Tag

Hợp tác, chuyển đổi vì một thị trường lao động bền vững

Lao động - Việc làm 22/01/2023 10:10
aa
TTTĐ - Thị trường lao động Việt Nam trong năm 2022 đã có nhiều tín hiệu tích cực, chất lượng việc làm, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được cải thiện. Với mục tiêu phát triển bền vững, trong năm tới, trọng tâm được đặt ra là việc tăng cường hợp tác quốc tế và dịch chuyển lao động trong kỷ nguyên số.
Tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động bị mất việc làm Thủ tướng đề nghị xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiện đại, đa tầng, bao trùm, bền vững Để tất cả công nhân đều có Tết

Nhiều “điểm sáng”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng nhấn mạnh: “Lao động là yếu tố cơ bản của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và của cả nền kinh tế. Bên cạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của đất nước”.

Từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong nước và thị trường xuất khẩu lao động. Bên cạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, sau khi chuyển sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm khôi phục thị trường lao động và đã từng bước được phục hồi, phát triển.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, đến thời điểm này tất cả các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2022 của Bộ được triển khai tương đối toàn diện. Những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, ngành đã được Bộ trưởng, tập thể Bộ tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều mục tiêu đạt được bằng sự nỗ lực từ tinh thần và ý chí, không chỉ do có nguồn lực đầu tư.

Hợp tác, chuyển đổi vì một thị trường lao động bền vững
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đến thời điểm này thị trường lao động đã ổn định, cơ bản lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu, không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động; Tỷ lệ thất nghiệp được kiểm soát. Các khu vực phát triển công nghiệp, thu hút vốn FDI trọng điểm như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… cơ bản phát triển ổn định, chỉ có một vài nơi thiếu lao động cục bộ.

Theo Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) Vũ Trọng Bình, thị trường lao động Việt Nam kể từ đầu năm 2022 đã những chuyển biến tích cực. Thống kê của Cục Việc làm cho thấy, quý I/2022 có 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị tác động bởi đại dịch, đến quý II, con số này giảm còn 8 triệu người và tới quý III chỉ còn 4,4 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực (ít hơn 23,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước).

Tỷ lệ lao động bị mất việc làm đã giảm mạnh so với những quý trước, trong quý III, số lao động bị mất việc làm chỉ còn 0,3 triệu người (chiếm 6,4%), 1,3 triệu người tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, 1,2 triệu người bị cắt giảm giờ làm, 3,6 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Hợp tác, chuyển đổi vì một thị trường lao động bền vững
Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) ký kết bàn giao cổng dịch vụ việc làm với đại diện Hàn Quốc

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các yếu tố của thị trường lao động Việt Nam tiếp tục được tạo lập đồng bộ; Khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; Các chỉ tiêu thị trường lao động như chất lượng cung lao động, cơ cấu cầu lao động, thu nhập, tiền lương được, năng suất lao động, tính cạnh tranh của lao động đều được cải thiện và tăng lên.

Thích nghi với quá trình chuyển đổi số

Thực tế, chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lao động, việc làm, đòi hỏi người lao động phải thay đổi phương thức làm việc để có thể thích nghi và nắm bắt cơ hội; Doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành truyền thống để phù hợp với một xã hội được chuyển đổi số; Chính phủ phải có những quyết sách linh hoạt, kịp thời và số hóa hình thức quản lý.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kỹ năng số là một trong những yếu tố quan trọng đối với người lao động trong bối cảnh các hình thái công việc và tính chất công việc không ngừng thay đổi. Theo thống kê tại Việt Nam, 68% công việc hiện đòi hỏi kiến thức về kỹ năng số. WB cho rằng số lượng việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại, và một số lượng việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất.

Với Việt Nam, sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh và xu hướng ứng dụng robot vào sản xuất hiện nay đang đặt ra thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, ngành đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.

Có 3 nhóm giải pháp trọng tâm: Áp dụng công nghệ, số hóa trong việc kết nối cung cầu lao động; Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước; Ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mới. Kết quả đạt được từ các giải pháp trên đã giúp tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên liên tục tăng qua các năm (tỷ lệ qua các năm 2019 đến 2022 lần lượt là 22,37%; 24,6%; 26,1% và 26,2%).

Hợp tác, chuyển đổi vì một thị trường lao động bền vững
Hàng nghìn sinh viên tìm được việc làm và cơ hội phỏng vấn từ chương trình “Ngày hội tuyển dụng, việc làm năm 2022”

Quá trình số hóa nhanh chóng quy trình tuyển dụng, hướng đến tuyển dụng trực tuyến, đánh giá trực tuyến, thậm chí là quy trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới cũng diễn ra trực tuyến đang ngày càng phổ biến.

Cùng với những xu hướng này, Việt Nam cũng đã nhanh chóng chuyển sang hình thức làm việc từ xa và hình thức làm việc linh hoạt (kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa). Xu hướng việc làm này nhiều khả năng sẽ là một phần tất yếu của giai đoạn bình thường mới và sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh từng nêu ra 6 giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, Thứ trưởng nhấn mạnh giải pháp về đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng giáo dục đào tạo mà trọng tâm đó là chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, thay đổi phương thức giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình nhìn nhận, Việt Nam cần tăng cường công tác thông tin truyền thông để khẳng định với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước; Khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực; Rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như đẩy mạnh đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung.

Cụ thể hóa vấn đề này, trong năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH đã tham gia nhiều chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam như: Đối thoại lao động Việt Nam - Hoa Kỳ; Tăng cường hợp tác với Tổ chức Lao động quốc tế ILO; Tăng cường hợp tác Việt Nam - Lào về lao động, phúc lợi xã hội và nguồn nhân lực; Hoạt động phân tích “Phát triển kỹ năng Việt Nam hướng tới quốc gia có thu nhập cao…

Lãnh đạo Cục Việc làm cũng cho rằng, về lâu dài, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động; Xây dựng bản đồ công nghiệp của Việt Nam để xác định các chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng phục vụ khai thác, phân bổ, sử dụng lao động trên toàn quốc; Thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực.

Tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động bị mất việc làm Tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động bị mất việc làm
Túi quà hạnh phúc làm nên Tết của người lao động Túi quà hạnh phúc làm nên Tết của người lao động
Lan tỏa giá trị nhân văn, tạo ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô Lan tỏa giá trị nhân văn, tạo ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn Lao động - Việc làm

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn

TTTĐ - Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra Công đoàn.
Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Hà Nội Kinh tế

Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Nội vụ) vừa ban hành hướng dẫn thủ tục về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí Lao động - Việc làm

Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai các nội dung công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025.
Tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Kinh tế

Tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn triển khai Kế hoạch Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2025 trong hệ thống Công đoàn. Trong đó chú trọng gắn việc thực hiện Cuộc vận động với các hoạt động và phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn.
Đề xuất bỏ hỗ trợ thêm khi cán bộ, công chức nghỉ việc Lao động - Việc làm

Đề xuất bỏ hỗ trợ thêm khi cán bộ, công chức nghỉ việc

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi Thường trực HĐND TP Hồ Chí Minh đề xuất các nội dung dự kiến trình tại kỳ họp HĐND lần thứ 22 sắp tới. Đáng chú ý trong đó chính là dự thảo bãi bỏ chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, người lao động thôi việc vì tinh gọn bộ máy.
Chủ động bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc Kinh tế

Chủ động bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc

TTTĐ - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 31/5/2025, với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.
Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động Lao động - Việc làm

Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động

TTTĐ - UBND quận Hà Đông phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai mạc Phiên giao dịch việc làm năm 2025. Tại phiên giao dịch lần này, có 56 đơn vị tham gia và gần 8.400 chỉ tiêu tuyển dụng.
Tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp Kinh tế

Tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp

TTTĐ - Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025. Phiên giao dịch việc làm lần này chính là giải pháp quan trọng trong kết nối cung - cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp, doanh nghiệp tìm được nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển...
Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025 Lao động - Việc làm

Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Lao động - Việc làm

Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân

TTTĐ - Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng Công nhân năm 2025” với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.
Xem thêm