Tag

Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Nông thôn mới 10/09/2019 08:41
aa
TTTĐ - Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 3 ngày (6-8/9), bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 171 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 14 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, làm mắc bệnh, tiêu hủy 1.525 con lợn với trọng lượng 93.923 kg. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, rất có khả năng dịch bệnh sẽ lây lan trên diện rộng.

Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Bài liên quan

Giá lợn hơi tăng mạnh sau "cơn bão" dịch tả lợn châu Phi

Khuyến cáo phòng chống các bệnh dịch, khử trùng nước sinh hoạt sau mưa lũ

Hà Nội dự trữ 6 nhóm hàng bình ổn giá

Thủ tướng Chính phủ: Kinh tế Việt Nam đón nhiều tin vui

117 cơ sở chăn nuôi phát sinh dịch

Tính đến ngày, 9/9, bệnh dịch tả lợn châu Phi, đã xảy ra tại 29.851 hộ chăn nuôi (chiếm 37 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi)/2.329 thôn, tổ dân phố/448 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 513.391 con, với trọng lượng 35.225 tấn. So với tuần trước, trong tuần này dịch bệnh phát sinh nhiều hơn 117 hộ; số lợn mắc bệnh, tiêu hủy nhiều hơn 1.185 con.

Tổng số lợn nái, đực giống phải tiêu hủy là 67.312 con, chiếm 13 % tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố. Tổng số cơ sở, hộ chăn nuôi có từ 200 con trở lên phải tiêu hủy là 177 với tổng số lợn phải tiêu hủy là 73.358 con. Trong đó có 7 hộ, cơ sở có chăn nuôi từ 1.000 con trở lên phải tiêu hủy với số lợn 15.023 con.

Đến nay, có 244 xã, phường (chiếm 54% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận (Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên) dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh. Một số xã, phường dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng lại phát sinh trở lại.

Trước đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 3 ngày từ 3 - 5/9, bệnh dịch tả đã phát sinh tại 152 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 12 quận, huyện, thị xã làm mắc bệnh, tiêu hủy 1.293 con lợn với trọng lượng 71.910kg.

Nói về tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: “Trước thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi (tháng 2/2019), tổng đàn lợn của Hà Nội khoảng 1,87 triệu con, đến thời điểm này còn khoảng gần 1.4 triệu con. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong dân còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng trên 60%). Địa giới hành chính của Hà Nội lại giáp với nhiều tỉnh, có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm cả về đường không, bộ, thủy nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm quá lớn. Cùng với đó việc giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư còn nhiều (với 220 cơ sở) nên công tác quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, dân số của Hà Nội hiện khoảng trên 10 triệu dân, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật cao (khoảng 800 – 900 tấn/ngày) trong khi thành phố mới tự cung cấp được 60%, số còn lại phải nhập từ ngoại tỉnh hoặc nhập khẩu. Vì vậy, việc kiểm soát nguồn gốc các loại thực phẩm gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch

Thực hiện phương án “5 không”

Trong quá trình tổ chức triển khai phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi Hà Nội có nhiều mặt tích cực được ghi nhận đánh giá cao đó là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Có thể nói chưa bao giờ công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc lại được sự quan tâm đặc biệt như thời gian qua. Ngay từ cơ sở, xã, phường, thị trấn các ban chỉ đạo, tổ công tác được thành lập, từng thành viên được phân cụ thể, rõ ràng và gắn trách nhiệm của người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ.

Công tác tuyên truyền và giải pháp ứng phó với dịch được thực hiện theo phương án “5 không” (không giấu dịch, không mua bán giết mổ lợn bệnh, không vứt xác ra môi trường, không xử lý thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt) và “4 tại chỗ” (chỉ đạo tại chỗ, nhân lực tại chỗ, vật tư tại chỗ, phương tiện tại chỗ).

Về vật tư, trang thiết bị Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt để các quận, huyện chủ động sẵn sàng ứng phó kịp thời ngay. Tiền hỗ trợ cho các hộ có lợn bị tiêu hủy, Tp giao các quận huyện trích từ nguồn kinh phí dự phòng. Đến nay các địa phường đã hỗ trợ đến 80 % hộ dân, số còn lại đang tập trung giải quyết trên quan điểm, nhanh, đúng, công khai minh bạch, có sự giám sát của các cấp, các ngành và người dân.

Từ đầu tháng 7/2019 đến nay số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên địa bàn Thành phố đã giảm (khoảng 300 – 800 con/ngày). Người chăn nuôi đã có có nhiều giải pháp, biện pháp phòng bệnh hiệu quả hơn, đàn lợn đã có miễn dịch tự nhiên. Để phòng chống dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, địa phương cần tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu; hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh theo quy định…

Hiện thành phố đã có chỉ đạo việc tái đàn phải đảm bảo mục tiêu phát triển nhưng an toàn dịch bệnh. Không tái đàn ở các cơ sở xảy ra dịch chưa đủ điều kiện, trước khi tái đàn phải đảm bảo khử trùng tiêu độc và thực hiện nghiêm túc việc khai báo với chính quyền địa phương, trường hợp không khai báo khi xảy ra dịch bệnh sẽ bị xử lý và không hỗ trợ theo quy định.

Đối với các quận, thị xã khuyến cáo không chăn nuôi lợn mà chuyển đổi ngành nghề (trồng hoa, cây cảnh, làm dịch vụ …); khi chăn nuôi ứng dụng theo phương pháp an toàn sinh học, hữu cơ, xây dựng liên kết chuỗi từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm