Tag

Hải Phòng sẽ thay thế nhà máy nước không đáp ứng chất lượng

Môi trường 04/04/2024 17:00
aa
TTTĐ - Tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tháng 3 và Quý I/2024 của Hải Phòng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết sẽ kiên quyết xử lý, thay thế các nhà máy nước mi ni trên địa bàn không đáp ứng năng lực và chất lượng.
Hải Phòng tổ chức Giải báo chí về công tác Đoàn năm 2024 Lễ hội Nữ tướng Lê Chân 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày Hải Phòng: Hơn 1.500 người chạy vì sức khỏe toàn dân Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"?
Rất nhiều nhà máy nước mi-ni tại huyện Tiên Lãng có nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm, cần Thành phố Hải Phòng có giải pháp đồng bộ
Rất nhiều nhà máy nước mi-ni tại huyện Tiên Lãng có nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm, cần Thành phố Hải Phòng có giải pháp hỗ trợ đồng bộ (Ảnh minh họa)

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì cuộc họp, cùng tham dự có các Phó Chủ tịch HĐND, UBND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố, các Ủy viên UBND thành phố, lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị.

Phiên họp được kết nối trực tuyến tới các đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND các quận, huyện trên địa bàn.

Theo đó, phiên họp được các đồng chí đứng đầu các Sở, ngành thành phố Hải Phòng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I/2024.

Toàn cảnh phiên họp thường kỳ trực tuyến
Toàn cảnh phiên họp thường kỳ trực tuyến

Quý I/2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 9,32%, gấp 1,65 lần mức bình quân chung cả nước; đứng đầu trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, đứng thứ 7 cả nước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 10,38%, gấp 2,22 lần so với trung bình cả nước (5,67%), đứng thứ 12 cả nước, đứng đầu trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 32.864 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.943 tỷ đồng, tăng 132,94% so với cùng kỳ, bằng 50,41% dự toán Trung ương giao và bằng 42,10% dự toán HĐND thành phố giao.

Kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,74 tỷ USD, tăng 18,45%; sản lượng hàng hóa qua cảng ước hơn 35,7 triệu tấn, tăng 7,96%. Số lượng khách du lịch hơn 1.601 nghìn lượt, tăng 10,92%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 38.159 tỷ đồng, tăng 8,13%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 253,35 triệu USD. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố ước 2.482 tỷ đồng, bằng 14,5% kế hoạch Thủ tướng giao, bằng 12,39% kế hoạch thành phố giao...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện một số dự án quan trọng còn chậm, phải giãn tiến độ do vướng mắc về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường, tổng mức đầu tư.

Trên địa bàn thành phố, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng, phức tạp; còn xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động của Nhân dân...

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng - Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu những tháng tiếp theo, thành phố tập trung cao cho các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Trong đó, thành phố ưu tiên thực hiện nhiệm vụ để huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận; thực hiện hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo đúng kế hoạch.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng lưu ý, việc giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ, do đó yêu cầu các Ban Quản lý dự án của thành phố, các quận, huyện phải tập trung đẩy nhanh giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cũng cho biết, thành phố sẽ cương quyết xử lý, thay thế nhà máy nước mi ni tại các huyện không đáp ứng năng lực, không bảo đảm chất lượng.

Hiện nay, tại nhiều địa phương của Hải Phòng, người dân gặp tình trạng nguồn nước máy sinh hoạt có các dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh. Tình trạng này xảy ra tại các nhà máy nước mi ni đã có từ lâu, công nghệ không đảm bảo năng lực và chất lượng nước cung ứng cho người tiêu dùng.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm