Tag
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Người Hà Nội 26/10/2024 10:40
aa
TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 hội tụ nhiều ngành công nghiệp văn hóa hứa hẹn mang đến những sáng tạo vô cùng phong phú cho công chúng thưởng thức. Một sê-ri sự kiện quy tụ 12 ngành công nghiệp văn hóa là dấu hiệu tích cực cho thấy sự phát triển đa dạng và sôi động của nền công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, xứng đáng với vị thế Thủ đô tiên phong của cả nước.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng Việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết Cần quan tâm hơn việc bồi đắp văn hóa cho thanh niên Thủ đô

Hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp văn hóa trở thành mũi nhọn phát triển của Thủ đô

Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa, tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố Sáng tạo" của UNESCO. Với chủ đề Giao lộ Sáng tạo, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với sự giao thoa hội tụ của 12 ngành công nghiệp văn hoá, là một minh chứng mạnh mẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp văn hoá trở thành mũi nhọn phát triển của Thủ đô.

Tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 Nhiều ngành công nghiệp văn hóa được giới thiệu đến gần công chúng hơn qua các mùa Lễ hội trước đây
Tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 nhiều ngành công nghiệp văn hóa được giới thiệu đến gần công chúng hơn

Bên cạnh các ngành du lịch văn hóa, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, ẩm thực, thời trang, quảng cáo, phần mềm và trò chơi giải trí đã là thế mạnh của các mùa trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội của năm 2024 tiếp tục thúc đẩy mở rộng sang lĩnh vực các không gian văn hóa sáng tạo, điện ảnh, truyền hình - phát thanh và xuất bản.

Thiết kế là ngành sáng tạo cốt lõi của Lễ hội qua các năm, bao phủ lên mọi hoạt động và không gian của thành phố. Thiết kế bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm, thiết kế thời trang… Thiết kế cũng gắn liền với kiến trúc, các công trình biểu tượng của Lễ hội.

Thiết kế cũng có thể hiểu là “tư duy thiết kế” - một phương pháp tư duy mới mẻ của Ban tổ chức Lễ hội - nhằm tìm ra các phương cách giải quyết đề bài tạo ra một lễ hội đa dạng và sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, đồng thời cổ vũ sự tham gia của các quận, huyện, xã và các cơ quan đơn vị trên địa bàn.

Sự hiện diện của ngành thiết kế kiến trúc (theo nghĩa hẹp) và tư duy thiết kế theo nghĩa rộng được thể hiện rất rõ ở các công trình biểu tượng của Lễ hội.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Không gian "Cung thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai" tận dụng chính cảnh quan ký ức của Cung Thiếu nhi đồng thời phủ lên đường nét kiến trúc ban sơ của công trình một diện mạo mới. Điều này không chỉ thể hiện sự trân trọng với những gì vốn hiện diện và lưu giữ trong lòng Cung Thiếu nhi Hà Nội mà còn gợi mở về cách nhìn nhận hết sức sáng tạo và cởi mở: không gian tự thân trở thành một chất liệu và là một cộng sự nghệ thuật thay vì là một nơi trưng bày các tác phẩm bất kỳ.

Pavilion "Hành lang Ấu trĩ" với thiết kế kéo dài đến vô tận các hành lang ở Cung Thiếu nhi ra sân chung bên ngoài thể hiện một cách tiếp cận thú vị trong thiết kế kiến trúc: Điểm giao giữa các hành lang trong cung trở thành những khối trưng bày chính, giúp công chúng nhìn ngắm và trân trọng những hành lang đã luôn hiện diện nhưng ít được chú ý tới.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Pavilion "Dòng" - cụm hai công trình kiến trúc được thiết kế tại khu vực Bắc Bộ Phủ và Vườn hoa Diên Hồng nhằm đề đạt một ý tưởng khác: đưa công chúng đi từ một không gian “mở” (Vườn hoa Diên Hồng) đến không gian “đóng” (bên trong Bắc Bộ Phủ) tựa như một dòng chảy lịch sử, dòng chảy ký ức từ cộng đồng đến riêng tư. Không gian dẫn đến các cánh cửa của Bắc Bộ Phủ lần đầu tiên sẽ được mở ra và công chúng có thể quan sát được những điều thú vị về tòa nhà lịch sử ngay từ cụm kiến trúc này.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" tại tòa nhà 19 Lê Thánh Tông (tiền thân là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, sau này là Đại học Tổng hợp Hà Nội và hiện nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ thiết kế trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương.

Bản chất đa liên ngành và tính kết nối mạnh mẽ

Sự xuất hiện của ngành Mỹ thuật và nghệ thuật đương đại bao gồm các tác phẩm hội họa, điêu khắc, tranh ảnh, sắp đặt nghệ thuật sẽ góp phần tạo nên không gian nghệ thuật đa dạng và sinh động cho mùa Lễ hội năm nay.

Triển lãm "Cổ tích về Amadeus Vũ Dân Tân" là một chuỗi sắp đặt điêu khắc khổ lớn, lấy cảm hứng và tiếp biến những bức vẽ phác thảo mang tên "mộng tưởng kiến trúc" của nghệ sĩ Vũ Dân Tân.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Ngành thời trang năm nay tiếp tục có sự hiện diện mạnh mẽ tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội. Những bộ sưu tập mới nhất, thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng của mỗi nhà thiết kế qua Trình diễn thời trang Học viện Thiết kế và Thời trang London. Sự kiện Hanoi Fashion Journey 2024 do diễn đàn Sinh viên Thời trang Việt Nam tổ chức sẽ đem đến những phút giây mãn nhãn, đồng thời quảng bá tôn vinh các nhà thiết kế trẻ ngay tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám và Nhà hát Lớn lịch sử.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Lĩnh vực âm nhạc là không thể thiếu, một điểm nhấn đặc biệt là sự trở lại của show Rock: "Hà Nội chốn đi về" - một trong những chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Với sự quy tụ của các band nhạc rock lâu đời tại Hà Nội qua các thập kỷ: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, và Blue Whales, sự kiện sẽ mang đến một không khí sôi động và hào sảng - thể hiện tinh thần của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội.

Ở một quy mô ấm cúng, workshop Trạm Chơi - Những thanh âm ngẫu hứng được điều hành bởi nghệ sĩ Ian Richter cùng giám tuyển Ngụy Hải An sẽ tập trung vào việc tạo ra những âm thanh ngẫu hứng từ các nhạc cụ được làm từ vật liệu tái chế như vỏ chai, hộp, ống nhựa, gỗ đã qua sử dụng. Những nhạc cụ kỳ lạ nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thiện này góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm âm nhạc và gợi mở tư duy.

Lĩnh vực điện ảnh năm nay thực sự nổi bật hơn rất nhiều với các bộ phim dài, phim tài liệu, phim hoạt hình sẽ được trình chiếu, giới thiệu đến công chúng những góc nhìn sinh động về cuộc sống và xã hội.

Lĩnh vực xuất bản xuất hiện tại Lễ hội, bao gồm các hoạt động giới thiệu những cuốn sách mới, những tác phẩm văn học nghệ thuật độc đáo.

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

Điều đặc biệt nhất về Lễ hội, đó chính là sự kết hợp và giao thoa, thể hiện bản chất đa liên ngành, tính kết nối mạnh mẽ giữa các ngành công nghiệp văn hóa.

Cung Thiếu nhi Hà Nội và tuyến chính lễ hội chính là nơi trình diễn và thể hiện của nhiều hoạt động đa dạng khác nhau. Ngay trong từng hoạt động cũng cho thấy sự kết hợp giữa các nhóm/tổ chức và cá nhân tài năng đến từ các ngành nghề khác nhau.

Sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp văn hóa và sự giao thoa giữa các ngành trong mùa Lễ hội còn được thể hiện qua các hội thảo nóng bỏng, bàn về các xu hướng và tầm nhìn sáng tạo cho thành phố.

Một loạt các tọa đàm như: Hội thảo "Di sản văn hóa phi vật thể và việc phát triển công nghiệp văn hóa ở thủ đô HN - Lý luận và thực tiễn"; Hội thảo "Xây dựng mô hình, sản phẩm công nghiệp văn hóa từ nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể ở Thủ đô Hà Nội"; Tọa đàm "Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo"; Hội thảo khoa học "Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật"… đem đến các chủ đề hấp dẫn và các diễn giả sâu sắc, giúp gợi mở cho người tham gia cùng hành động cho tương lai của thành phố sáng tạo.

Đọc thêm

Xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, phong cách ứng xử Người Hà Nội

Xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, phong cách ứng xử

TTTĐ - Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" trên địa bàn huyện Thanh Oai, UBND huyện chủ trương phấn đấu xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, lối sống, phong cách ứng xử. Xây dựng người Thanh Oai - Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt Người Hà Nội

Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt

TTTĐ - Chỉ thị số 30-CT/TU nhấn mạnh đến yếu tố “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Gần một năm qua, Chỉ thị thực sự đi vào đời sống của công dân Thủ đô bởi sự đi đầu, gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo các cấp trong tất cả các hoạt động của thành phố, đặc biệt là những dịp hệ trọng.
Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" Người Hà Nội

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.
Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội" Người Hà Nội

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội"

TTTĐ - Vào 18 giờ ngày 29/11, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội"; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ Người Hà Nội

Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Hà Nội đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ngành, đơn vị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai Kế hoạch số 182/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”. Chính vì thế, sau gần 1 năm xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo các nội dung tại Kế hoạch của thành phố và quận đề ra, Tây Hồ đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào.
Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp" Người Hà Nội

Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp"

TTTĐ - Quận Tây Hồ (Hà Nội) tích cực tuyên truyền trong cán bộ và Nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội bằng những hành động cụ thể “Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp” thông qua các cuộc họp, sinh hoạt câu lạc bộ của các hội, đoàn thể.
Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô Người Hà Nội

Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô

TTTĐ - Sau 15 năm triển khai, phong trào thi đua "Dân vận khéo", quận Cầu Giấy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của địa phương và Thủ đô.
Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn Người Hà Nội

Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn

TTTĐ - Gần một năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", văn hóa công dân Thủ đô tiếp tục được bồi đắp, phát triển. Mỗi người Hà Nội đều bằng những việc làm tích cực để chung tay xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, thân thiện, mến khách và trở thành điểm đến hấp dẫn với bạn bè quốc tế.
Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Xem thêm