Tag

Hà Nội: Sớm di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội

Môi trường 07/10/2020 10:00
aa
TTTĐ - Thực hiện Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, một số cơ sở sản xuất của trung ương, thành phố Hà Nội đã được di dời sang các khu, cụm công nghiệp ở ngoại thành. Thế nhưng, tiến độ thực hiện vẫn rất chậm trễ.
Biến rác thải thành điện: Giải bài toán khủng hoảng ô nhiễm rác Người dân mong muốn sớm di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm khỏi nội đô
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, 1 trong số các cơ cở buộc di dời khỏi nội đô
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, 1 trong số các cơ cở buộc di dời khỏi nội đô

Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tháng 6/2003, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 74/2003/QÐ-UB về việc di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành. Sau hơn 15 năm, đến nay các cơ sở sản xuất lập phương án di dời, 25 cơ sở xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và 67 cơ sở của cả trung ương, thành phố di chuyển sang các khu, cụm công nghiệp ở ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, trên địa bàn các quận nội thành vẫn còn khoảng 100 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần sớm di dời, trong đó tập trung nhiều ở các quận: Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ gây bức xúc dư luận.

Sau khi UBND thành phố có quyết định di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch hoặc gây ô nhiễm ra khỏi khu vực các quận nội thành, các sở, ngành và UBND các quận đã tích cực vào cuộc. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đã có ý thức, chủ động lập phương án di dời và thực tế đã có 67 đơn vị đã di chuyển.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các sở, ngành, UBND các quận tổng hợp, rà soát và xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời, để báo cáo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và dự kiến năm 2020 sẽ báo cáo HÐND thành phố.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành phối hợp TP Hà Nội ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở di dời, nhưng đến nay, các cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Các bộ, ngành chưa ban hành chính sách. Thứ hai, tâm lý chung của các doanh nghiệp đều ngại di chuyển ra ngoại thành và các tỉnh lân cận, vì người lao động phải di chuyển quá xa. Ðáng chú ý là năng lực tài chính của các đơn vị, doanh nghiệp trong diện phải di dời còn hạn chế. Khi đến địa điểm mới, các đơn vị, doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến người lao động, việc làm… đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi chính sách hỗ trợ còn hạn chế.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, đến nay đã xử lý triệt để 25 cơ sở ô nhiễm môi trường, di dời 67 cơ sở sản xuất ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời báo cáo thành phố.

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành xây dựng quy chế về di dời nhưng chưa hoàn thành. Điều này do tâm lý các cơ sở ngại di dời vì người lao động ngại đi xa. Bên cạnh đó năng lực tài chính của các đơn vị để đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị di dời.

Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục rà soát hơn 100 cơ sở sản xuất, về cơ bản các đơn vị cũng thống nhất di dời. Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố bố trí kinh phí xây dựng các khu, cụm công nghiệp; Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ các đơn vị phải di dời.

Theo GS, TSKH Phạm Ngọc Ðăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Di dời cơ sở sản xuất là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đã có những đánh giá chính xác mức độ gây ô nhiễm môi trường, các cấp chính quyền cần có biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ, nếu không khi xảy ra sự cố hậu quả sẽ rất lớn. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội Ðào Ngọc Nghiêm cho rằng, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, rất cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành trung ương.

Bà Ngô Thị Thu Hiên (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: Tôi được biết, theo kết quả khảo sát ý kiến về không gian công cộng và thăm dò quan điểm của người dân Hà Nội về việc di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) cho thấy, 92% số người dân được hỏi cho rằng không gian công cộng là quan trọng với lối sống của họ; 79% nhìn nhận Hà Nội đang thiếu không gian công cộng; 93% số người dân được hỏi muốn nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm trong nội đô chuyển đi được thay bằng công viên.

Như vậy mong muốn của người dân rất rõ ràng. Các cơ quan Trung ương và thành phố cũng đã có những quyết định về việc này.

Theo tôi, khó khăn khách quan, trước hết đến từ việc thiếu một bộ quy tắc ứng xử đủ chặt chẽ và chi tiết để ràng buộc trách nhiệm các bên liên quan. Việc di dời trụ sở hoặc đất nhà máy do bộ ngành quản lý, nếu không mang lại lợi ích lớn hơn hiện tại, thì đương nhiên “chủ đất” không có lý do phải vội vàng. Còn cơ quan chức năng cũng không thể làm gì khi chưa được bàn giao đất sạch”.

Nghị quyết 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, một số trường đại học, cơ sở khám, chữa bệnh ra khỏi trung tâm thành phố.

Ngay sau khi Nghị quyết 11 được ban hành, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua năm 2012 cũng đã quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học ra khỏi nội thành. UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc thực thi trên thực tế vẫn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong khi cơ sở hạ tầng của thủ đô thời gian qua luôn trong tình trạng quá tải. Tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm và các kỳ nghỉ lễ, Tết; không khí ngột ngạt vì ô nhiễm.

Nguyên nhân chính là các khu đất trong nội đô đều ở vị trí đẹp, có giá trị cao cho nên các đơn vị chần chừ trong việc di dời, bàn giao đất cho thành phố.

Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế phân tích: Nghị quyết 11 đề ra mục tiêu là đưa các trường đại học ra khỏi nội đô để giảm bớt lượng ùn tắc giao thông, bởi lượng sinh viên đi về các trường đại học rất lớn. Nhưng đề án đó chưa thực hiện tốt trong thực tiễn.

Có rất nhiều lý do, liên quan đến đất đai và liên quan đến giao thông công cộng. Nếu chuyển đi xa thì sinh viên sẽ đi lại như thế nào. Nếu không thì phải xây dựng các ký túc xá với đầy đủ điều kiện như Internet, phòng thể dục, văn hóa, văn nghệ. Đó là những điều mà chúng ta chưa đáp ứng được. Vì vậy, Nghị quyết 11 đúng về nguyên tắc nhưng thực hiện chậm vì thiếu những điều kiện kỹ thuật cần thiết.

Để sớm thực hiện việc di dời các trụ sở cũng như các trường đại học ra khỏi nội đô, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Chỉ khi nào tuyên truyền để mọi người đều hiểu việc di dời ra khỏi nội đô là tất yếu và phải thực hiện. Nhận thức thay đổi thì sẽ thay đổi thái độ và hành vi, khi đó sẽ tự giác thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị.

Giải pháp thứ hai là khắc phục khó khăn cho các cơ sở phải di dời. Thứ ba là cần có nguồn ngân sách để hỗ trợ ban đầu khi việc di dời đó gặp khó khăn, có thể thu nhập, đời sống bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giải pháp này rất khó vì trong điều kiện khó khăn chung của đất nước thì cũng phải tính toán rất kỹ.

Để làm được điều này cũng cần có thời gian. Ở một số quốc gia trên thế giới, việc đi làm từ thành phố này sang thành phố khác cách nhau 100-200km là điều bình thường nhưng vấn đề giao thông ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được điều này.

Do đó, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu, tính toán phương án di dời phù hợp, giảm những tác động tiêu cực tới đối tượng thuộc diện phải di dời. Đặc biệt, cần tăng cường đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, thông thoáng, kết nối giữa trung tâm Thủ đô với các vùng được quy hoạch bố trí di dời, tạo điều kiện thuận lợi, di chuyển dễ dàng.

Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô Hà Nội là công việc cấp bách. Ðể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thành phố cần tiếp tục tạo điều kiện bố trí nguồn vốn, có chính sách ưu đãi về vốn vay để các doanh nghiệp sớm hoàn thành xây dựng cơ sở mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với các đơn vị phát triển đô thị theo quy hoạch mới để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị đất đai tại cơ sở cũ, trong đó ưu tiên quỹ đất xây dựng, phát triển các công trình công cộng. Thành phố cần kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình chây ỳ, không thực hiện kế hoạch di dời.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm