Tag

Hà Nội: Tăng cường ứng trực đảm bảo an toàn giao thông trước mưa lớn

Môi trường 16/06/2022 16:12
aa
TTTĐ - Trước tình trạng mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ gây ngập úng cục bộ tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng, phương tiện trực đảm bảo trật tự an toàn giao thông ứng phó với mưa lớn.
Những công nhân “áo vàng” thầm lặng chống ngập cho Hà Nội Chủ động ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất khu vực Bắc Bộ "Giải mã" tình trạng ngập úng ở Thủ đô Hà Nội: 11 điểm nội thành dễ ngập khi mưa 50 - 100mm trong 2 tiếng Mưa lớn kèm theo dông, Hà Nội lại ngập úng nhiều tuyến phố

Hà Nội còn 11 điểm trọng yếu về ngập úng

Những ngày qua, Hà Nội xuất hiện nhiều trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ khiến cho một số tuyến đường ngập úng cục bộ sau mưa, giao thông nội đô bị tê liệt.

Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, năm 2022, dự báo Hà Nội còn 11 điểm trọng yếu về ngập úng. Trong đó, lưu vực sông Tô Lịch có 8 điểm gồm: Phố Nguyễn Khuyến (khu vực trước cổng trường Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa), phố Hoa Bằng (đoạn từ số nhà 91 đến 97 và số 54 đến 56, quận Cầu Giấy), ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành – Bát Đàn (quận Hoàn Kiếm), phố Cao Bá Quát (đoạn qua Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, quận Ba Đình), phố Thụy Khuê (dốc La Pho, quận Tây Hồ), phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng), phố Nguyễn Chính (đoạn từ ngõ 74 đến cống hóa mưng Tân Mai, quận Hoàng Mai).

Lưu vực sông Nhuệ có 1 điểm là khu vực Đại lộ Thăng Long (đoạn ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, km9+656; Nút giao An Khánh, quận Nam Từ Liêm); Khu vực sông Cầu Bây (quận Long Biên) có 2 điểm gồm: Phố Ngọc Lâm (đoạn từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm); Đường Hoàng Như Tiếp (đoạn từ trường Tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ).

Hà Nội: Tăng cường ứng trực đảm bảo an toàn giao thông trước mưa lớn
Hiện Hà Nội còn 11 điểm trọng yếu về ngập úng

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, ngoài việc hạ tầng yếu kém, một trong những nguyên nhân chính khiến công tác thoát nước gặp nhiều khó khăn đó là tiến độ xây dựng của các dự án phát triển hạ tầng, trong đó có cả các dự án nâng cao năng lực của hệ thống thoát nước.

Dẫn chứng về vấn đề này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, tại khu vực phố Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho, quận Tây Hồ) - nơi việc tiêu thoát nước phụ thuộc chính vào hệ thống mương Thụy Khuê. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án cải tạo mương Thụy Khuê vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng, giải phóng mặt bằng nên việc tiêu thoát nước gặp rất nhiều khó khăn.

Tại khu vực Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, việc nhà ga tàu điện S12 chậm triển khai đã khiến hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Bởi, để thực hiện dự án, đơn vị thi công đã nắn dòng đường thoát nước chung của tuyến vào một đường ống riêng chạy sát với công trường thi công. Song, đường ống này chưa đáp ứng được nhu cầu thoát nước trong khu vực, làm chậm khả năng tiêu thoát nước, tăng thời gian úng ngập khi có mưa lớn.

Kịp thời ứng phó với mưa giông

Để kịp thời ứng phó với mưa giông, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông trên đường, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các Đội Thanh tra Giao thông trực thuộc bố trí lực lượng, phương tiện trực đảm bảo trật tự an toàn giao thông ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố.

Ban phòng, chống lụt bão và ứng phó với thiên tai Thanh tra Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các Đội Thanh tra Giao thông trực thuộc chủ động bố trí quân số ứng trực theo phương án phân công của đơn vị; Sẵn sàng nhận nhiệm vụ chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.

Các đơn vị kiểm tra, gia cố lại trụ sở đơn vị đảm bảo an toàn khi có bão, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá... Sau mưa, triển khai ngay lực lượng nắm bắt tình hình úng ngập, cây xanh, cột điện gãy đổ, hư hỏng hệ thống biển báo, kết cấu hạ tầng giao thông.

Hà Nội: Tăng cường ứng trực đảm bảo an toàn giao thông trước mưa lớn
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các Đội Thanh tra Giao thông trực thuộc bố trí lực lượng, phương tiện trực đảm bảo trật tự an toàn giao thông ứng phó với mưa lớn

Thanh tra Sở cũng yêu cầu, đội trưởng các Đội Thanh tra Sở Giao thông trực thuộc phải chủ động theo dõi nắm bắt kịp thời diễn biến thời tiết, các điểm úng ngập, các tình huống sự cố... xảy ra trên địa bàn quản lý, báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và báo cáo thường xuyên về Thanh tra Sở trước 16h00 hàng ngày.

Trong thời gian ứng trực, cán bộ, công chức, thanh tra viên sử dụng bộ đàm để liên lạc, không tắt điện thoại di động, đảm bảo thông tin liên lạc 24h/24h; Không giải quyết chế độ nghỉ phép cho cán bộ, thanh tra viên, nhân viên trong thời gian ứng trực mưa giông.

Các đơn vị bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với lực lượng chức năng phân luồng, chống ùn tắc giao thông tại các điểm nước ngập, xử lý sự cố giao thông; Huy động phương tiện đưa người dân qua khu vực ngập nước.

Cùng đó, Đội Thanh tra Giao thông Vận tải đường thủy nội địa phối hợp với các Đội Thanh tra Giao thông Vận tải địa bàn kiểm tra ngay các phương tiện thủy của đơn vị đang neo đậu trên sông hồ; Gia cố chằng buộc, di chuyển các phương tiện thủy của đơn vị vào nơi an toàn, đảm bảo không thiệt hại khi mưa lớn đổ bộ vào Hà Nội;

Kiểm tra, nhắc nhở các chủ bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, các khu vui chơi giải trí, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động có biện pháp để đảm bảo an toàn cho tài sản và phương tiện.

Đội Thanh tra Giao thông Vận tải Gia Lâm được giao phối hợp kiểm tra, rà soát các vấn đề liên quan, đảm bảo an toàn khu nhà điều hành cầu phao Đuống đảm bảo an toàn cho khu nhà điều hành khi mưa lớn đổ bộ vào Hà Nội.

Các Đội Thanh tra Giao thông Vận tải quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, yêu cầu các đơn vị thi công trên các tuyến đường đang khai thác có biện pháp đảm bảo an toàn về rào chắn, biển báo, cẩu, máy móc phục vụ thi công.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm