Tag
Vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long:

Không chủ quan, thỏa mãn, tiếp tục công tác xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 14/09/2019 21:07
aa
TTTĐ - Sáng nay (14/9), tại tỉnh Bạc Liêu, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam B Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hội nghị tổng kết cấp vùng cuối cùng trước khi cả nước tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào tháng 10/2019 tại Nam Định.

Không chủ quan, thỏa mãn, tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Thành Chung)

Bài liên quan

Nâng cao vai trò công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu

Cảnh báo nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thúc đẩy liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, việc làm

Phát triển nông nghiệp an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Dự và chủ trì hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra còn có Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Phó Trưởng Ban Thường trực, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái; cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng và các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp và môi trường...

Kinh tế - xã hội chuyển biến rõ nét

Vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Hai vùng này có 1.731 xã, dân số chiếm 37,2% và tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 19,3% toàn quốc. Đến hết tháng 7 năm 2019, cả hai vùng đã có 874/1.731 xã (50,49%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tương đương với tỷ lệ bình quân chung của cả nước 50,8%).

Trong đó, vùng Đông Nam bộ có 311/445 xã (69,89%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 35,8% so với cuối năm 2015, mức độ tăng cao hơn so với bình quân cả nước là 33,65%), cao hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%), đứng thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Hồng; dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt tỷ lệ 80% (hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao); có 3/6 tỉnh, thành phố đã đạt và vượt mục tiêu phấn đấu đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao (tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước). Tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong vùng và cả nước đã công nhận có xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đến nay đã có 31 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 563/1.286 xã (43,78%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 30,88% so với cuối năm 2015, mức độ tăng thấp hơn so với bình quân cả nước là 33,65%), thấp hơn đáng kể so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%). Dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt 51% (hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao). Đến nay, đã có 4/13 tỉnh đã đạt vượt mục tiêu xã nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ giao (tỉnh Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu).

Hiện Vùng Đông Nam bộ đang dẫn đầu cả nước về số tỉnh (2 tỉnh) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tỉnh Đồng Nai có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 100% số đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tỉnh Bình Dương đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, hai vùng có 12 đơn vị cấp huyện của 8 tỉnh (Bình Phước, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh) đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2019.

Trong những năm qua, các địa phương đã chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn có chuyển biến rõ nét, nhất là trong tổ chức sản xuất và chất lượng đời sống, sinh hoạt cho người dân. Đến nay, gần 100% số xã vùng Đông Nam bộ có đường giao thông đến huyện, đường trục xã; 98% đường trục thôn được bê tông, nhựa hóa…; vùng đồng bằng sông Cửu Long 97% số xã có đường đến huyện, 96,5% đường trục xã được bê tông, nhựa hóa; trên 91% số xã có đường trực thôn được rải nhựa, bê tông, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hàng hóa quy mô lớn, đồng thời góp phần thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào khu vực nông thôn, kể cả ở các vùng sâu, vùng xa.

Những kết quả này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 vùng Đông Nam bộ khoảng 51,26 triệu đồng (tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010), vùng đồng bằng Sông Cửu Long là khoảng 36,7 triệu đồng (tăng 2,4 lần so với năm 2010 và tăng 1,1 lần so với năm 2016), cao hơn bình quân cả nước (35,88 triệu đồng).

Rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị

Trong 10 năm qua, tốc độ gia tăng thu nhập của người dân nông thôn ở cả hai vùng đều nhanh hơn so với tốc độ gia tăng thu nhập của người dân đô thị, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Trong đó, nổi bật nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long khi chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn chỉ còn 1,41 lần, thấp hơn so với vùng Đông Nam bộ (còn 1,57 lần) và cả nước (cả nước còn 1,8 lần năm 2018, so với 2,1 lần năm 2008).

Tỷ lệ hộ nghèo của hai vùng đều thấp hơn so với cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều khu vực nông thôn năm 2018 của vùng Đông Nam bộ dự kiến còn khoảng 0,3%, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn khoảng 3,3% (giảm khoảng 3,4% so với năm 2016).

Về công tác huy động nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình từ 2010-2019 của vùng hai vùng khoảng 932.498 tỷ đồng, cao nhất cả nước, bao gồm: ngân sách Trung ương đã bố trí được khoảng 9.226 tỷ đồng (chiếm 1%), trong đó, 88,4% được bố trí cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Giai đoạn 2016-2019, nguồn vốn đầu tư phát triển được các địa phương tập trung thực hiện các nội dung: giao thông nông thôn (69%), trường học (9,2%), Cơ sở vật chất văn hóa (9,2%), công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (5,4%), Thủy lợi (3,5%). Vốn sự nghiệp được ưu tiên hỗ trợ thực hiện các nội dung: tào tạo nghề cho lao động nông thôn (17,5%), phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết 15,5%...

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các kết quả xây dựng nông thôn mới của hai vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều cách làm hay. Tới nay, các địa phương đã hoàn thành trước 18 tháng chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao về xây dựng nông thôn mới với trên 50% tổng số xã đạt 19 tiêu chí. Do đó, Phó Thủ tướng ,Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng, việc tổng kết và đề xuất các chính sách, cách làm mới cần được làm sớm để cả nước triển khai Chương trình ngay khi bước vào giai đoạn phát triển mới.

Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương khác cũng chia sẻ rằng, việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển hạ tầng, liên kết các khu vực kinh tế. Việc thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) còn chậm, những thách thức từ biến đổi khí hậu đối với sự phát triển nhanh và bền vững, đời sống của người dân.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến về mục tiêu xây dựng nông thôn mới của vùng trong thời gian tới. Trong quá trình triển khai, Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị các bộ, địa phương không được chủ quan, thoả mãn, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ngành thực hiện thực chất xây dựng nông thôn mới trên tinh thần “tam nông là chiến lược, xây dựng nông thôn mới là căn bản, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt và vai trò của người nông dân là chủ thể” của Nghị quyết số 26/NQ-TW của Trung ương khóa X.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão Nông thôn mới

Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 10/9, đồng chí Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm và động viên một số hộ hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra tại thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

TTTĐ - Tại các địa phương của Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung các nguồn lực nhằm hồi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng cơn bão số 3. Không khí hăng hái, nhiệt tình theo phương châm "4 tại chỗ" đã được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quán triệt.
Xem thêm