Tag

Học sinh THPT như “ngồi trên đống lửa” vì những thay đổi đột ngột của kỳ thi THPT

Giáo dục 24/04/2020 13:55
aa
TTTĐ - Thấp thỏm, lo âu, bối rối, hoang mang… đó là những trạng thái mà học sinh lớp 12 hiện nay đang gặp phải khi Bộ GD&ĐT công bố phương thức thi mới với mục tiêu giảm tải cho thí sinh.

Học sinh THPT như “ngồi trên đống lửa” vì những thay đổi đột ngột của kỳ thi THPT

Những thay đổi phương thức thi khiến thí sinh thế hệ "2K2" lo lắng

Bài liên quan

Thi chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT 2020: Học sinh, giáo viên đều hoang mang

Quyết định mới nhất về kỳ thi THPT Quốc gia 2020 từ Bộ GD-ĐT

Sau khi bỏ môn thứ tư, học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội cần lưu ý gì?

Thay đổi kỳ thi năm nay bắt đầu từ tên gọi, không còn thi THPT quốc gia nữa mà thi tốt nghiệp phổ thông. Theo đó mục tiêu cũng thay đổi, từ 2 thành 1 mục tiêu xét tốt nghiệp. Còn các trường đại học thì tự chủ tuyển sinh.

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, phương án thi năm nay nhằm giảm tải cho học sinh và cũng thực hiện Luật Giáo dục đại học năm 2019 và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020.

Tuy nhiên, những thay đổi đột ngột này khiến học sinh đang theo học lớp 12 lại một phen xáo trộn tâm lý, “đứng ngồi không yên”, bởi thời gian không còn nhiều trong khi có thể các em phải đối mặt với nhiều kỳ thi mới vào được đại học.

Bạn Trần Phương Thảo, học sinh lớp 12 trường THPT Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi Bộ GD&ĐT công bố thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia, em lo lắng nhiều hơn. Em vừa làm một đề thi tốt nghiệp nhưng đồng thời có thể phải thi thêm nhiều kỳ thi khác tại những trường đăng ký theo nguyện vọng”.

Năm nay, Trần Thu Minh, học sinh lớp 12 trường THPT Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dự định sẽ thi khối D01 vào trường Đại học Ngoại thương và hai trường khác. Vì thế, thời gian nghỉ dịch, nữ sinh này tập trung tối đa cho việc luyện đề các môn trong khối thi của mình. Tuy nhiên khi nhận được thông tin kỳ thì THPT có thể chỉ để xét tốt nghiệp, Minh cảm thấy vô cùng hoang mang.

“Thay đổi này khiến em khá lo lắng và bỡ ngỡ bởi trước đây chỉ một kỳ thi thôi. Giờ có thể phải thi thêm nhiều kỳ nữa theo số lượng nguyện vọng mà mình đăng ký.

Ngôi trường em thi luôn ở tốp đầu, do đó khả năng cao trường này sẽ tổ chức kỳ thi riêng. Như vậy rất có thể em phải trải qua ít nhất 3 kỳ thi nữa sau khi thi tốt nghiệp mới có thể vào được đại học. Điều đáng nói là các kỳ thi sau đó chắc chắn sẽ khác nhau, trong khi em chưa biết cấu trúc đề thi ra sao để ôn luyện. Em chắc phải xem xét lại nguyện vọng chứ không thể đăng ký theo mơ ước của mình được”, Thu Mình lo âu.

Còn Phan Nhật Anh đang học lớp 12 trường THPT Việt Đức (Hà Nội) lại bày tỏ: “Em thực sự lo lắng, bởi việc thay đổi đột ngột kỳ thi như thế ảnh hưởng đến toàn bộ việc định hướng và ôn thi trước đó. Thời gian không còn nhiều mà học sinh vẫn phải vừa lo thi tốt nghiệp vừa phân chia ôn luyện cho những trường mình đăng ký thì làm sao kịp”.

Các trường THPT hiện nay cũng như “ngồi trên đống lửa” bởi ngoài việc cho học sinh tiếp tục học tập thì hướng ôn thi nào cho các em cũng là băn khoăn của nhiều thầy cô khi mục đích của kỳ thi thay đổi.

Điều đáng nói là mới chỉ cách đây hơn một tuần, Bộ GD&ĐT vẫn đưa ra phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ diễn ra như dự kiến nếu học sinh có thể trở lại trường trước ngày 15/6. Trong trường hợp đi học sau 15/6, Bộ sẽ giao cho các địa phương tự xét tốt nghiệp. Việc thay đổi khiến nhiều phụ huynh, học sinh cảm giác như mình bị “đánh úp”, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự định hướng, thậm chí là cả cách học và ôn thi của học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai Luật Giáo dục như Bộ đã nêu khi thay đổi kỳ thi cũng cần phải có lộ trình, bởi có Luật nhưng chưa có Nghị định, Thông tư và các quy định chi tiết về các trường thì sẽ kéo theo những xáo trộn trong năm học. Ngoài ra, nếu có lựa chọn tổ chức kỳ thi thì nên theo hướng vẫn đảm bảo yếu tố xét tốt nghiệp nhưng có sự phân luồng, phân loại học sinh để các trường, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề có thể sử dụng kết quả đó.

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm