Tag
Thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô

Đô thị 16/04/2025 11:33
aa
TTTĐ - Thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP yêu cầu vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô
Luật Thủ đô: Tạo bứt phá, động lực để Hà Nội “cất cánh”
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Triển khai đồng bộ hệ thống các quy hoạch

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2059-QĐ/UBND về kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, kế hoạch Hà Nội đề ra 20 chỉ tiêu, 70 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; 227 nội dung công việc cần triển khai và 201 dự án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trên địa bàn thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tập trung rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô.

Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương) thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, các quy hoạch đô thị, nông thôn và các quy hoạch của thành phố.

Các đơn vị cũng rà soát, điều chỉnh, bãi bỏ hoặc tham mưu điều chỉnh, bãi bỏ các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, phương án để bảo đảm phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô và tuân thủ theo quy định pháp luật; đặc biệt bãi bỏ các quy hoạch không còn phù hợp với thực tế, quy định pháp luật; quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn…

Ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược có công nghệ tiên tiến

Về nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực, UBND thành phố yêu cầu vận dụng các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô. Việc sử dụng các nguồn lực cần hướng đến tạo những đột phá và thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô.

Cùng với đó là việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách nhà nước và đầu tư công; tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công ở tất cả các cấp ngân sách gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội về tài chính, ngân sách, đầu tư tại Luật Thủ đô, các Nghị quyết của Quốc hội đối với thành phố Hà Nội.

UBND TP Hà Nội yêu cầu, quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là nguồn lực từ đất đai để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển; rà soát, sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô để bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng có hiệu quả.

Nghiên cứu cơ chế khai thác giá trị tăng lên từ đất khi đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị; các chính sách thuế bất động sản, các loại phí đặc thù… để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan thúc đẩy thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trung ương trên địa bàn thành phố, Vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, tạo tác động lan tỏa, dẫn dắt thu hút vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đề nghị Trung ương và các bộ, ngành quan tâm để Hà Nội sử dụng các gói vay ODA cho phát triển hệ thống đường sắt đô thị.

TP đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, nhất là đối với các dự án phát triển hạ tầng đô thị.

Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước có công nghệ tiên tiến, có nguồn vốn lớn, có cam kết gắn bó lâu dài với thành phố, nhất là trong những ngành kinh tế trụ cột của Thủ đô. TP thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm du lịch và dịch vụ, trung tâm logistics, khu đô thị mới và nhà ở xã hội.

Hà Nội đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại, cung cấp thông tin rộng rãi đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về quy hoạch và các định hướng phát triển của thành phố.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm