Tag

Hành trình đến với nghề “trồng người” của thầy giáo dân tộc Mông

Giáo dục 12/11/2019 21:34
aa
TTTĐ – Sinh ra và lớn lên ở xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, anh La Văn Quân hiểu rõ hơn ai hết cái nghèo, cái đói đang bủa vây đời sống của bà con mình bắt đầu từ “thiếu cái chữ”.

Hành trình đến với nghề “trồng người” của thầy giáo dân tộc Mông

Thầy giáo dân tộc Mông La Văn Quân hiện công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Bài liên quan

Học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số "hội tụ, kết nối và lan tỏa"

Thầy giáo trẻ mang “công nghệ số” đến học sinh Khmer

Phát động cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam”

Mỗi gia đình, tổ dân phố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô

Nhiều thôn bản “thay da đổi thịt” nhờ Chương trình 135

Phó Thủ tướng Thường trực dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đồng Nai

Anh quyết tâm theo đuổi nghề dạy học với ước mơ dìu dắt được nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số trưởng thành…

Tình yêu nghề đến từ mơ ước giản dị

Thôn Củm Nhá, xã Lãng Ngâm – quê hương của thầy giáo Quân là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chủ yếu là trồng ngô, khoai, sắn; trình độ dân trí thấp, còn nhiều quan niệm, phong tục, tập quán lạc hậu. “Thấy bà con dân tộc vất vả làm lụng quanh năm mà vẫn đói, nghèo, tôi luôn tự nhủ: Phải học thật tốt để có một công việc đem lại thu nhập ổn định và cũng để giúp đỡ bà con dân tộc thoát nghèo, thay đổi suy nghĩ lạc hậu của bà con”, thầy Quân chia sẻ.

Cũng như bao gia đình đồng bào dân tộc Mông ở huyện Ngân Sơn, hoàn cảnh gia đình thầy giáo Quân rất khó khăn khi bố mẹ chỉ làm nương rẫy nuôi 4 anh chị em ăn học. Tuổi thơ của thầy gắn liền với những tháng ngày du canh du cư, bố mẹ không có công ăn việc làm ổn định. Anh trai thầy Quân phải bỏ học sớm, đi lao động vất vả.

Thầy Quân nhớ lại: “Năm học lớp 12, nhiều lần tôi nói với bố: “Học xong lớp 12, có bằng tốt nghiệp rồi con sẽ đi học nghề” và lần nào câu trả lời của bố là “Dù chọn nghề gì, học trường gì, chỉ cần con muốn tiếp tục học thì bố mẹ dù làm lụng, làm thuê mướn vất vả cũng sẽ cố gắng để con ăn học”. Chính điều đó đã động viên và trở thành động lực để tôi học tốt hơn”.

Trong suốt 12 năm học phổ thông, chàng trai dân tộc Mông đã khắc phục hết khó khăn này đến thử thách khác để không bỏ dở việc học hành. “Nhà tôi cách trường rất xa, phải đi bộ một tiếng mới tới nơi nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Học hết trung học phổ thông, tôi thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Kạn. Đơn giản, ước mơ của tôi là trở thành thầy giáo để đem cái chữ về cho bản làng, cho các em nhỏ nghèo quê tôi”, thầy Quân tâm sự. Để có tiền ăn học suốt 3 năm, ngoài đi học, thầy Quân phải đi làm thuê, thậm chí vào rừng làm “phu vàng”.

Sau 3 năm học tập trong hoàn cảnh của một sinh viên nghèo, năm 2012, sinh viên La Văn Quân tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Sau khi ra trường, thầy Quân xin đi dạy hợp đồng tại những trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện được 4 năm. Đến năm 2016, thầy Quân được tuyển dụng vào biên chế chính thức.

Thầy giáo trẻ đã tự học các tiếng dân tộc của học sinh để thuận tiện hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho các em
Thầy giáo trẻ đã tự học các tiếng dân tộc của học sinh để thuận tiện hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho các em

Kỉ niệm của những lần đi “bắt trò”

Thầy giáo trẻ La Văn Quân hiện công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn – ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện. 100% học sinh của trường là dân tộc thiểu số, trong đó 60% học sinh dân tộc Mông, đường đến trường phải vượt đèo, vượt suối. Nhiều gia đình còn cho con nghỉ học giữa chừng để ở nhà lao động và dựng vợ, gả chồng sớm để có người làm việc nhà. Vì thế, thầy Quân nhiều lần phải đi tìm và thuyết phục học trò đi học.

Kể về những kỷ niệm khó quên trong 7 năm gắn bó với nghề “trồng người”, thầy giáo Quân tâm sự: “Có lần, trời mưa đường trơn, tôi đi phải chống gậy vượt núi, lội suối hơn 6km để đến nhà các em, đến nơi các em lại cùng bố mẹ đi nương rẫy. Tim tôi không khỏi nhói đau khi thấy cảnh các em đang trong độ tuổi đi học mà phải cõng một em trên lưng và tay kia dắt theo một em để cho bố mẹ đi làm…”.

Không chỉ vất vả thuyết phục, vận động phụ huynh cho con em đến trường, công tác giảng dạy ở trường 100% học sinh là đồng bào các dân tộc thiểu số cũng là thách thức với thầy giáo trẻ. Các học sinh của thầy Quân đến từ nhiều dân tộc khác nhau như Mông, Tày, Dao. Để việc giảng dạy đạt hiệu quả, thầy phải mày mò, tự học tiếng dân tộc của học sinh để trò chuyện với các em, tìm hiểu nguyên nhân các em nghỉ học hay vận động học sinh tới trường.

Làm công tác quản sinh, thầy giáo tuổi 28 có nhiều kỷ niệm gắn bó với học trò. Anh bồi hồi nhớ đến những lúc phải đi tìm học sinh trốn dưới cống: “Nhiều phụ huynh bỏ mặc con cái nên có em hay bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tôi phải đi gọi về. Có lần một học sinh bỏ ra ngoài không về nhà, không biết đi đâu. Tôi đi tìm thì bắt gặp em trốn dưới cống. Sau đó, tôi cùng các bạn em đưa em về tắm rửa, đưa lên lớp học và em đã coi trường là ngôi nhà thứ hai của mình”. Cũng nhờ gần gũi chia sẻ mà thầy Quân được học sinh tin yêu, làm điểm tựa cho các em vươn lên. Ở vị trí nào thầy cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong nhiều năm công tác thầy Quân đều nhận được khen thưởng của chính quyền địa phương và nhà trường.

Với tâm huyết của mình, thầy Quân đã giúp nhiều học sinh dân tộc thiểu số định bỏ học tiếp tục đến lớp, nhiều em đã tốt nghiệp THCS, THPT, đi học nghề hoặc tham gia học các trường chuyên nghiệp, với những ước mơ, hoài bão về một tương lai tốt đẹp hơn.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Xem thêm