Tag

Hà Nội tập trung sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường

Nông thôn mới 02/03/2020 17:59
aa
TTTĐ - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ; áp dụng công nghệ cao, đồng thời hướng dẫn người dân ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng… Đây cũng là những yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của người tiêu dùng Thủ đô.

Hà Nội tập trung sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường

Với định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, huyện Mê Linh chủ trương tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn trên địa bàn huyện

Bài liên quan

Hà Nội thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thạch Thất: Hỗ trợ người dân trồng và chăm sóc cây khoai tây vụ Xuân

Thạch Thất nỗ lực hoàn thành xây dựng Nông thôn mới trong năm 2020

Kiểm tra công tác sản xuất nông nghiệp và phòng chống dịch bệnh tại Thạch Thất

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tập trung

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát nhưng sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao và một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Cùng với đó, năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được nâng cao do ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Một trong số những địa phương làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao phải kể đến huyện Mê Linh. Những năm gần đây, huyện Mê Linh ngày càng chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Với định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, huyện chủ trương tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn, đồng thời, hình thành các chuỗi giá trị để ổn định đầu ra cho nông sản.

Để có cơ sở đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển cây trồng có thế mạnh trên địa bàn, huyện Mê Linh xác định bước đầu tiên phải thực hiện việc quy hoạch sản xuất. Do vậy, ngay từ năm 2018, UBND huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cho 13 xã giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện tại, trên địa bàn huyện xây dựng tổng số 135 vùng, trong đó có 43 vùng sản xuất lúa cao sản, chất lượng cao với diện tích hơn 2.0586ha; 92 vùng sản xuất tập trung với diện tích hơn 3.222ha.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, huyện Mê Linh tập trung hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 50ha trở lên tại xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thạch Đà.

Vùng sản xuất cây ăn quả với quy mô 20ha trở lên tại xã Hoàng Kim, Chu Phan, Tiến Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa, Tiến Thắng. Vùng sản xuất hoa chất lượng cao quy mô 20ha trở lên tại xã Văn Khê, Mê Linh, Đại Thịnh, Kim Hoa... Sản xuất rau các loại tại các xã Đại Thịnh, Tráng Việt, Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê.

Nhờ quy hoạch có hiệu quả các vùng sản xuất nông nghiệp, huyện Mê Linh đã khai thác tối đa nguồn lực từ đất, làm giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp tăng hàng năm. Nếu như năm 2015 là 137,4 triệu/ha thì đến năm 2019 là 174,8 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, Mê Linh cũng hướng dẫn bà con nông dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế như một số mô hình nuôi trồng thủy sản đạt giá trị 500 triệu đồng/ha/năm, cây ăn quả đạt 350 - 400 triệu đồng/ha/năm, chăn nuôi đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, có những mô hình chăn nuôi gia cầm cho lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát nhưng sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát nhưng sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định

Một trong những địa phương điển hình của huyện Mê Linh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải kể đến là xã Tam Đồng. Đơn cử như, thôn Văn Lôi có tổng diện tích 270ha đất nông nghiệp, trong đó, vùng đồng Chằm rộng 15ha bị trũng, khó canh tác. Năm 2016, thôn xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa toàn bộ diện tích vùng trũng vào quy hoạch chuyển đổi.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Văn Lôi chia sẻ: “Sau khi quy hoạch được phê duyệt, thôn có 15 hộ gia đình nhận ruộng tại vùng đồng Chằm để thực hiện mô hình kinh tế trang trại, trên bờ trồng cây ăn quả, dưới ao nuôi thả cá. Nhờ đó, đồng đất được khai thác hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân với hàng trăm triệu đồng/ha/năm”.

Hiện nay, với tổng diện tích 495ha đất canh tác, sau chuyển đổi, xã Tam Đồng có khoảng 300ha trồng lúa (hơn 100ha trồng lúa chất lượng cao), còn lại là các mô hình trang trại tập trung, vùng trồng rau, hoa... Riêng hai thôn Nam Cường, Cư An còn trồng lúa nếp cốm trên 1/2 diện tích đất canh tác, cho thu nhập gấp 1,5 lần so với lúa tẻ.

Điều chỉnh hướng sản xuất phù hợp nhu cầu thị trường

Mặc dù sản xuất nông nghiệp của Thủ đô vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định, tuy nhiên theo dự báo, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và dịch bệnh bùng phát.

Để tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường nhấn mạnh: “Các địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, ngành Nông nghiệp cần nhân rộng mô hình theo chuỗi giá trị từ liên kết đến sản xuất, bảo đảm nguồn hàng ổn định cho các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện ích với giá cả ổn định”.

Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế
Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế

Trước mắt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành liên quan, lập danh sách các hợp tác xã, đầu mối thu mua nông sản uy tín để cung cấp cho các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp thu mua theo nhu cầu, góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Về lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các địa phương hỗ trợ người dân về quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống bán lẻ hiện đại kết hợp với ngành công nghiệp chế biến... nhằm đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, giảm rủi ro.

Một yếu tố quan trọng nữa là các địa phương cần tích cực vận động, tuyên truyền, khuyến cáo người dân sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu; thâm canh, gối vụ (trồng xen canh giống rau dài ngày và ngắn ngày để thu hoạch rải vụ); đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thời hội nhập kinh tế.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, để gỡ khó cho ngành Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô, trước hết các hợp tác xã, người sản xuất cần nâng cao tiêu chuẩn về đóng gói, bao bì, chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn để có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ; hướng dẫn người dân ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng… nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thu mua.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Xem thêm