Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề truyền thống

Instant Article (Facebook) 23/10/2022 09:02
aa
TTTĐ - Với hơn 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống thì việc khai thác tiềm năng của các làng nghề sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.
Tạo “cú hích” cho làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển Gắn phát triển du lịch với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề “Đánh thức” tiềm năng du lịch cộng đồng vùng ngoại thành Hà Nội Bài 1: Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch

Nhiều tiềm năng để phát triển làng nghề

Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, đến nay, cả nước công nhận được 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống.

Tại thành phố Hà Nội, đây là địa phương vốn có rất nhiều tiềm năng phát triển làng nghề khi có hơn 1.300 làng nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Bao gồm: 67 làng nghề, 48 làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản, 22 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 16 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, 196 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, 12 làng nghề sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh.

Với sự đa dạng của các làng nghề, làng nghề truyền thống thì việc khai thác tiềm năng của các làng nghề sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển. Cùng với việc đào tạo nghề, quy hoạch Cụm điểm làng nghề thì Hà Nội cũng đang nỗ lực triển khai hoạt động du lịch làng nghề theo hướng khai thác bền vững.

Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề truyền thống
Với sự đa dạng của các làng nghề, làng nghề truyền thống thì việc khai thác tiềm năng của các làng nghề sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển

Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ, việc phát triển làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa đang ngày càng gặp nhiều thách thức khi nguồn cung ngày càng thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm bị khống chế bởi các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bên cạnh đó, việc tổ chức xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới cho mặt hàng mây tre đan của làng nghề xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các nghệ nhân giỏi làng nghề đang nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm đa dạng từ những nguyên liệu có sẵn nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất.

Bà Đỗ Thị Hải, Chủ tịch UBND xã Vân Hà, huyện Đông Anh chia sẻ, đối với làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Vân Hà, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, để phát triển bền vững làng nghề, cùng với việc quy hoạch Khu công nghiệp làng nghề đảm bảo vấn đề môi trường làng nghề, UBND xã cũng đang tập trung quy hoạch phát triển du lịch làng nghề trải nghiệm, mua sắm, nghỉ dưỡng gắn với di tích lịch sử Cổ Loa.

Tại huyện Phú Xuyên, hiện địa phương cũng đang rà soát các làng nghề phù hợp để phát triển du lịch làng nghề. Với thế mạnh của mình, huyện Phú Xuyên cũng đã xây dựng được hai tuyến du lịch làng nghề gắn với hoạt động văn hóa tâm linh: Chuyên Mỹ - Vân Từ - Phú Yên - Quang Lãng tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Để khai thác tiềm năng thế mạnh của làng nghề Hà Nội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Hà Nội cũng đã đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quy hoạch phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đồng thời đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển du lịch làng nghề gắn với chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/LH – UBND về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn với những nội dung như xét công nhận 50 danh hiệu (làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 100 làng nghề…). Đồng thời, Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực.

Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề truyền thống
Các sản phẩm từ làng nghề truyền thống ngày càng được người tiêu dùng đón nhận

Đối với Hà Nội với lợi thế của mình nên cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, nên có những cơ chế chung và riêng để hình thành khung cơ chế cho thành phố. Ngoài ra, việc quan tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, những làng nghề phát triển khác nhau nên cần xây dựng kế hoạch cụ thể đồng thời phát huy được tinh hoa, tính sáng tạo của người dân và xác định vấn đề xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Hà Nội cần tập trung vào quảng bá, phát triển các sản phẩm làng nghề.

Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, đến nay, cả nước công nhận được 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống.

Tổng số cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh các làng nghề là khoảng 213.000 cơ sở, trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp, 350 hợp tác xã, 330 tổ hợp tác và 210.000 hộ gia đình; Tạo việc làm cho trên 672.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 4-4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn trong các làng nghề đã được công nhận năm 2021 đạt gần 60 nghìn tỷ đồng. Một số sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt được kết quả xuất khẩu cao như: Sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt trên 878 triệu USD (tăng 43,8% so với năm 2020); Sản phẩm gốm, sứ đạt trên 674 triệu USD (tăng 16,1% so với năm 2020).

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết: Xuất phát từ việc cần phát huy tiềm năng phát triển của lĩnh vực ngành nghề nông thôn, sự đa dạng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, nguồn gốc xuất xứ và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, do đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tổ chức Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.

Hội thi nhằm khơi dậy tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế của lĩnh vực ngành nghề nông thôn nói chung và của làng nghề nói riêng. Đồng thời, cũng cố và xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đang.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP và gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 với các giải pháp cụ thể, đồng bộ để thúc đẩy việc phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề ở các địa phương trong thời gian tới.

Đọc thêm

Đây là những điểm vui chơi không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này Du lịch

Đây là những điểm vui chơi không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

TTTĐ - Bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn… là những điểm đến mang vẻ đẹp của riêng Đà Nẵng. Tuy nhiên, với các tín đồ vui chơi giải trí, thì dưới đây mới là 3 điểm đến nhất định không nên bỏ qua khi đến thành phố sông Hàn trong mùa hè này.
Những lưu ý cho du khách đến Côn Đảo Du lịch

Những lưu ý cho du khách đến Côn Đảo

TTTĐ - Từ ngày 1/7/2024, UBND huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) kêu gọi du khách khi đến địa phương thực hiện "5 không" như: Không vàng mã; không ly, chai nhựa sử dụng 1 lần; không khay nhựa sử dụng 1 lần; không mút xốp cắm hoa; không túi nilon để hướng đến có một "Côn Đảo xanh".
TP Hồ Chí Minh: Người thất nghiệp giảm, nhu cầu lao động tăng Lao động - Việc làm

TP Hồ Chí Minh: Người thất nghiệp giảm, nhu cầu lao động tăng

TTTĐ - Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, số lao động thất nghiệp giảm nhiều, 6 tháng cuối năm, nhu cầu lao động sẽ tăng đáng kể.
VietinBank nâng tầm trải nghiệm với website mới Kinh tế

VietinBank nâng tầm trải nghiệm với website mới

TTTĐ - Đón đầu kỷ nguyên số của ngân hàng, VietinBank ra mắt diện mạo website hoàn toàn mới, hướng tới trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng. Với thiết kế hoàn toàn khác biệt, hiện đại, website VietinBank mới hứa hẹn trở thành điểm chạm thú vị và thu hút khách hàng.
SeABank đồng thời được vinh danh là ngân hàng tốt nhất thế giới và Châu Á - Thái Bình Dương Doanh nghiệp

SeABank đồng thời được vinh danh là ngân hàng tốt nhất thế giới và Châu Á - Thái Bình Dương

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa được Tạp chí Forbes và Kênh truyền hình CNBC vinh danh lần lượt là “Ngân hàng tốt nhất thế giới 2024” và “Ngân hàng tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương 2024”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của SeABank trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu và không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Quảng Nam đặt mục tiêu lọt top 30 PCI cả nước năm 2024 Thị trường - Tài chính

Quảng Nam đặt mục tiêu lọt top 30 PCI cả nước năm 2024

TTTĐ - Tập trung cải thiện các chỉ số, Quảng Nam quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thí sinh TP Hồ Chí Minh đoạt giải Nhất Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thí sinh TP Hồ Chí Minh đoạt giải Nhất Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc

TTTĐ - Mới đây, tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức vòng chung kết Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên”.
Quảng Nam rực rỡ sắc màu Lễ hội Diều quốc tế 2024 Du lịch

Quảng Nam rực rỡ sắc màu Lễ hội Diều quốc tế 2024

TTTĐ - Hơn 100 loại diều từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ hội tụ tại Lễ hội Diều quốc tế - Quảng Nam 2024, mang đến những màn trình diễn nghệ thuật diều đặc sắc và đầy màu sắc.
Người dùng tranh thủ 3 ngày cuối để nhận ưu đãi hơn 80 triệu đồng Xe++

Người dùng tranh thủ 3 ngày cuối để nhận ưu đãi hơn 80 triệu đồng

TTTĐ - Thỏa thích lựa chọn màu sơn miễn phí, được tặng thêm tiền cùng hàng loạt đặc quyền riêng với tổng giá trị tiết kiệm hơn 80 triệu đồng là những lý do khiến VF 5 Plus được nhiều khách hàng lựa chọn những ngày qua.
BAC A BANK miễn phí thường niên trọn đời cho chủ thẻ tín dụng Doanh nghiệp

BAC A BANK miễn phí thường niên trọn đời cho chủ thẻ tín dụng

TTTĐ - Từ 8/7/2024 đến hết 30/9/2024, khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard sẽ được hưởng chính sách miễn phí thường niên trọn đời và vô vàn đặc quyền hấp dẫn như hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng, đổi quà không giới hạn…
Xem thêm