Tag

Hải Phòng tặng quà cho gần 60 vạn hộ dân, “kính chẳng bõ phiền”

Tiêu điểm 06/03/2020 08:10
aa
Quà tặng, người rưng rưng cảm động, người thờ ơ không muốn nhận. Có hai luồng dư luận phản ứng về sự kiện Hải Phòng tặng quà..  
hai phong tang qua cho gan 60 van ho dan kinh chang bo phien
ảnh minh họa

Xưa nay, hội thảo, hội nghị, kỉ niệm ngày truyền thống cơ quan, doanh nghiệp là người ta hay tặng quà khách đến dự. Thậm chí họp đồng ngũ, đồng niên, đồng nghiệp, hội trường, hội lớp,... cũng có quà kỉ niệm. Quà có thể là bộ ấm chén, hoặc cái phích nước, bộ áo đi mưa, bộ áo thể thao, lọ hoa, cái đồng hồ... Công thức chung là: in hình logo và dòng chữ trên quà kỉ niệm. Chẳng hạn: “Kỉ niệm 40 ngày thành lập Trường đại học Z”. Chẳng hạn: “Kỉ niệm 50 năm ngày thành lập ngành... Kính tặng!”. Đặc biệt, có nơi còn làm kỉ niệm chương, hoặc huy hiệu tặng kèm với quà. Đúng là “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Kỉ niệm tưng bừng. Quà cáp xôn xao. Sau sự kiện, dư âm ngân nga, quà cáp hiện diện trong nhà như nhắc nhở lại một thời đã qua, một sự kiện đáng nhớ. Với người sống bằng quá khứ, ưa sưu tập thì món quà như một niềm tự hào cần lưu giữ. Với người này, quà tặng là tình cảm thiêng liêng, rất đáng trân trọng. Với người kia lại là... “kính chẳng bỏ phiền”. Quà tặng, kỉ niệm chương, huy hiệu... mang về cũng trăm nỗi phiền hà. Ấy là chưa kể việc tổ chức mua sắm quà tặng và tặng cũng lắm chuyện thị phi.

Giữa năm 2017, tỉnh Vĩnh Phúc chi 65 tỷ đồng mua ấm chén để tặng người dân nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Cũng logo, cũng dòng chữ “Kỉ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc” chạy theo nửa vòng, và dưới là “Tỉnh Vĩnh Phúc kính tặng” in trên thân ấm. Rồi cũng dư luận ồn ào, kẻ khen người chê. Rồi cũng lình sình chuyện mua bán, cho tặng. Trên thì: “bản báo cáo của Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Đình Việt đã chỉ ra nhiều sai phạm như không thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt theo quy định Luật Đấu thầu”. Dưới thì: “trong khi tỉnh quy trách nhiệm do các huyện có sai sót, thì các huyện lại khẳng định có sự định hướng từ trên tỉnh”; “Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc thông tin với báo chí rằng, về giá thành mua ấm chén, địa phương không nắm được vì trên tỉnh mua rồi các đơn vị huyện lên lấy về”. Đúng là “đồng đổ cho tướng, tướng đổ cho đồng”, 65 tỷ bạc chứ đâu phải lá rừng.

Lần theo “vết xe đổ” của người đi trước, Hải Phòng cũng đang làm xôn xao dư luận cả nước về chuyện cho tặng quà. Chả là, nhân dịp kỉ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2020), UBND TP. Hải Phòng đề xuất chi 269 tỉ đồng để mua tặng mỗi hộ dân 1 bộ ấm chén, 1 lá cờ. Số quà này sẽ tặng “những gia đình có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố tính đến ngày 31/3. Mỗi suất quà không quá 500.000 đồng/suất/hộ. Thời gian tặng quà bắt đầu từ tháng 5 và hoàn thành trong tháng 6 tới. Riêng cờ Tổ quốc sẽ hoàn thành tặng trước ngày 13/5”. Kính chẳng bõ phiền rồi. Thị phi rồi.

hai phong tang qua cho gan 60 van ho dan kinh chang bo phien

Tặng quà nhân dịp một sự kiện của cá nhân, của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, ít ra thì vài ba người, nhiều thì đến hàng trăm, hàng ngàn. Nhưng, tặng hàng vạn, hàng chục vạn xuất quà thì quả là không mấy nơi làm nổi. Hải Phòng có 587.880 hộ gia đình. Tặng mỗi gia đình một xuất quà thì đã gần 60 vạn bộ ấm chén, gần 60 vạn lá cờ. Huy động bao nhiêu thợ may cờ? Bao nhiêu công nhân, nghệ nhân nặn nung ấm chén cho kịp ngày giải phóng thành phố? Điều này chẳng phải “lo bò trắng răng”! Thời buổi này, chỉ cần nghe phong thanh là có doanh nghiệp ào đến xin công ăn việc làm. Tuy nhiên, điều đang nói không phải là có đủ quà và tặng kịp ngày giải phóng thành phố Hải Phòng hay không, mà cần thiết phải tặng quà cho toàn dân tỉnh nhà không?

Quà tặng: Người rưng rưng cảm động, người thờ ơ không muốn nhận. Có hai luồng dư luận phản ứng và bàn luận về sự kiện Hải Phòng tặng quà.

Một là: Việc nên làm, có thể sử dụng, có thể trưng bày. Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nói rằng, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua sau khi đã bàn bạc rất kĩ, thống nhất rất cao. Ông nói: “Tặng quà để kỷ niệm ngày Hải Phòng giải phóng mà trao bằng tiền thì còn gì là ý nghĩa?”

Hai là: Việc ấy không đáng làm. Không thiết thực. Hình thức. Lãng phí.

Có cần tặng quà ấm chén và lá cờ cho tất cả hộ dân không? Quốc kì thì mỗi nhà cũng nên có một lá, treo khi lễ tết cũng là một cách tỏ rõ lòng hiếu trung với đất nước, và thể hiện ý thức công dân. Rất cần. Còn ấm chén?

Trước hết, xét về thời thế: Tặng quà bằng ấm chén là... tư duy thời bao cấp. Thời bao cấp ai đi công tác, đi dự ngày kỉ niệm truyền thống mà được tặng bộ ấm chén, hay cái phích, hay lọ hoa... in dòng chữ kỉ niệm lên hiện vật thì sung sướng lắm. Có khi còn đem khoe cả xóm, cả ngõ phố. Cái thời ấy, cả nước “đói nghèo trong rơm rạ”, có nhà không có một bộ ấm chén. Khách đến phải giót nước ra bát. Có nhà nhõn một bộ, quanh năm bốn mùa không dám dùng chỉ để trưng bày trong tủ buýt phê. Thỉnh thoảng đem ra lau chùi, ngắm nghía. Xuân thu nhị kì, ngày giỗ tết mới đem ra dùng. Dùng xong lại trưng bày trong tủ. Bạn bè đến chơi đem ra khoe cái kỉ niệm chương, rồi bình phẩm, nhớ nhung lại một thời quá vãng đang hiện diện trong bộ ấm chén quà tặng.

Bây giờ thì mọi sự đã khác. Chúng ta đã đi qua thời bao cấp ba mươi năm. Bộ ấm chén không còn là “vật gia bảo” nữa. Nhà nào, dù nghèo cùng có một bộ tiếp khách. Có nhà vài bộ. Nhà giàu thì mua sắm ấm chén theo gu thẩm mỹ, không phải một bộ mà nhiều bộ, mỗi loại khách đem ra dùng một bộ khác nhau. Và cũng chẳng mấy ai đem bộ ấm chén trưng bầy trong tủ kính nữa. Không trưng bày trong tủ là bởi nó không còn, không phải là vật lưu giữ kỉ niệm. Nó cũng chẳng phải là tác phẩm nghệ thuật. Ấm chén sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghiệp, lại in dòng chữ “kỉ niệm...”, in cả ngày tháng năm..., chữ và số nhiều lổn nhổn trên thân ấm chén chật hẹp, thì làm sao gọi là bố cục đẹp? Thậm chí đem trưng bầy trong tủ còn phản cảm. Ý tưởng “bộ ấm chén là hàng Việt Nam chất lượng cao, rất đẹp, nếu không dùng thì có thể trưng bày” như ông Lê Khắc Nam, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng là không thiết thực, không khả thi.

Xét về thực tế: Hải Phòng là một địa phương không quá nghèo khó, nhưng cũng chưa phải địa chỉ kinh tế mạnh. “... năm 2019, tổng thu nội địa của Quảng Ninh đạt hơn 34.000 tỉ đồng thì Hải Phòng mới đạt 27.000 tỉ đồng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn của Quảng Ninh đạt khoảng 6.000 USD/năm, thì Hải Phòng mới chỉ đạt mức hơn 5.000 USD/năm. Ngoài ra năm 2019, toàn thành phố Hải Phòng có 2.893 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 21.811 tỉ đồng, giảm 7,16% về số doanh nghiệp và giảm 2,8% về số vốn đăng ký so với năm 2018. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 1.446 cơ sở, giảm 6,83% so với năm trước”. Nếu nói như ông phó chủ tịch Lê Khắc Nam: “Hải Phòng đang đạt được những thành tựu có tính đột phá, tiềm lực của thành phố được nâng lên một bậc, nên việc tặng quà cũng là hợp lý” thì xin các vị hãy nhìn sang tỉnh bạn Quảng Ninh. Hải Phòng chưa đột phá bằng Quảng Ninh, tiềm lực cũng còn thua xa. Lấy lý do ấy để tặng quà, e rằng không thuyết phục. Cần phải nói rằng: Gần 300 tỷ đồng mua ấm chén là ngân sách, trong đó chủ yếu là thuế của dân. Lấy tiền của dân mua ấm chén tặng dân..., có nên không?

Trong khi Hải Phòng huy động gần 300 tỷ đồng mua ấm chén, lá cờ làm quà tặng thì còn bao nhiêu trường học, bệnh viện, công viên, cầu cống, an sinh xã hội đang cần vốn. Vả lại, “Điều 4 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg đã quy định, nghiêm cấm việc sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để làm quà tặng không đúng quy định dưới mọi hình thức”. Liệu việc tặng quà của Hải Phòng có sai luật?

Dân gian có câu: “Trông người mà ngẫm đến ta”. Trông người là trông sang các tỉnh thành bạn, trông cả nước Việt Nam, trông cả thế giới. Nhân loại đang bị dịch bệnh virus corona hoành hành. Tính đến 8h45 ngày 4.3.2020, cả thế giới đã mắc bệnh 92 944 người, có 3 165 người chết. Virus corona Vũ Hán (Covid 19) đã lây lan ra 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàn Quốc đang được xem là... Vũ Hán thứ hai. Trong lúc nước sôi lửa bỏng cả đất nước, cả nhân loại đang quyết liệt phòng chống dịch Covid 19 thì Hải Phòng lại dềnh dang chuẩn bị lễ kỉ niệm tập trung đông người, lại xuất gần 300 tỷ đồng mua ấm chén có nên chăng? Sao không mang số tiền ấy nhập khẩu trang, nhập thuốc chữa bệnh, khám và chữa miễn phí cho người dân?

Của cho không bằng cách cho. Đồ tặng không bằng cách tặng. Cho tặng cái gì? Người được tặng có cần, có muốn không? Cho tặng vào lúc nào? Bài học tưởng chừng đã cũ, đã thuộc, thì bây giờ qua sự kiện Hải Phòng tặng ấm chén cho toàn dân, nghe chừng phải học lại.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi

Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm Tiêu điểm

Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Tiêu điểm

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Bài 2: Chưa được như kỳ vọng Tiêu điểm

Bài 2: Chưa được như kỳ vọng

TTTĐ - Chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng hiệu quả chưa cao, mới chỉ tập trung vào thu hút, đãi ngộ, chưa quan tâm đúng mức đến trọng dụng…
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tiêu điểm

Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Xem thêm