Tag

Hiệu quả từ công trình nhà tránh lũ "hai trong một"

Môi trường 24/11/2020 08:13
aa
TTTĐ - Tại các vùng trũng thấp, công trình nhà tránh lũ có hiệu quả rất lớn trong công tác di dời người dân và tài sản. Trong đợt mưa lụt lịch sử vừa qua tại các tỉnh miền Trung, những công trình này đã thực sự phát huy hiệu quả, trở thành nơi tránh trú an toàn cho người dân.
Tiếp sức người dân miền Trung “hồi sinh” sau bão lũ Thừa Thiên - Huế: Xử lý cáp thông tin rác sau bão lũ Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai Hàng nghìn phần quà trao tới các địa phương khó khăn vùng lũ

Nhiều lợi ích thiết thực

Đợt mưa lũ lịch sử xảy ra tại tỉnh Quảng Trị vừa qua, thời điểm lũ lên cao nhất đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 và có nhiều nhà dân bị nước ngập sâu đến 3 mét. Nếu không nhờ những căn nhà tránh lũ thì những người dân sinh sống nơi đây không biết tá túc ở đâu để chờ hỗ trợ trong suốt những ngày mưa ngập.

Bà Nguyễn Thị Lài (ở xã Hải Định, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) cho biết: Nếu trận lụt lịch sử như vừa rồi mà không có những công trình nhà tránh lũ thì không biết chúng tôi sẽ tá túc ở đâu. Huyện Hải Lăng là địa phương thường xuyên chịu cảnh ngập lụt của tỉnh Quảng Trị. Hiện huyện có 17 nhà tránh lũ như thế được đặt tại 10 xã vùng trũng trên địa bàn. Nhờ được đặt ngay giữa khu vực đông dân cư nên các công trình này có hiệu quả sử dụng cao mỗi khi mưa lũ đến.

Chia sẻ về hiệu quả những công trình nhà tránh lũ, ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết: "Các công trình nhà tránh lũ rất hiệu quả vì chúng ta đã chủ động xây dựng gần các khu dân cư. Khi dự báo nước lên cao thì chúng tôi di dời người dân đến đó, chuẩn bị các nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ người dân trong những ngày mưa lũ kéo dài".

Những ngày bình thường, các công trình này là nơi hội họp của người dân, hay trường học cho trẻ em. Khi mùa lũ đến, nước dâng cao thì đây lại trở thành nơi tránh trú của người dân trong khu vực. Ngay cả khi nước rút đây cũng là nơi tạm trú an toàn cho những người cao tuổi khi người thân dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả của mưa lũ. Những công trình như thế này rất nên được nhân rộng ở những địa phương thường hay xảy ra lũ lụt.

Hiệu quả từ công trình nhà tránh lũ
Các công trình nhà tránh lũ thường mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác di dời người dân và tài sản

Không riêng tỉnh Quảng Trị, tại Nghệ An, một trong những địa phương chịu nhiều thiên tai, bão lũ của cả nước cũng đang nhanh chóng nhân rộng các mô hình nhà tránh lũ để phục vụ Nhân dân trong trường hợp không may xảy ra thiên tai.

Theo đó, từ năm 2014, tỉnh Nghệ An đã đề nghị và được Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung xây dựng 7 công trình nhà cộng đồng tránh lũ ở các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thanh Chương, thị xã Hoàng Mai. Hiện nay, việc xây dựng các công trình này đang được Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung và tỉnh Nghệ An xúc tiến để sớm triển khai.

Trước đó, Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung đã hỗ trợ tỉnh Nghệ An xây dựng 8 công trình nhà cộng đồng tránh lũ ở các xã: Nam Cường (huyện Nam Đàn); Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên); Diễn Lộc và Diễn Hùng (huyện Diễn Châu); Công Thành và Vinh Thành (huyện Yên Thành); Thanh Sơn (huyện Anh Sơn); Quỳnh Bá (huyện Quỳnh Lưu).

Các công trình nhà cộng đồng tránh lũ có ý nghĩa quan trọng, giúp người dân và chính quyền địa phương yên tâm hơn khi đối phó với tình huống phức tạp của lũ lụt làm ngập nhà cửa, đường giao thông, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân.

Tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, công trình nhà cộng đồng tránh lũ được xây dựng với kinh phí 2,7 tỷ đồng, diện tích 800m2, gồm 4 phòng sinh hoạt, có nhà bếp, bể nước sạch, vệ sinh khép kín và các công trình phụ trợ khác, có thể đáp ứng nhu cầu tránh trú lũ lụt cùng lúc cho trên 400 người dân trong nhiều ngày liền.

Mặc dù đã tiến hành xây dựng nhiều công trình nhà tránh lũ, tuy nhiên, ở nhiều địa phương hiện vẫn còn rất nhiều hộ dân sống tại những nơi luôn bị đe dọa bởi mưa bão, ngập lụt. Trong khi đó, phần lớn các hộ dân sống tại vùng có nguy cơ đe dọa cao về ngập lụt có điều kiện kinh tế khó khăn, với nghề chính là sản xuất nông nghiệp. Các hộ dân luôn mong muốn được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và tự nỗ lực xây dựng các công trình tránh lũ, tạo điều kiện để họ yên tâm sinh sống.

Vấn đề cấp thiết, cần được triển khai sớm

Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kiên cố vừa phục vụ sinh hoạt của dân cư vừa đóng vai trò là nơi tránh trú cho nhân dân là điều cần thiết với vùng thường xuyên xảy ra ngập lụt, vùng hạ du các hồ chứa tại các tỉnh miền Trung. Thực tế, qua trận mưa lũ lịch sử vừa qua cho thấy, các công trình nhà tránh lũ đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tránh trú lũ lụt của người dân.

Trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhiều thôn xóm có địa hình thấp trũng, nằm trong “rốn lũ” của hạ du hồ Kẻ Gỗ thuộc các địa phương: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh đã bị ngập sâu trong biển nước từ 1-2m, có nơi hơn 3m. Riêng thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) là một trong những địa phương có mức nước ngập sâu, tới hơn 3m.

Hiệu quả từ công trình nhà tránh lũ
Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều công trình nhà sinh hoạt cộng đồng đã xuống cấp cần sửa chữa để đảm bảo công tác phòng chống thiên tai mùa mưa lũ

Ông Võ Tá Thọ, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Phan Chu Trinh cho hay: Do nằm dưới hạ du hồ Kẻ Gỗ và sát bên bờ sông Ngàn Mọ nên cứ mưa xuống là nơi đây bị ngập và ngập 3-4 ngày, như đợt vừa qua ngập gần 10 ngày. Phan Chu Trinh là thôn thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hầu hết nhà dân đang là cấp 4, nhà tạm thấp nhỏ. Vì vậy, việc sơ tán, tránh lũ trong những lúc cao điểm rất khó khăn và không đảm bảo an toàn.

“Chúng tôi mong muốn nhà nước, các tổ chức, nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ xây dựng tại thôn xóm ngôi nhà cộng đồng tránh bão, lũ. Ngày thường, đây sẽ là nơi sinh hoạt cộng đồng, ngày bão lũ dùng để sơ tán dân, đặc biệt là người già, trẻ em. Đây cũng là điểm tập kết, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, đặc biệt trong những lúc đang ngập nước”, ông Võ Tá Thọ bày tỏ.

Thực tiễn trong đợt mưa lũ vừa qua cho thấy, việc xây dựng một ngôi nhà cộng đồng tránh lũ cho người dân, đặc biệt là những vùng ngập sâu, ngập lâu, đời sống người dân còn khó khăn là hết sức cần thiết.

Ngay sau đợt mưa lũ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo tỉnh và các sở ngành liên quan đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế tại các điểm ngập lụt. Qua kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng khẳng định, việc xây dựng nhà văn hoá cộng đồng kiên cố vừa phục vụ sinh hoạt của dân cư vừa đóng vai trò là nơi tránh trú, bảo vệ tính mạng, một phần tài sản của người dân trong mưa bão là điều cần thiết, đặc biệt là vùng thường xuyên ngập lụt, vùng hạ du các hồ chứa.

Do đó, tỉnh đang tiếp tục kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ để xây dựng và đã giao cho các ban, ngành có liên quan thiết kế mẫu để các địa phương tham mưu, lựa chọn nhằm sớm triển khai thực hiện.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm