Tag

Hà Nội kích hoạt hàng loạt điểm bán hàng lưu động

Người Hà Nội 11/08/2021 14:04
aa
TTTĐ – Trong bối cảnh đã xuất hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng thời gian qua khiến cho nhiều chợ truyền thống, siêu thị, nhất là một số chợ đầu mối bị phong tỏa tạm thời hoặc dừng hoạt động, nhiều quận, huyện cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai các điểm bán hàng lưu động để đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu của người dân Thủ đô.
Ba Đình: Mở rộng điểm bán hàng lưu động tại các trường học Hà Nội sẵn sàng “kích hoạt” thêm 2.500 điểm bán hàng bình ổn giá Triển khai các điểm bán hàng lưu động cho Nhân dân – nét mới ở quận Ba Đình Xem xét bổ sung thêm các điểm bán hàng lưu động ở Hà Nội

Khẩn trương triển khai điểm bán hàng lưu động

Nhằm cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân địa phương, từ ngày 2/8, AEON Việt Nam triển khai các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn các phường tại quận Long Biên với sự hỗ trợ của UBND quận Long Biên.

Theo đó, các xe bán hàng lưu động được duy trì bán tại 4 điểm gồm: Số 5 đường Vạn Hạnh, Khu đô thị Việt Hưng; sân bóng đảo Sen, 125 Nguyễn Sơn; Sân chơi số 34 phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy và số 11 Đặng Vũ Hỷ, phường Thượng Thanh.

Theo đại diện Siêu thị AEON Long Biên, giá bán của các sản phẩm tại điểm bán hàng lưu động luôn bằng giá bán tại siêu thị và sẽ được niêm yết cụ thể ngay tại mỗi điểm bán để người dân có thể dễ dàng theo dõi, tham khảo và yên tâm trước khi lựa chọn. Được biết, siêu thị AEON Long Biên cũng đã làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo đủ nguồn hàng cũng như hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa được liên tục. Cũng theo đại diện AEON Việt Nam, doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng thành phố trong việc mở thêm các điểm bán hàng lưu động tại nhiều địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân Thủ đô.

Hà Nội triển khai điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân trong thời gian giãn cách
Siêu thị Aeon phối hợp cùng UBND quận Long Biên tổ chức điểm bán hàng lưu động hỗ trợ người dân trong thời gian giãn cách xã hội

Vào sáng 8/8, quận Hoàn Kiếm cũng bắt đầu triển khai điểm bán hàng lưu động đầu tiên tại trường THCS Nguyễn Du (số 44, 46 Hàng Quạt), phường Hàng Gai, để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân trên địa bàn trong những ngày thực hiện giãn cách phòng, chống dịch Covid-19. Tại đây, người dân có thể mua được tất cả các mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm tươi sống, rau, của quả đến thực phẩm khô với giá bằng giá bán tại siêu thị. Bảng giá được niêm yết cụ thể ngay tại mỗi điểm bán để người dân có thể dễ dàng tham khảo, an tâm mua sắm. Ngoài hàng hóa phong phú, công tác phòng dịch tại điểm bản hàng cũng được đảm bảo. Khi đến mua hàng người dân được yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn và đảm bảo giãn cách trước khi vào mua hàng.

Quận Hoàn Kiếm đã lên phương án tổ chức các điểm bán hàng lưu động tại 18 phường để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân đầy đủ, kịp thời và an toàn.

Hà Nội triển khai điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân trong thời gian giãn cách
Điểm bán hàng lưu động đầu tiên tại quận Hoàm Kiểm triển khai vào ngày 8/8

Ngoài quận Hoàn Kiếm, Long Biên, theo thông tin công bố ngày 4/8, quận Ba Đình cũng có kế hoạch tổ chức bán hàng lưu động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân trên địa bàn. Theo đó, quận sẽ tổ chức 41 điểm bán hàng lưu động tại 14 phường để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân đảm bảo đầy đủ, kịp thời và an toàn. Tất cả những điểm này đã được UBND các phường rà soát và Phòng Quản lý đô thị của quận xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn giao thông. Để thực hiện quy định 5K khi người dân vào mua hàng, thuận tiện cho xe ô tô tải loại 1,5 tấn trở lên ra vào và đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, các điểm bán hàng lưu động cũng phải đảm bảo đủ diện tích. Vì vậy, quận sẽ rà soát, bổ sung địa điểm là sân của khu tập thể, chung cư cao tầng, sân các trường học, bãi đất trống có diện tích trên 100m2 trên địa bàn.

Được biết, hệ thống BRG, Vinmart, Lotte Mart, Công ty Hương Việt Sinh, Công ty thực phẩm UNIFOOD đã ký cam kết với UBND quận Ba Đình để cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm cho Nhân dân.

Quận Hai Bà Trưng cũng đã khẩn trương triển khai tổ chức điểm bán hàng lưu động, chỉ đạo các phường thông báo để người dân trên địa bàn các phường Trương Định, Minh Khai, Đồng Tâm, Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền biết và đến mua hàng. Được biết, điểm bán hàng tại Tầng 1 nhà A chợ Đồng Tâm của quận này mở cửa từ 6h đến 18h30 hàng ngày trong thời gian 15 ngày bắt đầu kể từ ngày 2/8/2021.

Người dân yên tâm khi mua sắm

Theo chia sẻ của bác Đỗ Thị Nga, sống tại phố Ngọc Thụy, quận Long Biên, từ ngày xuất hiện ca F0 ngoài cộng đồng, bác rất ngại đi chợ, kể cả siêu thị. Tuy nhiên, thức ăn chỉ nên tích trữ vài này vì để lâu cũng không tốt nên bác vẫn phải đi mua thức ăn cho gia đình. Nay thấy, UBND quận phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức bán hàng lưu động bác cảm thấy rất thuận tiện cho người dân và hạn chế được việc đi lại đến chỗ đông người. Bác cũng cho biết, mặc dù là các quầy hàng lưu động nhưng bác thấy hàng hóa rất phong phú, đủ cho nhu cầu mua mà giá cả ổn định, có những mặt hàng giá vẫn giữ nguyên, có mặt hàng tăng nhưng không đáng kể.

Có cùng suy nghĩ, chị Nguyễn Oanh, sống ở phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên cho biết, hàng hóa ở các quầy lưu động rất phong phú, đủ chủng loại, giá cả ổn định nên cũng dễ lựa chọn. Đặc biệt, các quầy hàng lưu động đảm bảo trong phòng, chống dịch Covid-19 như là nhân viên bán hàng và khách hàng đều thực hiện đầy đủ quy định 5K của Bộ Y tế nên người dân đi chợ cũng rất yên tâm.

"Những điểm bán hàng lưu động thế này rất cần thiết và kịp thời trong thời điểm giãn cách xã hội. Nhờ có những điểm bán hàng này mà những người có tuổi không phải đi đâu xa vẫn có thể mua đầy đủ sản phẩm giống như tại siêu thị", chị Oanh chia sẻ thêm.

Tại điểm bán hàng lưu động đầu tiên của quận Hoàn Kiếm, theo ghi nhận, vào sáng 8/8, người dân đến mua hàng đều chấp hành nghiêm quy định 5K và rất phấn khởi khi hàng hoá phong phú, đảm bảo chất lượng và thuận tiện mua bán trong điều kiện phòng, chống dịch hiện nay.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh tại phường Hàng Gai đã có mặt ngay sau khi quầy hàng lưu động của quận Hoàn Kiểm mở cửa. Theo chia sẻ của chị, chị muốn đến sớm để đảm bảo việc mua được mặt hàng như ý. Bên cạnh đó, chị thấy ở đây công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh rất tốt, nhất là việc giữ khoảng cách giữa người dân. Chị thấy, nếu ai lơ là sẽ có cán bộ phường nhắc nhở luôn nên rất yên tâm.

Hà Nội triển khai điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân trong thời gian giãn cách
Người dân tại quận Hoàn Kiếm đến mua hàng tại điểm bán hàng lưu động đều đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn

Có thể thấy, hiện tại ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang nỗ lực đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội để người dân Hà Nội yên tâm phòng chống dịch.

Đại diện lãnh đạo Sở Công thương cho biết, tính đến nay trên địa bàn thành phố có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được Sở niêm yết công khai để phục vụ Nhân dân; Đồng thời sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

Cũng theo Sở Công thương Hà Nội, trong 2 ngày đầu tiên thực hiện giãn cách đợt 2, sức mua hàng hóa có tăng 30% so với ngày bình thường nhưng nhờ có có sự chuẩn bị sẵn sàng về hàng hóa, nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống đầu cơ, găm hàng, tích trữ, tăng giá của các lực lượng chức năng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên đến ngày thứ ba trở đi hoạt động mua sắm trở lại bình thường. Hiện, mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa nhưng hàng hóa vẫn luôn dồi dào, giá cả ổn định, người dân vẫn có thể mua bán thuận tiện và đầy đủ nhu cầu.

Đọc thêm

Tạm biệt tháng 10, tạm biệt mùa thu Người Hà Nội

Tạm biệt tháng 10, tạm biệt mùa thu

TTTĐ - Một đêm ngủ vùi, sáng hôm sau, Hà Nội thức dậy trong sự đổi thay không báo trước. Gió mùa đông bắc từ phương Bắc tràn về, lùa vào từng con phố hẹp, khiến người ta bừng tỉnh giữa cái se lạnh lạ lẫm sau những ngày nắng vàng trải dài.
Khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa nghệ thuật Hà Nội Người Hà Nội

Khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa nghệ thuật Hà Nội

TTTĐ - Thành công của Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024 một lần nữa khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa nghệ thuật Hà Nội, đồng thời tiếp thêm động lực để Thủ đô tiếp tục phát triển, xứng đáng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước.
Định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” Người Hà Nội

Định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo”

TTTĐ - "Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 là một hoạt động tiếp tục định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” trong Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO. Điều này sẽ tạo nên sự cộng hưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo trong các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, với một khát vọng được góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc", đồng chí Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh tại buổi họp báo diễn ra chiều 30/10.
Duy trì thói quen giữ phố sạch đẹp, lan tỏa nếp sống văn minh Nhịp điệu cuộc sống

Duy trì thói quen giữ phố sạch đẹp, lan tỏa nếp sống văn minh

TTTĐ - Đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội bày tỏ mong muốn các địa phương không chỉ thực hiện tốt cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn Thủ đô năm 2024 mà còn duy trì thói quen hàng ngày để lan tỏa nếp sống văn minh đô thị.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo giữ gìn ngõ, xóm sạch, đẹp Người Hà Nội

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo giữ gìn ngõ, xóm sạch, đẹp

TTTĐ - Cuộc thi "Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện Phúc Thọ thể hiện đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, không phô trương, lãng phí; huy động mọi lực lượng quần chúng tham gia; duy trì, giữ gìn để các hoạt động trở thành nề nếp, thói quen sinh hoạt của từng thôn, xóm, khu dân cư.
Từ nguồn lực di sản đến tiềm năng kinh tế sáng tạo Người Hà Nội

Từ nguồn lực di sản đến tiềm năng kinh tế sáng tạo

TTTĐ - Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Trong nhiều nghị quyết, chương trình của Trung ương và Hà Nội, văn hóa đều được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo của Thủ đô phát triển.
Luật Thủ đô gỡ bỏ rào cản về phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Luật Thủ đô gỡ bỏ rào cản về phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Bằng hướng đi khác biệt, kể những câu chuyện văn hóa, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội đã thành công khi đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch văn hóa. Luật Thủ đô (sửa đổi) được áp dụng sẽ chắp thêm cánh cho giới trẻ thỏa sức đam mê, sáng tạo, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội.
Sôi động đêm chung kết thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội Người Hà Nội

Sôi động đêm chung kết thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội

TTTĐ - Tối 26/10, Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên TP Hà Nội tổ chức chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024.
Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong Người Hà Nội

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 hội tụ nhiều ngành công nghiệp văn hóa hứa hẹn mang đến những sáng tạo vô cùng phong phú cho công chúng thưởng thức. Một sê-ri sự kiện quy tụ 12 ngành công nghiệp văn hóa là dấu hiệu tích cực cho thấy sự phát triển đa dạng và sôi động của nền công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, xứng đáng với vị thế Thủ đô tiên phong của cả nước.
Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy văn hóa truyền thống Nhịp điệu cuộc sống

Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy văn hóa truyền thống

TTTĐ - Tại Hà Nội, công tác gia đình ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, từ đó góp phần tích cực, quan trọng vào xây dựng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, chúng ta đã đạt được những kết quả hết sức tự hào.
Xem thêm