Khai thông nguồn lực cho giáo dục, y tế, văn hóa để phát triển Thủ đô
Ưu tiên đầu tư giáo dục, y tế, văn hóa giai đoạn 2022-2025
Đánh giá về thực trạng đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, di tích, báo cáo nội dung tờ trình, ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Hà Nội dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp. Tổng số trường công lập đến hết năm 2021 là: 2.237 trường. Trong đó, số trường đạt chuẩn quốc gia đến ngày 10/02/2022 là; 1.766 trường (đạt tỷ lệ 79%). Dự kiến đến hết năm 2025, tổng số trường công lập là: 2.400 trường.
Tuy nhiên, hiện nay tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận và tại một số huyện đang gây sức ép lởn đối với các trường học, không đảm bảo quy mô trường, lớp để đảm bảo đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy định về cơ sở vật chất của Trung ương thay đổi theo hướng tăng cao hơn so với trước đây (ví dụ như quy định về diện tích đất/học sinh).
Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày tờ trình tại kỳ họp |
Về lĩnh vực y tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 82 bệnh viện, trong đó có 41 bệnh viện công lập trực thuộc, gồm 13 bệnh viện đa khoa Thành phố, 13 bệnh viện đa khoa huyện, 15 bệnh viện chuyên khoa, số giưòng bệnh/1 vạn dân đạt: 27,5 giường.
Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao; phát triển và ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị. Nhưng cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện còn chưa đảm bảo.
Các đại biểu tham dự kỳ họp |
Trên địa bàn thành phố hiện có 21 cụm di tích Quốc gia đặc biệt (89 di tích đơn lẻ), 1.160 di tích cấp quốc gia, 1.452 di tích cấp thành phố và 3.221 di tích chưa được xếp hạng.
Hiện nay, thành phố đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2020, “100% các thôn, làng có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng” theo Chương trình 04-CTr/TƯ ngày 26/4/2016 của Thành ủy (hiện chỉ còn 40 nhà văn hóa còn thiếu do chưa có địa điểm để triển khai và các đơn vị chưa có đủ thủ tục để bố trí vốn). Tuy nhiên, hiện nay, còn tồn tại nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ, cần đầu tư, tôn tạo".
Tờ trình nêu, Tổng nhu cầu 3 lĩnh vực sau khi rà soát bước 1 và chuẩn xác lại các thông tin (như loại bỏ dự án trùng lặp ở phần nhu cầu do các đơn vị đề xuất; bổ sung dự án đã được ngân sách cấp thành phổ bố trí vốn trong năm 2021-2022 nhưng các Sở chuyên ngành chưa tổng hợp,...) và xác định nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối các cấp ngân sách là: 97.495 tỷ đồng, 3.385 dự án.
Trong đó, lĩnh vực giáo dục là 51.294 tỷ đồng, 1.649 dự án; lĩnh vực y tế là 18.513 tỷ đồng, 449 dự án; lĩnh vực di tích là 27.687 tỷ đồng, 1.287 dự án.
Trọng tâm nhiệm vụ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của thành phố trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Trên cơ sở nguyên tắc cân đối nguồn sách các cấp, nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn danh mục dự án các cấp, định mức ngân sách cấp TP hỗ trợ cấp huyện và tính toán khả năng cân đối ngân sách, UBND TP xác định tổng nhu cầu ngân sách cấp TP đầu tư với 3 lĩnh vực giai đoạn 2021- 2025 và các năm tiếp theo là 51.394,8 tỷ đồng, 1.470 dự án, gồm 236 dự án cấp TP 26.621,3 tỷ đồng; 1.234 dự án ngân sách TP hỗ trợ cấp huyện 24.773,5 tỷ đồng.
Về phân cấp, ủy quyền để thực hiện dự án, cấp huyện sẽ thực hiện toàn bộ thủ tục đầu tư các dự án cấp huyện được ngân sách TP hỗ trợ 1.234 dự án. Cấp TP thực hiện 236 dự án cấp TP.
Căn cứ năng lực triển khai, TP sẽ tiếp tục xem xét giao cho UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư, đồng thời với việc giao chủ trì phê duyệt các dự án về giáo dục, di tích và một số dự án y tế bệnh viên đa khoa tuyến huyện. TP tiếp tục xem xét tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện. Ngoài ra, cấp huyện sẽ chủ động thực hiện toàn bộ dự án theo phân cấp với 1.562 dự án do cấp huyện cân đối vốn 100% để thực hiện.
"Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: 20.440,5 tỷ đồng, được bù đắp từ các nguồn như sau: Từ nguồn tăng thu, thưởng vượt thu năm 2021: 13.090 tỷ đồng; Từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025: 3.000 tỷ đồng (dự phòng đầu tư công hiện nay 13.941,5 tỷ đồng); Số vốn còn thiếu 4.350,5 tỷ đồng đối với các dự án y tế, di tích, giáo dục (các dự án có tổng mức đầu tư lớn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi đề xuất triển khai), đề xuất cân đối từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố, hoặc từ tăng thu, thưởng vượt thu dự toán các năm 2022-2024 hoặc xem xét phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô theo tiến độ thực tế của dự án (mức huy động phù họp với quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội)", ông Đỗ Anh Tuấn cho biết.
Đối với ngân sách cấp huyện, các quận, huyện, thị xã sẽ cân đối ngân sách cấp huyện 36.583 tỷ đồng để thực hiện gồm: 6.025 tỷ đồng để đối ứng ngân sách cấp thành phố thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố hỗ trợ; 30.558 tỷ đồng để thực hiện 1.562 dự án cấp huyện do các quận, huyện, thị xã cân đối vốn 100%.
Khả năng cân đối ngân sách cấp huyện: cấp huyện có thể tự đảm bảo cân đối để thực hiện nhiệm vụ trên.
Với phương án nguồn lực ngân sách cấp thành phố cân đối cho 3 lĩnh vực trong giai đoạn 2021-2025 là 42.200 tỷ đồng để thực hiện 1.311 dự án, dự kiến kết quả đầu tư như sau: Có 655 dự án xây dựng trường học công lập được bố trí vốn đầu tư, sau khi hoàn thành, cấp trung học phổ thông do Thành phố quản lý được công nhận mới chuẩn mức 1 là 40, được công nhận chuẩn lại mức 2 là 83 trường, cấp trung học cơ sở, tiểu học, mầm non do cấp huyện quản lý có 222 trường được công nhận chuẩn mới mức độ 1, mức độ 2 và 292 trường được công nhận lại chuẩn mới mức độ 1, mức độ 2.
Cùng với ngân sách cấp huyện đầu tư hoàn thành tăng thêm 148 trường đạt chuẩn mới và 818 trường đạt điều kiện công nhận chuẩn lại. Dự kiến đến cuối năm 2025 tổng số trường công lập của Thành phố được công nhận đạt chuẩn là 2.040, đạt tỷ lệ 85% số trường công lập đạt chuẩn quốc gia.
Về lĩnh vực y tế, có 238 dự án lĩnh vực y tế sẽ được đầu tư xây dựng, bao gồm: 39 dự án bệnh viện đa khoa, trung tâm chuyên khoa được đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây mới đáp ứng yêu cầu chuyên môn về quy mô, công năng sử dụng, công suất hoạt động (gồm 4 bệnh viện tại 4 huyện có Đồ án thành lập quận; 8 bệnh viện chuyên khoa; 3 bệnh viện khu vực phía Tây, Nam, Bắc; 5 bệnh viện đa khoa tuyến thành phố, 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 3 trung tâm chuyên khoa và 2 chi cục trực thuộc Sở Y tế, 1 dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế); 199 trạm y tế, phòng khám đa khoa cấp huyện được hỗ ừợ đầu tư; ngoài ra cùng với ngân sách cấp huyện sẽ hoàn thành 351 dự án y tế cơ sở, góp phần nâng cao năng lực y tế cộng đồng phục vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân dân.
Cụm di tích Hoàng Thành Thăng Long, cổ Loa, di tích quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng kháng chiến gồm 49 công trình do cấp thành phố quản lý và 371 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố do các huyện, thị xã quản lý được đầu tư tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử, phát huy điểm đến.
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội Hồ Vân Nga |
Làm rõ về cân đối của ngân sách để đáp ứng vốn của kế hoạch
Thẩm tra về lĩnh vực này, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố cũng đồng tình, việc tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích là rất quan trọng, tạo điều kiện để phát triển giáo dục, y tế, gìn giữ và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thành ủy báo cáo Bộ Chính trị.
“Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất cao với sự cần thiết lập kế hoạch để ưu tiên, bảo đảm nguồn lực cho đầu tư xây dựng các công trình giáo dục, y tế, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích như đề xuất của UBND thành phố”, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội Hồ Vân Nga nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để có cơ sở phục vụ các đại biểu xem xét, thống nhất thông qua Kế hoạch, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND thành phố báo cáo làm rõ về khả năng cân đối của ngân sách các cấp để đáp ứng nhu cầu vốn của kế hoạch. Nhu cầu vốn cần bổ sung cho kế hoạch đầu tư công trung hạn các cấp để triển khai kế hoạch đầu tư cho 3 lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, nguồn vốn bổ sung so với số vốn đã được cân đối, xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của các cấp địa phương (cả cấp thành phố và cấp huyện) cần được thuyết minh thêm để bảo đảm tính khả thi.
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố tiếp tục rà soát số liệu, nhu cầu vốn đầu tư của 3 lĩnh vực, ưu tiên tập trung đầu tư các công trình trường học, y tế của các địa bàn, phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao và 5 huyện phấn đấu lên quận; đầu tư xây dựng các công trình bệnh viện theo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) để hoàn thành chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân, trong đó cần tính toán có giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư nhằm giảm áp lực đầu tư công, đặc biệt là các công trình bệnh viện đã được Thành ủy chỉ đạo thực hiện xã hội hóa đầu tư.
Do khối lượng dự án nhiều, nhiều dự án di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt thủ tục đầu tư phức tạp, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND thành phố chỉ đạo, phân loại có kế hoạch để sớm hoàn thành thủ tục đầu tư, hoàn thành tiến độ đầu tư theo kế hoạch và chịu trách nhiệm về danh mục, số liệu rà soát, trình duyệt.
Việc đầu tư mới, nâng cấp công trình trường học và y tế cần thực hiện đồng bộ gắn với quy hoạch và định hướng phát triển của các lĩnh vực này trong tình hình mới gắn với định hướng yêu cầu chuyển đổi số, bảo đảm hiệu quả, sử dụng tối đa các hạng mục, công năng của công trình sau đầu tư. Việc tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp các công trình di tích là cần thiết. Tuy nhiên, phương án tu bổ phải được cân nhắc xem xét kỹ lưỡng đối với từng công trình, không thực hiện đại trà; bảo đảm nguyên tắc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của công trình cũng như các hạng mục của công trình đó.