Tag

Hàng xóm cháy nhà, không thể “bình chân như vại”

Xã hội 05/05/2021 18:29
aa
TTTĐ - Không còn là nguy cơ nữa, mà cơn bão bùng phát lây nhiễm Covid-19 thứ 3 đang diễn ra khắp thế giới. Vào ngày 16/4/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo rằng: Hằng tuần, số ca nhiễm virus Covid-19 mới trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi trong hai tháng trở lại đây. Và điều hết sức lo lắng là số lượng đã gần đạt đến đỉnh dịch kể từ khi bùng phát.
Dịch Covid-19: Mỹ đặt mục tiêu chủng xong cho 160 triệu người trước Quốc khánh; Phát hiện nhiều ca nhiễm biến thể mới SARS-CoV-2 tại Indonesia Các tỉnh, thành phố có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng Quảng Ninh: Cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể năm học 2020 - 2021

Cho đến chiều 16/4, toàn cầu đã có gần 140 triệu ca lây nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người chết. Cũng theo WHO: “Đại dịch trong năm 2021 chưa thể kiểm soát được. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế, trung bình mỗi ngày thế giới ghi nhận 600.000 - 700.000 ca mắc mới, 1.000 - 2.000 ca tử vong”. Đại dịch, không lo lắng không được!

Dịch Covid-19 ở châu Á và Đông Nam Châu Á cũng đang diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng. Ngày 14 tháng 4 năm 2021, Ấn Độ chạm kỷ lục mới với số 184.372 ca nhiễm Covid-19 và 1.027 ca Covid-19 tử vong; nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ lên 13,9 triệu ca, với 172.085 ca tử vong. Theo Reuters: Cũng ngày 14 tháng 4, ở đất nước Thái Lan cũng ghi nhận 1.335 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước tới nay. Trước đó, ngày 10/4 đã có 789 ca mắc mới, trong đó có 781 ca cộng đồng và tổng số ca nhiễm Covid-19 là 35.910, trong đó có 97 ca tử vong. Chính phủ Băng Cốc đã phải cho dựng 10 bệnh viện dã chiến để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19. Nhà nước Thái Lan cũng đã ra lệnh đóng cửa các quán rượu, quán bar và tiệm massage tại 41 tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok. “Cháy nhà hàng xóm”, không lo không được!

Thủ đô Phnom Penh bị phong tỏa
Thủ đô Phnom Penh bị phong tỏa

Còn ở nước láng giềng biên giới Tây Nam nước ta là Campuchia thì đã phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố lân cận Takmao trong 14 ngày, bắt đầu từ ngày 15/4. Quyết định cân nhắc này bắt đầu từ cơn bùng phát Covid-19 ở ổ dịch "Nhà máy dệt may Din Han" với gần 1 000 người lây nhiễm trong vòng 3 ngày. Theo Bộ Y tế Campuchia chỉ riêng một ngày 9/4 đã có 576 ca mắc mới, nhiều hơn tổng số 500 ca Covid-19 trong năm 2020. Cho đến nay đất nước Ăng ko đã có gần 5000 ca lây nhiễm, gần gấp đôi số ca nhiễm ở Việt Nam. “Hàng xóm cháy nhà”, không lo không thể được!

Trong khi các quốc gia láng giềng “nước sôi lửa bỏng”, thì nước ta cũng không thể “bình chân như vại”. Chiều 16/4, Bộ Y tế thông báo nước ta có thêm 14 ca mắc Covid-19, nâng tổng số bệnh nhân lây nhiễm ở Việt Nam là 2.772 bệnh nhân. Nhưng trước đó, ngày 15/4, nước ta có tới 21 ca mắc Covid-19, cao nhất từ tháng 1 đến nay. Cũng may là 21 ca mắc mới này đều nhập cảnh hợp pháp, được cách ly, chứ không phải lây mới trong cộng đồng. Có nghĩa là chúng ta kiểm soát được một cách có tổ chức. Những người nhập cảnh, sau khi thông quan được đưa ngay đến nơi cách ly 14 ngày. Họ được xét nghiệm nhiều lần, nếu dương tính sẽ chuyển đến bệnh viện chăm sóc điều trị cho đến khi xét nghiệm âm tính nhiều lẩn, khỏi hẳn mới được về nhà. Về nhà lại tiếp tục cách ly tại chỗ một thời gian nữa.

Nhưng, các trường hợp nhập cảnh trái phép thì vô cùng bất an bất ổn, lo lắng. Thời gian vừa qua, những trường hợp nhập cảnh trái phép và dương tính virus đều ở phía biên giới Tây Nam từ đất nước láng giềng Campuchia và Thái Lan chung vịnh biển với ta. “Cụ thể, bệnh nhân nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Trà Ôn, Vĩnh Long.

Ngày 22/3/2021, bệnh nhân nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua tàu cá tại Phú Quốc, sau đó di chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường biển và đường bộ.” Cũng ngày 22/3/2021, bệnh nhân nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cẩm Phả, Quảng Ninh cùng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua tàu cá tại Phú Quốc. Cùng ngày, bệnh nhân cùng 1 người khác lên chuyến bay VJ458 di chuyển từ Phú Quốc về Sân bay Nội Bài, sau đó đi xe riêng về Hải Phòng”. Vậy là ầm lên, có nơi “tá hỏa”, lo lắng, hàng loại các biện pháp ngăn chặn, xét nghiệm người đi cùng, xét nghiệm người tiếp xúc F1, F2, truy tìm vết…

Chưa hết, ngày 13/4 Tổ công tác của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình đã phát hiện 2 trường hợp ông D.D.Q và bà T.T.B đi từ Thủ đô Phnom Penh - Campuchia về biên giới An Giang, đã nhập cảnh trái phép. Ngay sau đó, 2 vợ chồng nhà này được CDC An Giang lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, và kết quả là dương tính với virus Sars-Cov-2. Trước đó, “tối 12/4, người dân ấp Tân An, xã An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước phát hiện 2 taxi chở 5 người nước ngoài, nghi nhập cảnh trái phép nên đã trình báo chính quyền địa phương, và bị chặn bắt”. Lập tức An Giang họp khẩn cấp thực hiện các biện pháp ngăn chặn. Cũng may, test nhanh cả 5 đều âm tính virus Sars-Cov-2. Còn bao nhiêu người nhập cảnh trái phép nữa mà không bị phát hiện? Và trong số nhập cảnh trái phép ấy có bao nhiêu người nhiễm virus Sars-Cov-2, bản thân họ có thể biết mà giấu giếm, có thể vô tình không biết?

Tình hình diễn biến dịch ở đất nước Thái Lan, và quốc gia láng giềng Campuchia rất căng thẳng và thật đáng lo ngại. Số ca mắc mới Covid-19 bất ngờ tăng vọt trong mỗi ngày lên 3 con số ở cả Campuchia lẫn Thái Lan có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến nước ta. Chính phủ các nước láng giềng phải đưa ra hàng loạt biện pháp: hạn chế, cách ly, phong tỏa, cấm các hoạt động đông người… Người Việt làm ăn, sinh sống ở nơi xứ người ấy cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Làm ăn khó khăn, thất bát, thất nghiệp, cộng với nỗi lo lắng lây nhiễm Covid-19, chi phí chữa bệnh tật đắt đỏ, uy hiếp an toàn tính mạng.

Một chốt biên giới ở Long An, ngăn ngừa người nhập cảnh trái phép từ Campuchia
Một chốt biên giới ở Long An, ngăn ngừa người nhập cảnh trái phép từ Campuchia

Rõ ràng là cuộc chiến phòng chống Covid-19 của Chính phủ và nhân dân ta rất thành công. Nước ta có thể gọi là quốc gia tương đối an toàn trước đại dịch thế kỷ này. Vì thế trong cơn khủng hoảng Covid-19, rất nhiều đồng bào Việt muốn trở về quê hương. Tâm lý mong muốn về nước để bảo đảm an toàn sức khỏe, để được điều trị với điều kiện chăm sóc, và kỹ thuật tốt hơn là có thật. Ý muốn thì chính đáng nhưng hành động thì sai lầm. Những người nhập cảnh trái phép đồng nghĩa với việc trốn chạy, tranh né, chui lủi các lực lượng chức năng. Khi họ đã bị lây nhiễm virus Sars-Cov-2 thì đồng thời có hai tội lớn: Một là, vi phạm pháp luật. Hai là, gây lây nhiễm virus Sars-Cov-2 cho đồng bào. Có những người nhập cảnh trái phép, hoặc khai báo gian dối y tế đã phải chịu án tù. Nhưng, dường như tình trạng nhập cảnh trái phép trong mùa đại dịch Covid vẫn chưa hề thuyên giảm.

Nhập cảnh trái phép ở khu vực biên giới Tây Nam không quá khó khăn do địa hình bằng phẳng, đồng ruộng nối liền đồng ruộng, sông ngòi nối liền sông ngòi, không có ranh giới cụ thể. Người từ xa đến nhận biết đường biên giới rõ nhất chỉ là các cột mốc. Lính biên phòng làm hàng rào sống, nói quá lên là nếu đủ quân nắm tay nhau giăng kín biên giới 24/24 giờ thì may ra mới ngăn được vượt biên trái phép. Vùng vịnh Thái Lan không quá sâu, tầu thuyền đánh cá và vận tải đi lại nhiều. Chuỗi đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Hòn Khoai, Hòn Chuối, Nam Du… rất dễ là nơi cho người đi bằng tầu thuyền nhập cảnh trái phép từ vùng vịnh Thái Lan vào. Quả thực ngăn chặn người vượt biên trái phép thật vô cùng khó khăn, đang là thách thức. Nguy cơ bùng phát đợt dịch Sars-Cov-2 rất dễ xảy ra, nếu như ở biên giới Tây Nam không kiểm soát tốt, không ngăn chặn được người nhập cảnh trái phép từ nước láng giềng Campuchia sang, từ tầu thuyền trên biển Thái Lan vào.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam trong tình hình các nước láng giềng và trên thế giới đang diễn biến dịch phức tạp, mạnh mẽ. Chưa bao giờ dịch bệnh Sars-Cov-2 ở biên giới Tây Nam và các tỉnh Tây Nam Bộ nóng bỏng, thách thức như hiện nay. Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh: “Nếu chúng ta lơ là, buông lỏng để xảy ra ca bệnh nhập cảnh, đặc biệt nhiễm biến chủng Anh, Nam Phi, sau đó lây nhiễm vào cộng đồng thì việc kiểm soát sẽ rất khó khăn”. Trong khi đó, 81.7200 liều vắc xin AstraZeneca nhận từ Covax hiện đã được Bộ Y tế phân bổ tới 28 địa phương, nhưng cả nước mới tiêm được gần 100.000 người.

Các chuyên gia y tế dự phòng nói rằng: Một quốc gia miễn dịch cộng đồng phải tiêm vaccine cho 70-80% dân số. Với số dân Việt Nam 95 triệu người, thì cần có khoảng 70 triệu người được tiêm vaccine thì mới đạt ngưỡng an toàn miễn dịch cộng đồng. Con nhà khó, lại trong lúc tình thế cấp bách, “hộ chiếu vaccine” cho mỗi công dân còn là mơ ước, còn là hy vọng, thì không còn cách nào khác: mỗi công dân phải tự thân ý thức chấp hành các biện pháp phòng chống Covid-19 ít nhất là thực hiện 5K. Còn đồng bào nhập cảnh phải đi theo con đường hợp pháp, để thực hiện cách ly, phòng dịch. Chỉ như vậy, đất nước ta mới an toàn, vượt qua đại dịch Covid-19. Dù chỉ số an toàn dịch bệnh Covid-19 nước ta rất cao, nhưng hàng xóm đang cháy nhà thì chúng ta không thể bình chân như vại đâu.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm