Tag

Hà Nội triển khai chính sách hỗ trợ đặc thù: Kịp thời, linh hoạt, ấm lòng dân

BHXH & Đời sống 19/08/2021 12:54
aa
TTTĐ - Ngay sau khi Thường trực Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 quy định một số chính sách đặc thù của TP Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các địa phương đã khẩn trương thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng.
Gần 480.000 lao động nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 Hà Nội ban hành kế hoạch chi trả hỗ trợ đặc thù cho đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19 Hỗ trợ người khuyết tật quận Hoàng Mai gặp khó khăn do dịch Covid-19 Hỗ trợ khẩn cấp người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 Gian hàng 0 đồng quận Hoàng Mai hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch

Giáo viên mầm non vui mừng về gói hỗ trợ đặc thù mới

Theo rà soát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, dự kiến có trên 324.000 đối tượng được hỗ trợ chính sách đặc thù của TP Hà Nội với tổng kinh phí dự kiến hơn 345 tỷ đồng.

Nghị quyết mới quy định hỗ trợ chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động (có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội) phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ cơ sở.

Khi nghe thông tin này, chị Nguyễn Thu Nguyệt, chủ cơ sở mầm non tư thục Ngôi nhà của bé tại khu đô thị mới Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội vô cùng vui mừng. Chị cho biết, 3 đợt bùng phát dịch trước vẫn chưa khó khăn lắm nhưng thực sự lần thứ 4 này cơ sở của chị phải đóng cửa quá lâu để đảm bảo tuân thủ việc phòng chống dịch bệnh.

“Cơ sở của tôi đóng cửa suốt từ 1/5/2021 đến nay. Không những tôi không có thu nhập mà các giáo viên cũng không có lương. Ban đầu tôi còn lấy tiền tiết kiệm để hỗ trợ giáo viên nhưng đến tháng 8 này khó khăn quá. Tiền thuê mặt bằng thì chỉ được giảm một chút. Vì vậy, tôi rất vui mừng khi nghe về gói hỗ trợ mới này. Số tiền 3 triệu với những chủ cơ sở như tôi cũng rất đáng quý. Cố thêm được ngày nào tốt ngày đó, nếu không làm cô giáo mầm non nữa tôi cũng chưa biết sẽ làm gì để sinh sống”, chị Nguyệt chia sẻ.

Hà Nội triển khai chính sách hỗ trợ đặc thù: Kịp thời, linh hoạt, ấm lòng dân

Nhiều giáo viên và chủ cơ sở mầm non mong ngóng gói hỗ trợ đặc thù mới (Ảnh tư liệu)

Chị Nguyệt cũng mong muốn nhanh chóng tiếp cận được gói hỗ trợ này để có thể giữ chân các cô giáo. Hy vọng tháng 9 dịch ổn định sẽ tiếp tục đón các con đến lớp vì cô và trò đã quen nhau nên chị không muốn thay đổi.

Cũng như chị Nguyễn Thu Nguyệt, chị Nguyễn Hoàng Dung (25 tuổi, quê Bắc Giang), giáo viên mầm non tại một trường tư ở khu đô thị Pháp Vân, quận Hoàng Mai (Hà Nội), phải tạm nghỉ việc để phòng dịch từ đầu tháng 5/2021.

"Như những năm trước, nhà trường mở thêm lớp trông trẻ vì ở đây nhiều con lứa tuổi còn nhỏ. Chính vì thế, tôi cũng có thêm thu nhập. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian đi dạy khá ít, đa phần là phải nghỉ dạy. Giữa tháng 6, nhà trường khó khăn nên quyết định cắt giảm nhân sự. Tôi tuy không trong danh sách cắt giảm nhưng thấy nhiều đồng nghiệp khó khăn hơn nên tôi quyết định nghỉ nhường cho họ. Nay nghe về gói hỗ trợ mới này tôi rất vui”, chị Dung chia sẻ.

Chị Dung cho biết thêm, chị hy vọng địa phương sớm có thông báo và danh sách cụ thể, thủ tục nhanh gọn để sớm tiếp cận chính sách.

Với nữ giáo viên quê Bắc Giang này, nếu được hỗ trợ thì theo như đối tượng của chị sẽ được 1.500.000 đồng. Theo chị, số tiền này tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa rất lớn vì từ trước đến nay giáo viên mầm non tư thục chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Để trang trải, duy trì cuộc sống trong mùa dịch Covid-19, nhiều người đã phải chật vật, xoay sở đủ nghề.

Các địa phương đang khẩn trương chi trả tiền hỗ trợ

Ngay sau khi Nghị quyết số 15 được ban hành, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đã rà soát, lên danh sách những đối tượng quản lý như hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Ngay sau đó, phòng trình UBND quận, huyện phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ.

Các đối tượng nhận hỗ trợ kinh phí từ chính sách đặc thù của TP Hà Nội, do cán bộ phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông chi trả ngày 18/8
Các đối tượng nhận hỗ trợ kinh phí từ chính sách đặc thù của TP Hà Nội, do cán bộ phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông chi trả

Quận Hà Đông đã phê duyệt, chi trả cho 6.920 người, trong đó 278 hộ cận nghèo, 2.851 người có công, thân nhân người có công và 3.791 đối tượng bảo trợ xã hội. Trong ngày 18/8, có 8 phường (Nguyễn Trãi, Phú La, Văn Quán, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Dương Nội, Phú Lãm, Yết Kiêu) bắt đầu chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo chính sách đặc thù của HĐND TP Hà Nội. Ngày 19/8, 7 phường còn lại của quận Hà Đông sẽ chi trả nốt cho 3 đối tượng thuộc diện thụ hưởng của Nghị quyết 15.

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, Covid-19, ngay sau khi nhận được kinh phí giải ngân của Phòng LĐTB&XH Hà Đông ngày 17/8, UBND phường Phú La (quận Hà Đông) đã tổ chức họp với các tổ trưởng và quán triệt thống nhất việc chi trả kinh phí tại nhà cho các đối tượng thụ hưởng theo Nghị quyết 15.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Phú La Nguyễn Phương Anh, phường có 129 người có công, thân nhân người có công và 105 đối tượng bảo trợ xã hội (Phú La không có hộ nghèo, hộ cận nghèo). Ngày 18/8, đã có vài tổ dân phố chi trả xong cho các đối tượng. Trong ngày 19/8, phường Phú La chi trả xong cho các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội.

Hiện các phường, xã đang tiếp tục rà soát, lập danh sách những đối tượng khác được thụ hưởng chính sách đặc thù của Nghị quyết số 15 để trình cấp quận, huyện phê duyệt, cấp kinh phí và khẩn trương hỗ trợ theo đúng quy định.

Đọc thêm

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 598.771 trường hợp, phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Sáng 2/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn.
Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Tính đến hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tồn tại 216 đơn vị sử dụng lao động có số chậm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền chậm đóng là gần 21,8 tỷ đồng.
Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% BHXH & Đời sống

Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%

TTTĐ - Công tác bảo hiểm y tế (BHYT) của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra.
Xem thêm