Tag
Hà Tĩnh

Khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của người dân trong xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 07/12/2021 12:16
aa
TTTĐ - Xác định xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, những năm qua, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng Nông thôn mới Huyện Thanh Trì có xã đầu tiên đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả cao

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng Nông thôn mới và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Diện mạo vùng quê nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt hơn 35 triệu đồng/năm.

Đến nay, toàn tỉnh có 171/182 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (tỷ lệ 94%), 19 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, hai xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, 747 khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu, 7.244 vườn mẫu; 8/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Hạ tầng khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Kinh tế nông thôn tăng trưởng khá, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả quan trọng.

Một trong những điểm sáng về xây dựng khu dân cư kiểu mẫu mới, vườn mẫu tại tỉnh Hà Tĩnh được đông đảo Nhân dân trong và ngoài tỉnh đánh giá cao chính là thôn Nam Mỹ Lợi, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
Nhà văn hóa thôn Nam Mỹ Lợi xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là nơi vui chơi, giải trí của bà con Nhân dân trong thôn

Chia sẻ về quá trình đưa thôn Nam Mỹ Lợi đạt chuẩn khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu, ông Nguyễn Hồng Nga, Bí thư Chi bộ thôn Nam Mỹ Lợi cho biết: “Cách đây 2 năm, Nam Mỹ Lợi còn nằm ở tốp cuối của xã. Cơ sở hạ tầng yếu kém, các phong trào chững lại, trong đó nguyên nhân sâu xa vẫn là sự yếu kém về năng lực, trách nhiệm và tính đoàn kết của đội ngũ cán bộ địa phương. Khi Kỳ Văn bước vào giai đoạn cao điểm về “về đích” Nông thôn mới, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ở những thôn còn yếu như Nam Mỹ Lợi được đặt lên hàng đầu”.

Thời điểm đó, dù mới trải qua quá trình điều trị bệnh, sức khỏe còn yếu nhưng trước yêu cầu của Chi bộ trong quá trình xây dựng nhân sự nhiệm kỳ mới, ông Nguyễn Hồng Nga đã đứng ra nhận trách nhiệm. Tại Đại hội Chi bộ thôn nhiệm kỳ 2019 - 2022, được đảng viên tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, ông đã đặt quyết tâm đóng góp trí tuệ, tâm huyết của mình đưa phong trào của thôn đi lên.

Ngay sau đại hội, Chi bộ thôn bắt tay ngay vào nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới để cùng toàn xã phấu đấu đạt chuẩn xã Nông thôn mới vào cuối năm 2020. Công việc đầu tiên mà Chi ủy Chi bộ và Ban cán sự thôn Nam Mỹ Lợi xác định phải hoàn thành là xây dựng mới nhà văn hóa thôn để làm điểm nhấn, khí thế đẩy mạnh phong trào xây dựng khu dân cư Nông thôn kiểu mẫu.

Tuy nhiên, việc xây dựng nhà văn hóa ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi triển khai gặp sự e ngại, chần chừ của người dân, phần vì điều kiện kinh tế khó khăn, phần vì chưa thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ thôn.

Khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
Ông Nguyễn Hồng Nga, Bí thư Chi bộ thôn Nam Mỹ Lợi chăm sóc khu vườn kiểu mẫu của gia đình

“Để khơi thông được tư tưởng của bà con trong xây dựng mới nhà văn hóa thôn không phải một sớm một chiều. Chúng tôi phải tuyên truyền, vận động. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp dân để bàn bạc, phân tích cặn kẽ để người dân dần nhận ra và đồng thuận” - Bí thư chi bộ Nguyễn Hồng Nga chia sẻ.

Để tiết kiệm tối đa chi phí, thôn tiến hành đấu thầu công trình để chọn đơn vị có uy tín và đưa ra mức giá phù hợp nhất. Các bước tiếp theo về mua vật tư, thiết bị cũng được công khai chọn nhà cung ứng trước sự tham gia giám sát của người dân.

Quá trình xây dựng, Ban công tác mặt trận thôn và đại diện người dân giám sát từng hạng mục xây dựng. Tháng 9/2020, trung tâm văn hóa thể thao có tổng diện tích hơn 1.000m2 gồm nhà văn hóa rộng 210m2 đầy đủ thiết bị hiện đại và khuôn viên rộng được đầu tư thiết chế thể thao hoàn chỉnh đã hoàn thành với con số tổng kinh phí được tiết kiệm tới mức khiến nhiều người ngỡ ngàng, 580 triệu đồng.

Động lực từ sự đồng lòng của Nhân dân

Thấy rõ sự đổi thay của quê hương từng ngày, người dân Nam Mỹ Lợi đã vui mừng, phấn khởi đóng góp toàn bộ số tiền còn thiếu và cũng từ đó tích cực góp sức cho từng công trình, phần việc xây dựng Nông thôn mới. Đây chính là yếu tố nền tảng để Chi bộ lãnh đạo thôn bứt phá hoàn thành 10 tiêu chí xây dựng khu dân cư kiểu mẫu chỉ trong 2 tháng 10 ngày.

Khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
Ông Nguyễn Hồng Nga, Bí thư Chi bộ thôn Nam Mỹ Lợi thay mặt lãnh đạo thôn tặng quà cháu bé có hoàn cảnh khó khăn

“Trung tuần tháng 9/2020, nhận thấy phong trào, kết quả xây dựng Nông thôn mới của thôn đã có độ chín nên dù trước đó chưa “ngắm” Nam Mỹ Lợi nhưng Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng Nông thôn mới xã quyết định động viên, hỗ trợ thôn đạt chuẩn khu dân cư mẫu trong năm. Để hoàn thành được trách nhiệm đó không có gì quan trọng bằng sự vào cuộc trách nhiệm, hào hứng của Nhân dân”, ông Nga chia sẻ.

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi, gấp rút hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu để hoàn thành mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, chính quyền và Nhân dân trong thôn đã tập trung hoàn thành 600 mét mương thoát thải trong khu dân cư, đồng thời di dời các công trình chăn nuôi, áp dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi; xây dựng 70 hố rác, trồng 1.800m hàng rào xanh; Chỉnh trang toàn bộ những tuyến đường, khu dân cư; Xây dựng 5 vườn đạt tiêu chí vườn mẫu cấp tỉnh... Đến cuối năm 2020, Nam Mỹ Lợi chính thức được công nhận đạt chuẩn khu dân cư mẫu trong niềm vui, niềm tin và những kỳ vọng mới của đông đảo người dân.

Nhấn mạnh về những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Nông thôn mới của Hà Tĩnh trong giai đoạn tới, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Quá trình xây dựng Nông thôn mới tại địa phương đã huy động được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Toàn tỉnh đã tập trung làm chắc từ cơ sở, xuất phát từ lợi ích của người dân, khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của người dân. Nhờ phát huy dân chủ, đoàn kết toàn dân, người dân thấy được lợi ích thiết thực của quá trình xây dựng Nông thôn mới nên nhiều xã tuy rất khó khăn nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã nỗ lực đạt chuẩn Nông thôn mới rất thuyết phục.

Khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
Chỉ trong thời gian ngắn, cán bộ và Nhân dân thôn Nam Mỹ Lợi đã nỗ lực xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, khu vườn kiểu mẫu

Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu, đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 60 triệu đồng/người/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm; có ít nhất trên 200 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 20% số sản phẩm đạt 4 sao, trên 5% số sản phẩm đạt 5 sao...

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, địa phương sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng; Phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề có lợi thế; Phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng của tỉnh theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã làm hạt nhân phát triển.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm