Tag

Khởi động năm thứ hai Dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Môi trường 23/03/2022 22:00
aa
TTTĐ - Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng Cao (CEGORN) triển khai lễ khởi động năm thứ hai Dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh.
VARS khởi động Dự án Cùng phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh
Khởi động năm thứ hai Dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Chương trình được thực hiện với chuỗi các hoạt động chính: Tổng kết hoạt động năm nhất và tổ chức lễ khởi động năm thứ hai (trực tiếp trồng cây tại đất lâm nghiệp của hộ gia đình trên địa bàn thôn Xuân Phú, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình); Trao tặng cây giống lâm nghiệp, trồng cây và thiết bị văn phòng cho Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Chalo và trồng cây tại đơn vị và Thăm và đánh giá rừng trồng năm thứ nhất tại rừng cộng đồng bản Kè xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Những kết quả đáng ghi nhận

Tại lễ khởi động dự án, ông Ngô Văn Hồng – Phó giám đốc VARS đã chia sẻ về mục tiêu phủ xanh các cánh rừng đầu nguồn trong năm tới: “Để góp phần ngăn chặn và giảm thiểu tác động của thiên tai, từ mô hình trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh tại huyện Tuyên Hóa, VARS tiếp tục mở rộng ra với 100ha rừng đầu nguồn sông Thu Bồn ở Quảng Nam, 100ha rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn ở Quảng Trị. Đồng thời tại Quảng Bình, đơn vị tiếp tục mở rộng địa bàn các xã thuộc huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa với 100ha rừng đầu nguồn sông Gianh”.

Ông Ngô Văn Hồng
Ông Ngô Văn Hồng

Ông Đinh Xuân Thương – Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa đã đánh giá cao các kết quả hoạt động của dự án và cam kết đồng hành cùng chương trình các đóng góp của dự án trong một năm qua và khẳng định tính phù hợp của dự án: “Trồng rừng cây bản địa là không dễ, đòi hỏi kỹ thuật phải đảm bảo, tuy nhiên qua một năm triển khai, chúng tôi thấy rằng rừng dự án đã thực hiện trồng rừng trên diện tích 80ha tại 8 xã và với tỉ lệ cấy sống cao trên 90% là động lực và kinh nghiệm để thực hiện các chương trình tiếp theo.

Đây là chương trình rất ý nghĩa và thiết thực nhằm tái tạo các cánh rừng đã bị cạn kiệt do khai thác hoặc do tự nhiên, đặc biệt là giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra, phù hợp với định hướng của tỉnh và huyện. Huyện sẽ tiếp tục phối hợp với dự án trong thời gian tới để thực hiện công tác trồng rừng và nâng cao nhận thức của cộng đồng”.

Ông  Đinh Xuân Thương
Ông Đinh Xuân Thương

Các chuyên gia của VARS cũng đã phối hợp với chính quyền xã Lâm hóa đánh giá chất lượng cây trồng sau đúng một năm (từ ngày 21/3/2021 – 21/3/2022) tại rừng cộng đồng của người Mã Liềng tại Bản Kè, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa. Sau khi đo đếm, khảo sát đoàn nhận định cây rừng phát triển tốt, đạt chất lượng, trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật và nếu tiếp tục thực hiện chăm sóc, bảo vệ tốt sẽ đảm bảo mục tiêu.

“Tùy theo thổ nhưỡng và loại cây thì có thể có cây phát triển nhanh hoặc chậm, tuy nhiên, với tốc độ phát triển và phương pháp chăm sóc đúng kỹ thuật như hiện tại thì cây sẽ phát triển đúng theo tiêu chuẩn và sau 3 năm rừng có thể khép tán” - thạc sĩ Lê Công Nam, chuyên gia lâm nghiệp, khẳng định.

Để đạt được các kết quả trên, dự án và chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong toàn bộ quá trình đảm bảo cây đã trồng sẽ thành rừng “Năm vừa rồi, để trồng được diện tích 80ha, dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm khảo sát tới 2.000ha diện tích rừng đăng ký nhưng chỉ chọn ra được một số diện tích đảm bảo điều kiện về pháp lý và có sự cam kết của người dân để có thể triển khai hiệu quả thực hiện”, ông Ngô Văn Hồng chia sẻ thêm.

Tại xã Sơn Hóa, nơi thực hiện lễ khởi động dự án, trong năm thứ nhất đã triển khai trồng 5ha rừng và đạt hiệu quả tốt. Đó là động lực giúp lan tỏa việc trồng rừng cho người dân. Những ngày đầu của năm thứ hai, đã có thêm 11ha rừng được đăng ký trồng: Ông Phạm Đình Chiểu (3ha), Đinh Thế Hùng (5ha), Võ Đức Hoài (3ha) trên các diện tích keo trước đó đã thu hoạch.

Ông Chiểu cho biết: “Trong thời gian qua, gia đình đã trồng keo, nhưng đưa lại hiệu quả kinh tế không cao. Gia đình cũng đã có ý định đưa các loại cây bản địa vào để trồng để tăng thêm nguồn thu nhập, tuy nhiên gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế, cây giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

Thời gian qua, gia đình được tin từ UBND xã Sơn Hóa có chương trình dự án hỗ trợ trồng cây bản địa, hỗ trợ cây giống, phân bón và kinh phí trồng, chăm sóc đã tạo động lực thêm cho các gia đình để phát triển trồng cây bản địa đem về kinh tế cao cho các hộ gia đình và đem môi trường xanh”.

Ngoài ra, ông cũng cam kết và khẳng định trách nhiệm bảo vệ rừng và mong muốn mở rộng chương trình dự án trong thời gian tới: “Chúng tôi rất mong muốn được các ban ngành quan tâm hơn nữa để mở rộng chương trình này lớn mạnh và được hướng dẫn chăm sóc cây được tốt. Chúng tôi sẽ luôn chấp hành nghiêm chỉnh các luật và quy định về bảo vệ và phát triển rừng”.

Khởi động năm thứ hai Dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Tiếp tục đặt mục tiêu 100ha trong năm 2022

Sau khi tiến hành lễ khởi động trồng rừng tại xã Sơn Hóa, dự án cũng đã phối hợp với Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo thực hiện khởi công trồng rừng tại diện tích rừng do đơn vị quản lý. Bước đầu, dự án trao tặng 500 cây giống và phân bón để đơn vị triển khai trồng đợt một năm 2022 và tặng thiết bị văn phòng cho đơn vị. Tại khu vực đồn đóng quân, đa số đồng bào dân tộc thiểu số Chứt và Bru-Vân Kiều nghèo, là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, và là đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng sạt lở đất do mưa lũ.

Xác định đây sẽ là mô hình điểm, Đại úy Dương Văn Hải – Phó đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo tiếp tục khẳng định vai trò của việc trồng rừng bằng cây bản địa: “Hiện nay đa số người dân khu vực biên giới, cũng là đầu nguồn sông Gianh mà đồn đóng quân là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế cực kỳ khó khăn do vậy, các loại cây mà họ ưu tiên trồng vẫn là cây lâm nghiệp ngắn ngày, cho thu hoạch nhanh là keo.

Khởi động năm thứ hai Dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Chính vì vậy, thời gian tới đây, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào về lợi ích của trồng cây bản địa, phục hồi rừng tự nhiên và dân thúc đẩy bà con tham gia trồng rừng bằng cây bản địa. Để làm được điều đó, trước hết, Các cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo sẽ phối hợp với dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh trồng thí điểm 0,5 đến 1 ha rừng bằng cây bản địa từ đó sẽ tạo động lực cho bà con để nhân rộng mô hình".

Để có kết quả trên và tạo đà cho năm tới, VARS đã nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng và các đơn vị thông qua các hình thức góp quỹ. Tính tới thời điểm 06/01/2022, tổng số tiền quỹ đã nhận được là 2.665.989.250 đồng, với tổng số 1.153 lượt đóng góp, trong đó có 10 doanh nghiệp, tổ chức. Cùng với đó, sự lan tỏa của thông điệp “Người là cây, cây là người”, “Góp một cây để có rừng” với sự tham gia của các nghệ sĩ và nhiều người dân đã góp phần vào thực hiện mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tự trồng, bảo vệ cây xanh trong công chúng

Năm vừa qua, VARS và đối tác, chính quyền địa phương và người dân đã tiến hành trồng các cây lâm nghiệp bản địa trên 80ha như: De, Lát Hoa, Gáo vàng, Lim, Vàng tâm, Sưa đỏ, Huỷnh… với tỉ lệ sống 90% tại các xã: Lâm Hóa, Thanh Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Thanh Thạch, Sơn Hóa, Đồng Hóa, Tiến Hóa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình với 43 hộ và cộng đồng tham gia.

Khởi động năm thứ hai Dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

VARS và dự án Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu gương điển hình là một trong 3 mô hình và cách làm hay trong cả nước trong lễ phát động trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ (6/2/2022): “VARS - Góp một cây để có rừng - Kêu gọi sự đóng góp từ các cá nhân, Dự án phi lợi nhuận “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn công Gianh” vận động các nguồn lực xã hội để trồng và phục hồi rừng bằng những giống cây bản địa. 2021, VARS đã kêu gọi góp một cây để có rừng, trồng trên 80ha cây bản địa đầu nguồn sông Gianh; Tiếp tục đặt mục tiêu 100ha trong năm 2022”.

Cùng với hoạt động trổng rừng VARS và Trung tâm CEGORN đã phối hợp với địa phương tổ chức các hoạt đông nâng cao năng lực về kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo tồn rừng cho cộng đồng địa phương 246 người dân trên các xã đã tham gia các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và trở thành các nòng cốt chia sẻ lại cho người dân và cộng đồng của họ về vai trò, ý nghĩa của việc phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa.

Dự án “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh” là dự án được thực hiện bởi những người sáng lập Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS). VARS đăng ký hoạt động từ tháng 12-2020, theo hình thức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, vận động các nguồn lực xã hội để trồng và phục hồi rừng bằng những giống cây bản địa.

Mục tiêu chính của Dự án “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh” là khôi phục rừng tự nhiên bằng hình thức trồng cây rừng bạn địa với nguồn vốn thông qua vận động cộng đồng đóng góp 50.000 đồng/cây lâm nghiệp bản địa (bao gồm chi phí cây giống, người dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến năm thứ ba, sau đó cây rừng sẽ khép tán, tự sinh trưởng, phát triển thành rừng tự nhiên mà không tốn thời gian chăm sóc của người trồng rừng).

Ngoài trồng rừng, thì để đảm bảo sinh kế trước mắt, bà con cũng có thể trồng cây ngắn ngày, cây thuốc nam và thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp dưới tán rừng để đảm bảo cuộc sống trước mắt và lâu dài.

Chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành đã đã cam kết sẽ cùng đồng hành và đảm bảo cho bà con trồng và giữ rừng lâu dài, bền vững theo các quy định của Nhà nước.

Đây là năm thứ hai VARS tiếp tục chọn ngày 21/3, ngày FAO kêu gọi thế giới trồng rừng để khởi động năm thứ 2 của dự án; Kêu gọi góp một cây để có rừng hưởng ứng chương trình 1 tỷ cây xanh của chính phủ. Tài khoản của VARS: Ngân hàng ACB 213216 chi nhánh Minh Khai, Hà Nội; Ngân hàng Techcombank: 19036682427014, chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3 Môi trường

Đoàn Thanh niên ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão số 3

TTTĐ - Hưởng ứng phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, đông đảo đoàn viên, thanh niên, đội tự vệ Sở Y tế Hà Nội đã ra quân cùng chung tay tổng vệ sinh môi trường.
Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị Môi trường

Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông, nguy cơ ngập lụt đô thị

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/9, một vùng mây đối lưu đã phát triển và gây mưa cho khu vực Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đan Phượng, Đông Anh, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín.
Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Môi trường

Đêm 15/9: Một số khu vực có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

TTTĐ - Ngày 15/9, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 15 giờ 40 phút và trong 3-6 giờ tới (từ 18 giờ 40 phút đến 21 giờ 40 phút), khu vực các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 100mm.
Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai Môi trường

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra những lưu ý đối với các địa phương chịu ảnh hưởng sau mưa lũ nhằm sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam? Môi trường

Bão Bebinca liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

TTTĐ - Theo dự báo, hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Thông tin này đang được nhiều người quan tâm, bởi Việt Nam vừa bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề từ cơn bão Yagi (bão số 3).
Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh Môi trường

Huy động 10.307 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh

TTTĐ - Nhằm vệ sinh môi trường sau lũ, lụt, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động 10.307 đồng chí để tham gia giúp dân.
Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút Môi trường

Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng không chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê.
139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường Môi trường

139.000 người tham gia tổng vệ sinh môi trường

TTTĐ - Tính đến thời điểm 19h, ngày 14/9, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu Xã hội

Rút lệnh báo động lũ cấp 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu

TTTĐ - Ngày 15/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ số 3 trên sông Cà Lồ, sông Cầu.
Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng Môi trường

Ngày 15/9, Bắc Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 15/9 đến ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Xem thêm