Tag

Khán giả Việt kém mặn mà với múa rối nước

Văn hóa 29/09/2019 10:38
aa
TTTĐ - Rối nước truyền thống là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng của người Việt nói chung. Song trước thời buổi hội nhập nhiều thú vui mới lại, rối nước ít được khán giả Việt Nam quan tâm.

Khán giả Việt kém mặn mà với múa rối nước

Ngày 10/6/2019, hãng thông tấn AFP đăng tải bài viết phản ánh thực trạng đón nhận rối nước của khán giả Việt Nam. Bài có tên: "Du khách giữ cho nghệ thuật rối nước Việt Nam phát triển". AFP mở đầu bằng những ghi nhận tại Nhà hát Múa rối Thăng Long. Các buổi diễn ở đó trở thành điểm đến yêu thích trong chuyến tham quan Hà Nội của du khách, thu hút hàng nghìn người mỗi tuần. Nhiều khách nước ngoài biết đến rối nước lần đầu.

Khán giả Việt kém mặn mà với múa rối nước

"Tôi chưa từng xem một show múa rối như thế này bao giờ. Tôi thấy những con rối câu cá, nhảy múa và nhiều màn biểu diễn khác nữa", du khách người Mỹ Caroline Thomoff chia sẻ với AFP sau khi xem xong một vở rối nước.

Theo nguồn tin, rối Việt Nam tồn tại là nhờ du khách và người bản địa đón nhận loại hình nghệ thuật này không nhiều, nhất là thế hệ trẻ. "Hơn một nửa trong tổng dân số 93 triệu người ở Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 và họ thích các loại hình giải trí điện tử hơn. Trong khi rối nước có vẻ bị lãng quên tại quê nhà, loại hình nghệ thuật này lại vẫn thu hút sự chú ý từ bên ngoài", AFP viết.

Trả lời trên AFP, nghệ nhân điêu khắc Phạm Đình Viêm chia sẻ: "Ngày nay giới trẻ có nhiều loại hình giải trí để chọn lựa nên ngoài các dịp lễ hội, chúng tôi không thể biểu diễn suốt được vì khán giả Việt Nam không xem nhiều". Theo nghệ nhân Phạm Đình Viêm, một trong những nguyên nhân khiến rối nước kém hấp dẫn khán giả Việt là do kịch bản cũ, các màn biểu diễn không thay đổi. "Trong nửa đầu năm nay, đạo diễn người Canada Robert Lepage đã khiến khán giả Toronto trầm trồ với vở opera The Nightingale, trong đó khu vực dàn nhạc được biến thành một hồ nước cho các ca sĩ kiêm nghệ nhân múa rối điều khiển các con rối. Cách tiếp cận sáng tạo như vậy rất có thể là bí quyết để làm sống lại loại hình nghệ thuật lâu đời này ở Việt Nam", anh nhận định.

Khán giả Việt kém mặn mà với múa rối nước

Theo nhà Rối học Nguyễn Huy Hồng, nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ XI – XII khi Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta gắn liền với những điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt của những người dân nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với trí tưởng tượng phong phú và óc sang tạo của cha ông đã góp phần hình thành nên nghệ thuật rối nước.

Điều đáng nói là người đến thưởng thức đông đảo nhất trong các buổi biểu diễn rối nước lại không phải người Việt Nam mà là khách du lịch ở các nước đến từ châu Á, châu Âu. Hiếm khi thấy có khán giả là người Việt Nam hoặc có chăng chỉ là những người hướng dẫn viên du lịch. Số lượng khách nước ngoài tới xem có ngày lên tới hơn 200 khách. Nhà hát múa rối Việt Nam đã phải tăng cường số lượng ghế phụ mới đáp ứng đủ nhu cầu.

Nhà hát Múa rối Thăng Long vừa ra mắt vở rối “Mơ rồng”. Vở diễn tham dự Festival Sân khấu thử nghiệm Quốc tế tại Hà Nội – Việt Nam, năm 2019 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. “Mơ rồng” đồng thời cũng là cuộc thử nghiệm táo bạo khi kết hợp hiệu ứng âm thanh hiện đại của nhạc sỹ nổi tiếng người Úc, Darin Verhagen với nghệ thuật biểu diễn múa rối nước truyền thống của Việt Nam. Trong đó, âm nhạc và hiệu ứng âm thanh hiện đại làm nền tảng cho tiết tấu và tạo dựng không gian, khơi dậy nguồn cảm hứng cho diễn viên biểu diễn với nhiều loại hình rối kết hợp như rối nước, rối dây, rối lốt và rối que. “Mơ rồng” sẽ diễn khai mạc tại Festival các trường nghệ thuật sân khấu khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ 24 đến 28-9 tới. Với phong cách dàn dựng hiện đại, tạo hình con rối đẹp,trang phục cầu kỳ… “Mơ rồng” hứa hẹn là một tác phẩm mới lạ và hy vọng gặt hái thành công tại Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế Hà Nội 2019 nhưng không quá kỳ vọng bởi khán giả trong nước.

Để trả lời câu hỏi “Tại sao người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ lại không xuất hiện ở nơi đây?”, các chuyên gia trong nghề cho biết: “Khán giả Việt Nam đến xem rất ít nếu không muốn nói là không có. Sở dĩ họ ít xem bởi họ còn có nhiều sở thích khác. Mục đích đầu tiên khi xây dựng Nhà hát múa rối là để phục vụ cho người Việt Nam mình, sau đó mới là giới thiệu, quảng bá nghệ thuật rối nước tới bạn bè Thế giới. Nhưng đến giờ thì lượng khách đến xem chủ yếu là người nước ngoài”.

Tôi may mắn gặp được một khán giả Việt trong “một biển” người nước ngoài đang xem biểu diễn. Đó là Bác Đặng Tiến Nam (57 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Với mức lương hưu ít ỏi thì giá vé 70 nghìn đồng/lượt, đồng hạng cho các ghế như vậy là hợp lí. Khi nhìn các nghệ sĩ ngâm mình dưới nước để điều khiển những con rối rất khéo léo thì quả thực mức giá như vậy là quá “bèo”.

Nằm cạnh hồ Gươm có vị thế được coi là đắc địa nhưng lượng khách đến xem múa rối ở Nhà hát múa rối Thăng Long rất thưa thớt. Ngay cả khi Nhà hát đã giảm một nửa giá vé cho học sinh – sinh viên nhưng ghế nhà hát vẫn thưa người. Buổi biểu diễn dài 45 phút mà cả đoàn chỉ diễn cho khoảng hơn 20 người xem. Những tiếng vỗ tay yếu ớt không đủ sức động viên các nghệ sĩ.

Do đặc thù khi biểu diễn phải ngâm nửa cơ thể xuống nước nên các nghệ sĩ luôn mặc quần bảo hộ đeo găng tay cao su giữ nhiệt. Sân khấu nước tại 57 Đinh Tiên Hoàng sâu gần 1 mét, mỗi người cầm một chiếc sào điều khiển con rối lấp sau những chiếc mành. Một nghệ sĩ cho biết: “Trước đây khi chưa có những thiết bị như quần cao su, diễn viên thường phải ngâm trực tiếp thân mình dưới nước bất kể nhiệt độ nào. Bởi vậy, các chứng viêm họng, cảm lạnh, đau lưng hay nhức xương khớp... xảy ra đối với chúng tôi là chuyện bình thường".

Mọi sinh hoạt, tập tục, nét đẹp trong cách sống giản dị rất đời thường của người Việt Nam đều được truyền tải qua rối nước. Nó chứa đựng trong đó tâm hồn, tính cách của người Việt. Đã từ lâu chúng ta luôn tự hào với bạn bè quốc tế về loại hình nghệ thuật này. Vậy mà, hiện nay chúng ta đang dần lãng quên chính nét văn hóa truyền thống của cha ông để lại.

Những thay đổi trong cuộc sống hiện đại có những tác động không nhỏ trong cách nghĩ, lối sống của giới trẻ. Các đoàn múa rối ra sức đổi mới các vở diễn, đem rối nước giới thiệu với bạn bè quốc tế và rất được đón nhận ở trời Tây. Còn gì hài hước bằng việc múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hóa thế giới trong khi chính người dân của loại hình văn hóa đó lại thờ ơ với nó.

Làm thế nào để nào để có thể bảo tồn, phát huy những tinh hoa, giá trị đặc sắc của loại hình nghệ thuật Múa rối nước là câu hỏi đặt ra không chỉ cho các cơ quan quản lí Nhà nước về Văn hóa mà còn là trách nhiệm của tất cả những người yêu mến, trân quý những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm