Tag

Hà Nội ưu tiên triển khai 6 nhóm dịch vụ giao thông thông minh

Môi trường 01/11/2021 21:09
aa
TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã khẩn trương xây dựng đề án phát triển giao thông thông minh, trong đó ưu tiên triển khai 6 nhóm dịch vụ nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho các doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường giao thông.
Hà Nội xem xét điều chỉnh và bổ sung phí liên quan đến ô nhiễm và ùn tắc giao thông Thu phí vào nội đô: Giải pháp cần thiết nhằm hạn chế ùn tắc giao thông Chiến sĩ CSGT Hà Nội tìm người thân cho Mẹ Việt Nam anh hùng bị lạc Bàn giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông

Theo đó, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo và cho phép triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông. Cụ thể, thành phố đã lắp đặt hơn 400 camera giám sát tại 200 nút giao thông kết nối với Trung tâm Điều hành giao thông của Công an thành phố.

Các phương tiện vận tải hành khách xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe liên tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được kết nối với trung tâm điều hành của doanh nghiệp, Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hà Nội cũng thí điểm chốt chuyến lượt xe buýt bằng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) cho hơn 700 xe buýt; thí điểm vé điện tử trên các tuyến buýt 32, 51, 06, BRT.

Cùng với đó, thành phố đã triển khai một số ứng dụng phục vụ người dân và công tác quản lý, gồm: Ứng dụng “Timbuyt” để tra cứu thông tin về hoạt động xe buýt; ứng dụng “Ipaking” thu phí đỗ xe; ứng dụng “Goveone” trong quản lý bảo trì đường bộ. Ngoài ra, thành phố phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng Hà Nội.

Hà Nội ưu tiên triển khai 6 nhóm dịch vụ giao thông thông minh
Việc phát triển giao thông thông minh có vai trò tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước như tăng mức độ chính xác, kịp thời, giảm nhân sự, chi phí... (Ảnh minh họa)

Việc phát triển giao thông thông minh có vai trò tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước (tăng mức độ chính xác, kịp thời, giảm nhân sự, chi phí...), đồng thời cải thiện môi trường giao thông (bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc, giảm tai nạn, giảm phát thải từ giao thông).

Bên cạnh đó, đây còn là công cụ Hà Nội định hướng triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ gia tăng, để từ đó tối ưu hóa, đồng bộ hóa việc đầu tư, tạo khả năng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, cho phép các ứng dụng mới tái sử dụng các thành phần đã được phát triển trước đó trong xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số.

Khi triển khai ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, người tham gia giao thông sẽ nắm bắt thông tin trước và trong khi tham gia giao thông; Tham gia giao thông một cách an toàn; Tăng trải nghiệm sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đối với phương tiện giao thông, ứng dụng công nghệ sẽ giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu, bảo trì. Các doanh nghiệp vận tải sẽ quản lý và điều hành phương tiện hiệu quả; Tiện lợi trong việc thu phí vận tải; Tự động hóa việc vận hành; Tăng năng suất vận tải của phương tiện.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, dữ liệu được thu thập để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng hiệu quả và hiệu suất sử dụng đường bộ; giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hà Nội ưu tiên triển khai 6 nhóm dịch vụ giao thông thông minh
Khi triển khai ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, người tham gia giao thông sẽ nắm bắt thông tin trước và trong khi tham gia giao thông

Trong nội dung dự thảo đề án mà Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang xây dựng có 6 nhóm dịch vụ được ưu tiên triển khai. Cụ thể, trong quản lý và điều hành giao thông có các dịch vụ chủ yếu như: Giám sát điều khiển giao thông; Giám sát chấp hành Luật Giao thông (xử phạt bằng hình ảnh; Hỗ trợ kiểm soát tốc độ phương tiện; Hỗ trợ chấp hành đèn tín hiệu giao thông); Phát hiện và xử lý sự cố.

Về thông tin giao thông có các dịch vụ cung cấp thông tin trước và trong khi tham gia giao thông; dịch vụ dẫn đường. Về vận tải công cộng có dịch vụ hỗ trợ quản lý, giám sát phương tiện; điều hành vận tải công cộng; Ưu tiên phương tiện vận tải công cộng; Cung cấp thông tin thời gian thực về vị trí phương tiện cho người dân. Người dân có thể thanh toán điện tử vận tải công cộng tại các bãi đỗ xe, trạm thu phí; Thanh toán điện tử tích hợp, liên thông.

Dịch vụ hỗ trợ lái xe an toàn gồm: Quản lý thông tin lái xe; Hỗ trợ quản lý đào tạo cấp giấy phép lái xe; Kiểm soát tự động tốc độ phương tiện cho lái xe. Ngoài ra, còn có dịch vụ hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp. Trong quá trình phát triển, các dịch vụ có thể được bổ sung và hoàn thiện.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội dự kiến đề xuất và xin UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương xây dựng đề án vào quý IV/2021; lập và phê duyệt đề án trong quý I và II/2022; Xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai đề án vào quý IV/2022. Dự kiến, việc thực hiện các chương trình, dự án bắt đầu từ năm 2023.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm