Tag

Học sinh đang "cô đơn"... trên không gian mạng

Giáo dục 17/12/2021 21:49
aa
TTTĐ - Phải học online thời gian dài, lo lắng về kiến thức, cùng mong muốn về thành tích học tập của cha mẹ… là những nguyên nhân gây áp lực lớn cho học sinh. Cùng với đó, nhu cầu được tiếp xúc, cần lắng nghe, chia sẻ của người thân, bạn bè không có khiến học sinh đang ngày càng "cô đơn"...
Hà Nội sẽ hoàn thành tiêm mũi 2 cho học sinh trước ngày 31/12 Tháo gỡ khó khăn cho học sinh nghèo học trực tuyến Thầy cô và học sinh lớp 9 hối hả chạy đua ôn luyện kiến thức

Những tiếng kêu cứu…

Nhiều học sinh cảm thấy cô đơn vì phải tương tác một chiều khi học trực tuyến và không được chia sẻ
Nhiều học sinh cảm thấy cô đơn vì phải tương tác một chiều khi học trực tuyến và không được chia sẻ (Ảnh minh họa)

Nhiều phụ huynh cho biết, con họ dường như đang sống khép kín, buồn bã, lo âu, căng thẳng và ngại tiếp xúc, thiếu cởi mở. Không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con học sa sút. Càng nhắc nhở, con càng học kém đi…

Thời gian qua, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, rối loạn hành vi đã được nhiều chuyên gia tâm lý nhìn nhận, đặc biệt là trong giai đoạn học sinh dừng đến trường nhưng không dừng học. Điều đáng nói là học online nhưng khối lượng học trực tiếp và trực tuyến hầu như vẫn giữ nguyên dẫn đến học sinh không "tải" được. Bên cạnh đó, yêu cầu thi cử, điểm số, sự so sánh của cha mẹ… cũng đang gây áp lực cho với các con.

Dịch COVID-19 hơn 2 năm với 4 chu kỳ quá căng thẳng, học sinh phải ngồi hàng giờ, thậm chí là nhiều giờ trước máy tính. Việc tiếp xúc với máy tính quá lâu trong khi sự chú ý có giới hạn; Trẻ không tập trung chú ý vào học nhưng vẫn phải ngồi để điểm danh mà lứa tuổi dậy thì trẻ thường có nhiều mối quan tâm, khám phá, tìm hiểu... nên càng tạo áp lực lớn.

Mong muốn con có thành tích học tập cao cũng là áp lực với trẻ (ảnh minh hoạ)
Cha mẹ mong muốn con có thành tích học tập cao cũng là áp lực với trẻ (Ảnh minh họa)

Thạc sĩ Đỗ Thị Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý học đường, quản lý mô hình 3C tại Việt Nam cho biết, hiện trẻ con đang gặp áp lực liên quan đến việc học hành hay từ sự kỳ vọng của cha mẹ. Lứa tuổi THCS, các em chưa biết diễn đạt để người khác hiểu về mong muốn của bản thân nên bị thiệt thòi khi bày tỏ áp lực của mình với cha mẹ.

Nhiều trẻ nói với cha mẹ là con lo quá, con cảm thấy… Thậm chí ngồi 1 chỗ, lơ đãng, ăn không ngon nhưng cha mẹ không để ý đến biểu hiện về tâm lý này. Cũng có những trẻ đã tự làm đau mình để mong cha mẹ nghe thấy lời kêu cứu... Khi không được lắng nghe, không được chia sẻ, tình trạng kéo dài, trẻ có thể chọn phương pháp cuối cùng là tự tử”.

Cũng theo Thạch sĩ Đỗ Thị Trang, sự tiếp thu ngắn cùng độ phân tán tuổi dậy thì, nhu cầu có môi trường giao tiếp nhưng do dịch bệnh, trẻ bị cô lập chỉ còn chiếc máy tính và những giờ học. Điều này khiến cho học sinh có nhiều cảm giác về sự cô đơn và cảm thấy mình không được chia sẻ. Từ đó, trẻ sẽ ngắt kết nối với các bạn và mọi người xung quanh.

Điểm số trong trường học không phải là điểm số của cuộc đời

TS Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Việt Nam Thành công, Tổng Giám đốc Học viện Thành công cho biết, hiện tại, lượng học sinh bị áp lực tâm lý và vấn đề thần kinh rất nhiều.

Không ít học sinh học sa sút sau một thời gian học trực tuyến (ảnh minh hoạ)
Không ít học sinh học sa sút sau một thời gian học trực tuyến (Ảnh minh họa)

“Trước đây, trẻ chỉ sống trong thế giới nhỏ bé của mình là thầy cô, bạn bè và gia đình. Bây giờ các con tiếp xúc với máy tính, mạng xã hội, chúng nhìn ra bạn bè thế giới, bạn bè các tỉnh khác… tự so sánh và thấy áp lực quá lớn. Bởi khi xem, các con cũng thấy cần thay đổi để đáp ứng được theo nhu cầu xã hội, bạn bè…

Ngoài ra, dịch bệnh phức tạp, phải học online cũng tạo áp lực tâm lý với trẻ. Các học sinh không chỉ đơn giản là phát triển về mặt trí não mà còn phải phát triển về tình cảm và thể chất. Các em cần phải có tương tác, giao lưu nhưng hiện lại bị gò bó ngồi trước màn hình và hàng ngày phải làm một công việc đó là học tập. Sự tương tác một chiều dẫn tới năng lượng không được giải toả, từ đó ức chế, đình trệ, tạo căng thẳng, mệt mỏi cho trẻ con.

Theo điều tra của chúng tôi, có đến 23- 28% trẻ em có vấn đề về tâm lý, thần kinh, dễ nổi nóng. Bản thân các con đã thế rồi mà bố mẹ và thầy cô còn gây áp lực nữa thì sẽ tạo ra khủng hoảng lớn cho trẻ”, TS Vũ Việt Anh nhấn mạnh.

Học sinh đang

Vì vậy, bố mẹ cần là người bạn, chuyên gia tâm lý để khích lệ, động viên, giải tỏa bớt năng lượng cho con. Bố mẹ nên cùng con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí… để có tương tác xã hội nhiều hơn; Làm tươi mới cuộc sống, từ đó cân bằng cuộc sống cho các con.

“Làm gì thì làm nhưng phải sống đã, học gì thì học nhưng phải học làm người trước đã. Điểm số của trường học không phải là điểm số của cuộc đời. Trẻ con phải phát triển nhiều mặt từ thể chất, tinh thần, xã hội chứ không chỉ trí tuệ. Sống an toàn, bình yên, hạnh phúc qua đại dịch là điều quan trọng hơn điểm số. Qua nhiều câu chuyện về tâm lý học sinh, cha mẹ cần phải học cách ứng xử và tiếp xúc với con.

Về phía nhà trường, thầy cô cũng áp lực lớn. Tôi cho rằng, quản lý nhà trường đừng gây áp lực về thành tích đối với thầy cô giáo, nên có hướng dẫn, tập huấn để tăng tương tác cho giáo viên. Đối với thầy cô, trong giờ học, việc hướng dẫn các con học và để các con tự học tốt hơn rất nhiều so với việc học kiểu nhồi nhét kiến thức”, TS Vũ Việt Anh nhắn nhủ.

Hãy là “đồng bọn” của con

Ths. Đỗ Thị Trang, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý học đường , quản lý mô hình 3C tại Việt Nam đưa ra lời khuyên: "Mỗi ngày, cha mẹ hãy dành thời gian chất lượng để lắng nghe con, tin con và không phán xét.

Bố mẹ nên tham khảo tư liệu trên nhiều trang web để hiểu hành vi của con, yêu con… nếu có vấn đề thực sự thì hãy tìm trợ giúp về tâm lý.

Ngoài ra, trong gia đình, yếu tố làm gương cần phát huy nhiều hơn. Khi gia đình luôn xung đột, con sẽ cảm thấy không phục. Khi không tôn trọng, con sẽ không tâm sự…

Có 3 bước cha mẹ nên áp dụng với trẻ, đó là: Thấu hiểu (luôn hiểu nhu cầu của con); Đồng hành (trở thành đồng bọn, bạn của trẻ); Dẫn dắt thay đổi (kích hoạt dần dần sự thay đổi của con). Nếu ko làm được 2 bước đầu thì cha mẹ không thể làm bạn với trẻ.

Đối với nhà trường nên tổ chức những hoạt động mang tính chất chia sẻ, lắng nghe tâm tư học sinh theo tuần, từ đó nhận biết sớm những sự bất thường về tâm lý. Ngoài ra, các trường cần tránh việc chỉ học và học, nên có các chương trình để trẻ bộc lộ xúc cảm, giúp trẻ thải độc cảm xúc…

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm