Tag

Tạo “cú hích” cho làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển

Nông thôn mới 15/07/2022 09:00
aa
TTTĐ - Hà Nội vốn nổi tiếng là mảnh đất trăm nghề, với rất nhiều làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề có một nét đặc trưng riêng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn giúp ngành Du lịch Thủ đô ngày càng phát triển. Do đó, những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tìm hướng phát triển cho làng nghề truyền thống của Thủ đô.
Khám phá những nét độc đáo tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội Các làng nghề của Hà Nội tập trung sản xuất phục vụ SEA Games 31 Làng nghề truyền thống và những khoảnh khắc hồn Việt xưa Chương Mỹ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề

Những năm gần đây, việc phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi, được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Thủ đô. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc, gìn giữ bản sắc, hình ảnh con người, vẻ đẹp văn hóa của mỗi địa phương ở Thủ đô.

Điển hình như làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 14km, nổi tiếng với nghề làm gốm, đã có thương hiệu hơn 500 năm nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ… từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài.

Tạo “cú hích” cho làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển
Làng nghề truyền thống Bát Tràng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến vì có nhiều sản phẩm độc đáo

Đến đây, du khách có thể thả bộ theo những con đường mòn trong làng, tham quan những lò gốm đang hoạt động, thăm những người thợ làm gốm Bát Tràng với đôi bàn tay tài hoa, những con người không chỉ sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời mà trong họ vẫn còn nguyên đó tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền.

Không những vậy, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng những con ngõ nhỏ với những bức tường đắp đầy than độc đáo hết sức đẹp mắt, ngắm nhìn những bình gốm sứ được xếp hàng hàng lớp lớp dọc vệ đường, thỏa sức mua sắm trong những gian hàng gốm sứ đẹp mắt tinh xảo… Còn có thể học làm gốm để tự làm cho mình những sản phẩm riêng, một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Hay như làng lụa Hà Đông (làng lụa Vạn Phúc), thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa ở đây từng được chọn may trang phục cho triều đình.

Sản phẩm lụa Vạn Phúc đa dạng như: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Điểm đặc biệt ở những tấm lụa truyền thống được dệt nên từ chất liệu tơ tằm tự nhiên, mang nét mềm mại, mịn óng và tinh tế mà không nơi nào có được.

Những năm qua, xu hướng du lịch làng nghề đang hấp dẫn, bởi thế, du khách tham quan không chỉ đến ngắm nhìn, mua sản phẩm mà muốn được tham gia, học hỏi kỹ năng làm nghề và muốn tự tay tạo ra sản phẩm.

Đến đây, du khách được tham quan xưởng dệt, được tìm hiểu quy trình để tạo ra những tấm lụa mềm mịn, từ công đoạn như khâu tơ, hồ sợi, khâu dệt đến khâu nhuộm… Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt. Ngoài ra, du khách còn được thăm chùa làng và đình làng, nơi thờ phường cửi và thờ Đức Thành Hoàng Làng.

Tạo “cú hích” cho làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển
Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước được đông đảo du khách ghé thăm mỗi khi có dịp tới Hà Nội

Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội với hàng chục làng nghề truyền thống như: Giày da Phú Yên; may mặc Vân Từ; Khảm trai Chuyên Mỹ; Đồ gỗ Tân Dân, Văn Nhân; Cơ kim khí Đại Thắng; Sản xuất mây giang đan, cỏ tế Phú Túc; Tò he ở Thôn Xuân La, xã Phượng Dực; Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm...

Tính chung trên địa bàn huyện Phú Xuyên hiện có 156/156 làng, cụm dân cư làm nghề (chiếm 100%) với 78 làng nghề được duy trì và phát triển; 39 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp Thành phố. Trong đó, có 9 làng khảm trai, 10 làng đan cỏ tế, 10 làng sản xuất đồ mộc, 12 làng may mặc và làm giày…

Sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một trường trung cấp nghề và một trường cao đẳng nghề, hàng năm đào tạo khoảng trên 1.000 học viên với các ngành nghề đa dạng, phong phú.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, 313 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề những năm qua được Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Theo đó đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ được 56 làng nghề xây dựng thương hiệu. Sản phẩm làng nghề ngày một đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren, đồ gỗ, chế biến nông sản thực phẩm (bánh kẹo, giò chả, chè…).

Tạo “cú hích” cho làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển
Phú Xuyên được mệnh danh là “đất trăm nghề” trong đó có nghề nặn Tò he ở Thôn Xuân La, xã Phượng Dực

Các làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất qua các năm. Thống kê cho thấy, toàn thành phố có hơn 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, khoảng 20 làng nghề đạt doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách của các địa phương.

Có thể thấy, du lịch làng nghề ngày càng hấp dẫn du khách và trở thành một hướng phát triển mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội. Hình thức du lịch này góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương của Thủ đô.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề cần có sự bắt tay của các doanh nghiệp, tại các làng nghề của Thủ đô cần giữ được nghệ nhân, giữ lại những ngôi nhà có kiến trúc cổ, sưu tầm các sản phẩm nổi tiếng, có phòng trưng bày hiện vật lịch sử phát triển làng nghề.

Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; Huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch.

Ngoài ra cũng cần có sự liên kết giữa các làng nghề, tạo sự kết nối sâu rộng giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ. Góp phần nhân lên sức mạnh thương hiệu, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các làng nghề của Thủ đô.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm