Tag

Hà Nội sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai khắc nghiệt trong năm 2022

Môi trường 10/05/2022 15:14
aa
TTTĐ - Ngày 10/5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Cần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại các cấp, ngành, địa phương Khẩn trương khắc phục hậu quả và ứng phó mưa lũ tại miền Trung Thiên tai diễn biến phức tạp, dị thường ngay những tháng đầu năm 2022 Chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai phức tạp, dị thường năm 2022 Hà Nội kiện toàn cơ quan phòng, chống thiên tai thành phố

Dự hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền…

Khả năng Hà Nội phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, khó lường

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Năm 2021, thành phố chịu ảnh hưởng 5 cơn bão, 15 đợt mưa, 15 đợt không khí lạnh, 9 đợt nắng nóng... Thiên tai đã gây ra nhiều sự cố đê điều, công trình thủy lợi, ngập úng, gãy đổ cây xanh…

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn xảy ra 102 vụ hỏa hoạn, 4 vụ cháy rừng, 1 vụ sập đổ công trình… làm 13 người chết, 10 người bị thương, thiệt hại tài sản ước khoảng 16.010 tỷ đồng…

Đánh giá chung của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2021 có sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Từ đó đã giảm thiểu đáng kể thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân so với năm 2020. Dù vậy, diễn biến thời tiết, thủy văn trong năm 2022 vẫn hết sức đáng lo ngại.

“Nhờ sự chỉ đạo sát sao của thành phố, sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị và người dân, tổn thất do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố trong năm 2021 giảm rất nhiều so với những năm gần đây…”, đồng chí Chu Phú Mỹ đánh giá.

Hà Nội sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai khắc nghiệt trong năm 2022
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai trao Bằng khen của UBND thành phố cho các tập thể có thành tích trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 trên địa bàn thành phố

Thông tin tại hội nghị, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Văn Bảy cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, thành phố Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; 6-8 đợt mưa lớn diện rộng, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Trên các sông chảy qua thành phố có khả năng xuất hiện 3-5 đợt lũ, thời gian xuất hiện lũ khoảng từ tháng 7 đến tháng 9.

Mùa hè năm nay, Hà Nội có khả năng xuất hiện 6-8 đợt nắng nóng, trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt… “Trong những năm khí hậu chuyển pha, từ lạnh sang trung tính, các hiện tượng thời tiết, thủy văn thường có những diễn biến trái quy luật”, ông Nguyễn Văn Bảy nhấn mạnh.

Tham luận về công tác phòng, chống thiên tai năm 2022, các đơn vị: Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội, huyện Phúc Thọ cho biết đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Đang triển khai phương án phòng, chống úng ngập khu vực nội thành, ngoại thành, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, diễn tập phòng ngừa, ứng phó một số tình huống thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn…

Nỗ lực giảm tổn thất do thiên tai gây ra trong năm 2022

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong công tác phòng chống thiên tai. Cụ thể, vẫn có đơn vị, địa phương còn lúng túng trong công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ”.

Một số quận, huyện, xã, phường và đơn vị còn tư tưởng chủ quan, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai chưa cụ thể, chưa sát thực tế; Công tác xử lý, giải tỏa vi phạm pháp luật đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả chưa cao…

Để giảm tổn thất do thiên tai gây ra trong năm 2022, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các đơn vị, địa phương khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại nêu trên. Tuyệt đối không chủ quan trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; Khẩn trương triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân trước thiên tai.

Hà Nội sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai khắc nghiệt trong năm 2022
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao Bằng khen của UBND thành phố cho các cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 trên địa bàn thành phố

Về nhiệm vụ cụ thể, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cập nhật, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, sự cố phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19; Có kế hoạch diễn tập, tập huấn các phương án nhằm triển khai hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” ngoài thực địa, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Cùng với nhiệm vụ trên, các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến đê điều, công trình thủy lợi để kịp thời sửa chữa, nâng cấp, sẵn sàng đối phó các tình huống thiên tai có thể xảy ra. Đối với các sự cố nghiêm trọng, các đơn vị, địa phương phải kịp thời tham mưu UBND thành phố công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, hoa màu, đất canh tác của nhân dân.

“Các sở, ngành, địa phương cần rà soát, đề xuất đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố để bảo đảm phát triển sản xuất, giao thông, môi trường và phòng, chống thiên tai; sử dụng công nghệ hiện đại trong cải tạo, nâng cấp các tuyến đê, kè. Khảo sát, đề xuất phương án phòng, chống lũ rừng ngang cho các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức ngay từ đầu nguồn…”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Nhân dịp này, UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 15 cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm