư đến năm 2030; giải pháp và tổ chức thực hiện…

Quy hoạch đưa ra các mục tiêu về sản lượng hàng hóa, hành khách và kết cấu hạ tầng cho từng nhóm cảng biển, cảng biển, khu bến (xác định số lượng bến cảng, cầu cảng) theo kết quả dự báo. Cụ thể, đến năm 2030, tổng lượng hàng hóa, hành khách thông qua hệ thống cảng biển là 1.249-1.493 triệu tấn (trong đó, hàng container từ 46,3-54,3 triệu Teu); hành khách từ 17,382-18,845 triệu lượt…

Lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tổng Giám đốc Tổng Công ty hàng Hải Việt Nam Nguyễn Cảnh Tĩnh và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn Huỳnh Văn Cường đều cho rằng việc xây dựng và triển khai Quy hoạch sẽ góp phần tích cực thúc đẩy các dịch vụ liên quan đến khai thác cảng container; dịch vụ xếp dỡ hàng container; dịch vụ thông quan; dịch vụ vận tải hàng hóa; dịch vụ cầu, bến và phao neo… Việc xây dựng Quy hoạch, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung cụ thể về mục tiêu hàng hóa, kết cấu hạ tầng cho từng nhóm cảng biển, cảng biển, khu bến.

Kết luận nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch phải đồng bộ, thống nhất, dựa trên những tiêu chí khoa học, "có động, có mở" để điều chỉnh, cập nhật kịp thời về công nghệ, phương thức quản lý, sự thay đổi ở khu vực và quốc tế… Đồng thời, Quy hoạch cần đề xuất một số cơ chế, chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển an toàn, thuận lợi, đầu tư hiệu quả cho các hãng vận tải biển hàng đầu thế giới, với sự điều hành, quản lý tổng thể của Nhà nước, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của nhà đầu tư.

Bộ GTVT, tư vấn lập quy hoạch bảo đảm đầy đủ hồ sơ, trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch, hàng hải, giao thông; tính chính xác, khoa học của số liệu, căn cứ để đánh giá, dự báo kịch bản phát triển; sự thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, địa phương.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GTVT thường xuyên theo dõi, báo cáo những thay đổi bất ngờ, ngoài dự báo để "quy hoạch không làm bó lại sự sáng tạo, hiệu quả". Những nội dung mới được bổ sung trong quy hoạch cần được đánh giá mục tiêu, hiệu quả tổng thể, nhất là mối quan hệ, tác động đối với các dự án lớn, chiến lược.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Thiết kế của Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn phải đồng bộ, tổng thể, chi tiết cho 7 giai đoạn đầu tư - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Thiết kế của Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn phải đồng bộ, tổng thể, chi tiết cho 7 giai đoạn đầu tư - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện Dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

Cũng tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về Dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn tại huyện Cần Giờ (TP HCM) cung cấp các dịch vụ liên quan đến khai thác cảng container cảng biển; với quy mô dự kiến là 571 ha; tổng vốn đầu tư khoảng 113,5 nghìn tỷ đồng; 7 giai đoạn đầu tư trong vòng 22 năm.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, TP HCM đã thảo luận, phân tích về tiến độ thực hiện, tổng vốn đầu tư, hạ tầng kỹ thuật, kết nối giao thông với Dự án..

Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, dự án được đánh giá có tính khả thi cao vì sản lượng hàng hóa đã được xác định; đề nghị TP HCM chỉ đạo các giải pháp, bảo đảm vấn đề giao đất cho dự án theo đúng tiến độ ở từng giai đoạn; đồng thời xây dựng, công bố rõ các tiêu chí, điều kiện trong thu hút đầu tư cũng như những vấn đề mà nhà đầu tư cần phải cam kết.

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Công Thành, đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng, đây là dự án nằm ở vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có hệ thống rừng ngập mặn tái sinh được UNESCO công nhận, do đó việc triển khai dự án cần phải có những đánh giá tác động kỹ lưỡng đến những vấn đề về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, môi trường và tài nguyên biển… Đồng thời, các đơnn vị cần có những đánh giá cụ thể hơn về quy hoạch, sử dụng đất đai xung quan khu vực dự án; sự phù hợp về quy hoạch của dự án trong tổng thể quy hoạch chung;…

UBND TP HCM khẳng định và cam kết, việc đánh giá chi tiết tác động môi trường của dự án cảng sẽ được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định pháp luật về môi trường, đảm bảo không ảnh hưởng đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Những yêu cầu đối với nhà đầu tư về công nghệ khai thác hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động khai thác cảng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ được nghiên cứu, xây dựng để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cảng.

 Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn.
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường đã báo cáo, trao đổi thêm về những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quy hoạch, sự biến động về rừng khi triển khai dự án và vấn đề kết nối giao thông của dự án; việc huy động và bố trí vốn thực hiện các hợp phần của dự án;…

Nhấn mạnh thời gian thực hiện dự án là khá dài, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh đề nghị trong báo cáo dự án cần làm rõ hơn vấn đề về xu hướng phát triển của công nghệ cũng như những vấn đề về chuyển giao công nghệ đối với các hợp phần của dự án; tránh tình trạng thời gian thực hiện dài, không dự báo tốt xu hướng phát triển của công nghệ dẫn đến đầu tư công nghệ không được tính toán kỹ sẽ sớm bị lạc hậu.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, GTVT, UBND TP HCM, các bộ, ngành liên quan rà soát tính đồng bộ, thống nhất của dự án với các quy hoạch liên quan, khẩn trương hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để tiến hành thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư; tiếp tục làm rõ các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, "vòng đời dự án" theo đúng quy định pháp luật; bổ sung yêu cầu, định hướng về chuyển giao công nghệ hiện đại…

"Thiết kế của Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn phải đồng bộ, tổng thể, chi tiết cho 7 giai đoạn đầu tư, xác định rõ vị trí các khu chức năng, giải quyết mối quan hệ với các cụm cảng biển khác, hạ tầng dùng chung, hạ tầng kết nối, đào tạo nhân lực,…", Phó Thủ tướng lưu ý và nêu rõ, "không bỏ qua, hy sinh môi trường", bảo đảm lợi ích tổng thể, hài hòa, tránh xung đột với các dự án khác.

Dự án phải góp phần thực hiện mục tiêu phát triển một số cảng biển đủ khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực; tìm được nhà đầu tư có năng lực công nghệ, nhân lực, quản trị,… thu hút được các hãng tàu lớn trên thế giới; có lộ trình chuyển đổi thành cảng biển xanh với hạ tầng đi kèm…

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà gia đình chính sách, người nghèo tại Yên Bái Tin tức

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà gia đình chính sách, người nghèo tại Yên Bái

TTTĐ - Sáng 4/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn công tác Trung ương, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, người dân bị thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Yên Bái.
Chân dung tân Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh MultiMedia

Chân dung tân Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh

Ngày 3/1/2025, tại kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, ông Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao chất lượng tham mưu các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn Tin tức

Nâng cao chất lượng tham mưu các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn

TTTĐ - Năm 2025, với khối việc công việc lớn, tính chất phức tạp, yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, Văn phòng Thành ủy và hệ thống văn phòng cấp ủy cần nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với công việc chung; làm tốt hơn nữa công tác tham mưu các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn...
Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy Thời sự

Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.
Tạo khí thế, niềm tự hào và khát vọng phát triển Thủ đô Thời sự

Tạo khí thế, niềm tự hào và khát vọng phát triển Thủ đô

TTTĐ - Các sự kiện lớn, ý nghĩa cần phải được lan toả tự nhiên, rộng rãi; mọi người dân đều cảm thấy tự hào, có sự đóng góp của mình trong đó. Đây là kinh nghiệm rất quan trọng trong công tác truyền thông, tuyên truyền để năm 2025, khơi dậy tinh thần khát vọng phát triển, khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Tăng sức mạnh quản lý an ninh trật tự Pháp luật

Tăng sức mạnh quản lý an ninh trật tự

TTTĐ - Từ hôm nay (1/1/2025), Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực, mở ra nhiều thay đổi quan trọng trong công tác quản lý an ninh, trật tự tại Thủ đô.
Chân dung tân Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh MultiMedia

Chân dung tân Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh

Tại Kỳ họp lần thứ 23, HĐND tỉnh Bắc Giang đã bầu ông Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang, làm Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ động, sáng tạo đảm bảo tuyên truyền đồng bộ, rộng khắp Tin tức

Chủ động, sáng tạo đảm bảo tuyên truyền đồng bộ, rộng khắp

TTTĐ - Trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức đan xen, hệ thống tuyên giáo Thủ đô đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác tham mưu và thông tin, tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thành phố (TP) và các địa phương, đơn vị trong năm 2024.
Chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng Hà Nội sáng, xanh, sạch, đẹp Tin tức

Chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng Hà Nội sáng, xanh, sạch, đẹp

TTTĐ - Hà Nội sẽ xây dựng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý chất thải rắn, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường
Tập trung các nguồn lực, tạo “cú hích” để Thủ đô phát triển Tin tức

Tập trung các nguồn lực, tạo “cú hích” để Thủ đô phát triển

TTTĐ - Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 mở ra cho Hà Nội nhiều cơ chế chính sách mới đặc thù mang tính đột phá để xây dựng, phát triển Thủ đô. Việc nhanh chóng đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống là nhiệm vụ hàng đầu của thành phố trong thời gian này với việc xác định những yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất cần tập trung thực hiện.
Xem thêm