Tag

IPC vướng hàng loạt sai phạm nghiêm trọng gì?

Bạn đọc 02/11/2018 11:40
aa
TTTĐ- Vừa qua, Thanh tra TP HCM đã ban hành Kết luận Thanh tra (KLTT), chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (Công ty IPC).

IPC vướng hàng loạt sai phạm nghiêm trọng gì?

Hàng loạt sai phạm trong việc cho thuê khi chưa được chấp thuận tại tòa nhà văn phòng IPC.

Bài liên quan

Thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Samco

Sau Samco, Công ty thành viên Cảng Bến Nghé bị “điểm mặt” vì sai phạm

Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tại Tổng Công ty Samco và các công ty thành viên

Thiếu trách nhiệm trong quản lý gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

Ngày 6/4/2018, Thanh tra TP HCM đã ra Quyết định số 68/QĐ-TTTP-P6 về việc thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh (thời kỳ 2016 – 2017) tại Công ty IPC- Doanh nghiệp Nhà nước do UBND TP HCM sở hữu 100% vốn điều lệ.

Sau hơn 6 tháng, Thanh tra TP HCM đã ban hành KLTT số 33/LK-TTTP-P6 ngày 18/10/2018 (KLTT số 33) chỉ ra hàng loạt sai phạm trong kinh doanh, quản lý của Công ty IPC.

Cụ thể, theo kết luận trên cho biết, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty IPC, về tổng thể có lợi nhuận hàng năm nộp Ngân sách Nhà nước, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng đi xuống thể hiện ở việc doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch năm sau thấp hơn năm trước và không đạt so với kế hoạch.

Kết luận thanh tra số 33 về việc hoạt động kinh doanh của Công ty IPC.
Kết luận thanh tra số 33 về việc hoạt động kinh doanh của Công ty IPC.

Trong đó, nguồn thu chủ yếu là từ lợi tức tại các công ty con, công ty liên kết chiếm tỷ trọng lớn (năm 2016 là 79,95%, năm 2017 là 72,1 %), nguồn từ hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp tại công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu (năm 2016 là 11,24%, năm 2017 là 7,43%).

“Như vậy, với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp tại công ty chưa thể hiện hiệu quả, công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý vốn, tài sản không hiệu quả, không tương xứng với bộ máy nhân sự của công ty. Cần phải khắc phục kịp thời để đảm bảo nguồn vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển”, KLTT số 33 nêu rõ.

Về công tác quản lý tài chính, tài sản, chế độ kế toán, KLTT cũng chỉ ra Công ty IPC để xảy ra thiếu sót, sai phạm như chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng bến phao từ 2003 đến 2013 là hơn 1,56 tỷ đồng, chưa thực hiện chuyển cho Công đoàn cấp trên kinh phí công đoàn số tiền hơn 1,41 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty IPC hoạt động kinh doanh có lợi nhuận nhưng lại đi vay ngân hàng để nộp lợi nhuận vào ngân sách, nhằm tạo quan hệ tín dụng với ngân hàng là không phù hợp, làm phát sinh khoản lãi vay hơn 8 tỷ đồng.

Cũng theo KLTT số 33, IPC còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, thực hiện các hợp đồng kinh tế không chặt chẽ, thanh toán tiền vượt giá trị quyết toán để đối tác chiếm dụng vốn mà không thực hiện hợp đồng với số tiền bị chiếm dụng lớn. Trong đó, 2 khoản nợ công bị chiếm tỷ lệ lớn của Công ty CP ĐT XD số 8 và Công ty TNHH Tư vấn XD Sino Pacific tổng số hơn 47 tỷ đồng.

Thực hiện không đúng chỉ đạo của UBND TP trong việc giao cho IPC khu đất tại khu A Phú Mỹ Hưng để đầu tư xây dựng làm trụ sở làm việc của IPC nhưng đơn vị này lại đi cho thuê lại với tổng doanh thu từ năm 2010 đến 2017 hơn 295,9 tỷ đồng.

Trong hai năm 2016 và 2017, Công ty IPC có nhiều sai phạm trong việc quản lý, chỉ định nhà đầu tư không đúng theo quy định liên quan tới Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Công ty Sadeco) và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (Công ty Hiệp Phước); t đó đã khiến IPC mất quyền kiểm soát Sadeco và Hiệp Phước, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

“Các sai phạm nêu trên có dấu hiệu nhóm lợi ích, gây bất lợi và có khả năng thiệt hại cho vốn Nhà nước do Công ty IPC làm đại diện chủ sở hữu, có dấu hiệu vi phạm điều 179 Bộ luật Hình sự năm 2015 qui định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Cần được làm rõ để có cơ sở kết luận những thiệt hại”, KLTT số 33 nêu.

Đi công tác nước ngoài như… đi chợ

Theo KLTT số 33, trong 2 năm 2016 và 2017, Công ty IPC đã tổ chức các chuyến đi nước ngoài, với tổng số tiền chi trả hơn 1,3 tỷ đồng.

Cụ thể, tại chuyến đi công tác tại Bỉ, Hà Lan và Hoa Kỳ năm 2016 kéo dài 11 ngày với mục đích để nghiên cứu chuẩn bị đầu tư Khu công nghiệp Hiệp Phước. Chuyến đi gồm có ông Tề Trí Dũng, Tổng Giám đốc và ông Phạm Xuân Trung, ông Trần Đăng Linh, bà Hồ Thị Thanh Phúc. Kinh phí chi từ nguồn ngân sách chuẩn bị đầu tư Khu đô thị – công nghiệp – cảng Hiệp Phước.

Ngày 22/11/2016, Công ty IPC và Công ty CP Du lịch Bến Thành ký thanh lý hợp đồng là hơn 1,14 tỷ đồng.

Trụ sở Công ty IPC.
Trụ sở Công ty IPC.

Theo Thanh tra TP HCM, trong chuyến công tác này, ông Dũng, ông Linh và bà Phúc đi công tác nước ngoài vượt quá 5 ngày so với quyết định của UBND TP HCM, ông Trung vượt 7 ngày.

Ngoài ra, các công nhân viên Công ty IPC còn sai phạm trong các chuyến đi Nhật Bản, Hồng Kông, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Pháp.

Đặc biệt là chuyến đi Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha và Pháp 10 ngày có ông Tề Trí Dũng, ông Trần Đăng Linh. Ngoài ra còn 6 thành viên khác trong chuyến đi nhưng không có quyết định đi công tác nước ngoài là ông Phạm Xuân Trung, ông Nguyễn Trường Bảo Khánh, ông Vũ Xuân Đức, bà Bùi Hải Hà, bà Trương Thị Hương Giang và ông Dương Minh Nhựt.

Theo KLTT số 33 thể hiện, ngày 01/11/2017, Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn và Công ty CP Dịch vụ Du lịch Bến Thành ký hợp đồng về tổ chức tour du lịch nước ngoài, số lượng 11 khách với giá trị hợp đồng là hơn 2,7 tỷ đồng (tức 246 triệu đồng/khách).

Số ngày đi nước ngoài của người quản lý Công ty IPC trong hai năm 2016 và 2017 rất nhiều, chiếm tỉ lệ lớn trong số ngày làm việc của năm, làm ảnh hưởng đến việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, các cán bộ chủ chốt có số ngày đi nhiều nhất như ông Tề Trí Dũng đi 106 ngày, ông Phạm Xuân Trung đi 89 ngày, ông Vũ Xuân Đức đi 84 ngày, ông Trần Đăng Linh đi 83 ngày, ông Nguyễn Trường Bảo Khánh đi 59 ngày...

Hơn nữa, ngoài việc đi công tác, những người được cử đi còn kéo dài thời gian không báo cáo và không có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

“Đến nay vẫn chưa thể hiện được kết quả đạt được cho hoạt động của công ty từ các chuyến đi công tác nước ngoài, gây lãng phí tiền của Nhà nước tại Công ty IPC và các đơn vị thành viên có vốn góp của Nhà nước. Cần được cấp ủy đảng có thẩm quyền kiểm tra, kết luận làm rõ dấu hiệu vi phạm và xử lý theo quy định”, KLTT số 33 thể hiện.

Sáng 29/10, UBND TP HCM xác nhận đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Tề Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty IPC do liên quan đến các sai phạm tại IPC mà công an đang điều tra.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm