"Hạt giống đỏ"... - Bài 3: Những người con Thủ đô nơi vùng cao Tây Bắc
![]() |
>> “Hạt giống đỏ” trưởng thành trong gian khó
Bài 2: Đảng viên trẻ đam mê nghiên cứu
Bác sĩ trẻ tình nguyện ở Ba Bể
Rời xa người vợ trẻ vừa kết hôn chưa được bao lâu và cuộc sống đủ đầy ở Thủ đô, bác sĩ trẻ Phạm Văn Tuấn (sinh năm 1990, khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương) háo hức đến với huyện miền núi Ba Bể (Bắc Kạn) nhận nhiệm vụ mới. Anh là một trong số 7 bác sĩ trẻ đầu tiên lên vùng cao công tác, khởi đầu cho dự án thí điểm đưa các bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn của Bộ Y tế.
Vừa trở về sau khóa đào tạo chuyên khoa I và chính thức nhận nhiệm vụ tại Trung tâm y tế huyện Ba Bể, anh Tuấn đang tích cực bàn giao công việc với các đồng nghiệp tại khoa Cấp cứu chống độc và chuẩn bị hành trang cho “chuyến công tác dài ngày” sắp tới. Anh chia sẻ: “Sau khi hoàn thành việc bàn giao, cuối tháng 7, đầu tháng 8 tới đây, mình sẽ lên Ba Bể công tác. Tuy nhiên, trước đó, mình đã có nhiều chuyến đi lên đây để tìm hiểu về cuộc sống của bà con nhân dân, dịch vụ y tế và công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất”.
![]() |
Theo lời kể của anh Tuấn, Ba Bể là một huyện nghèo của tỉnh miền núi Bắc Kạn. Cuộc sống của bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn do điều kiện canh tác còn hạn chế, chỉ trông chờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Cũng chính vì cái khó, cái nghèo đeo bám mà người dân ít có điều kiện quan tâm đến sức khỏe của bản thân, gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Tuấn tâm sự: “Người dân không có thói quen đến bệnh viện, trung tâm y tế để thăm khám, chữa trị mỗi khi bị ốm đau mà thường tự chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian tại gia đình. Đến khi bệnh tình không thuyên giảm, bà con mới đưa con em, người thân đến bệnh viện. Lúc ấy, nhiều bệnh nhân đã có diễn biến bệnh nặng, gây khó khăn cho công tác chữa trị”.
Anh cũng cho biết thêm: “Với sự quan tâm, vào cuộc tích cực của toàn xã hội, đã có nhiều chương trình khám chữa bệnh miễn phí đến với bà con nhân dân nhưng về lâu về dài, mình nghĩ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại địa phương là việc làm vô cùng cần thiết. Bà con chưa thể đến được với bác sĩ thì bác sĩ phải đến với bà con”.
Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”, “lương y như từ mẫu”, bác sĩ Tuấn luôn nỗ lực hết sức trau dồi chuyên môn, rèn luyện đạo đức theo lời căn dặn của Người. Cũng chính vì lý tưởng cao đẹp đó, anh Tuấn hăng hái đăng ký hồ sơ tham dự dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn của Bộ Y tế.
Được biết, tại Trung tâm y tế huyện Ba Bể, Tuấn sẽ làm việc cùng hai đồng nghiệp khác ở chuyên khoa Nhi. “Ngoài nhiệm vụ thăm khám, điều trị cho bệnh nhân tại đây, trong thời gian công tác 3 năm, mình cũng sẽ thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cùng anh em đồng nghiệp học tập để giúp bác sĩ tại cơ sở nâng cao tay nghề, vững chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe của bà con nhân dân, giúp giảm thiểu tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên”, anh chia sẻ.
Đại úy trẻ ở Dào San
Sinh ra ở xã Xuân Phú (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) nhưng sự nghiệp của chàng trai trẻ Phạm Tuân lại gắn với đồng bào dân tộc Mông, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Anh là Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn biên phòng Dào San, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu.
![]() |
Đại úy Phạm Tuân
Đã có thời gian dài công tác tại huyện vùng biên còn nhiều khó khăn nơi vùng cao Tây Bắc, Đại úy Tuân chia sẻ, điều khiến anh luôn cảm thấy ám ảnh, day dứt là cuộc sống còn nhiều khó khăn của người dân nơi đây, đặc biệt là các em nhỏ. Để góp phần làm vơi bớt khó khăn, Đại úy Phạm Tuân luôn nỗ lực vận động, kết nối những tấm lòng thiện nguyện hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng biên giới bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Thông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là mạng xã hội, anh đã trực tiếp vận động các tổ chức, cá nhân tặng quà học sinh nghèo bằng tiền và hiện vật như: Quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt, sổ tiết kiệm, học bổng… với số tiền trị giá hơn 7,6 tỷ đồng. Cùng với đó, Phạm Tuân còn vận động xây dựng 17 phòng ở, phòng học, nhà ăn bán trú giúp các em học sinh, trị giá 2,7 tỷ đồng; xây dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ trị giá 1 tỷ đồng; xây dựng hệ thống dẫn nước và bể nước phục vụ các nhà trường và người dân trị giá hơn 200 triệu đồng…
Không chỉ hăng hái, tích cực trong công tác từ thiện, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát huy tinh thần gương mẫu của người đảng viên trẻ. Với những thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác từ thiện, Đại úy Phạm Tuân đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền; 2 lần được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; được Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tặng danh hiệu “Thanh niên sống đẹp”.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Liên hoan văn nghệ mừng sinh nhật Đoàn

8 mô hình thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn

Tuổi trẻ Transerco sôi nổi tranh tài đá bóng hưởng ứng Tháng Thanh niên 2019

Đối thoại trực tuyến Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn với đoàn viên thanh niên

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Hội Sinh viên VN khóa IX

50 nữ sinh viên Hà Nội “đọ” tài sắc

“Gia tài khủng” của nữ đoàn viên ưu tú tuổi đôi mươi

Nữ sinh 9X xinh đẹp, tài năng, khiến nhiều chàng trai “phải lòng”
Huyền My đẹp lạ làm cố vấn chuyên môn cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam
