Tag

Hà Nội có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm

Nông thôn mới 27/05/2020 20:11
aa
TTTĐ - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới. Như vậy đến nay, tổng số hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội là 1.151.

Bài liên quan

Hà Nội: Đưa cán bộ trẻ về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp

Gạo hữu cơ Đồng Phú: Sản phẩm OCOP 4 sao hướng tới thị trường xuất khẩu

Hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP mang thương hiệu “Sữa Phù Đổng”

Rau mầm Thanh Hà: Sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Thường Tín

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện nay toàn thành phố Hà Nội có 1.151 hợp tác xã nông nghiệp; Trong đó có 1.066 hợp tác xã đang hoạt động (chiếm 92,6%); 85 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 7,4%).

Trong tổng số 1.066 hợp tác xã đang hoạt động có 315 hợp tác xã trồng trọt (chiếm 29,6%); 60 hợp tác xã chăn nuôi (chiếm 5,6%); 650 hợp tác xã tổng hợp (chiếm 61%); có 32 hợp tác xã thủy sản (chiếm 3%); 2 hợp tác xã lâm nghiệp (chiếm 0,2%) và 6 hợp tác xã nước sạch nông thôn (chiếm 0,6%).

Hà Nội có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm
Trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố Hà Nội có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới (Ảnh minh họa)

Tổng số cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành trong hợp tác xã nông nghiệp là 6.563 người. Tổng số thành viên của hợp tác xã là 450.355 thành viên, thành viên hợp tác xã tăng do các hợp tác xã thành lập mới. Tổng số lao động thường xuyên là 38.258 người, bình quân lao động thường xuyên của 1 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn 35,7 người mỗi hợp tác xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, tác động của dịch Covid-19 và các yếu tố dịch bệnh, thời tiết... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp như giảm sản lượng, doanh thu. Thu nhập của thành viên, người lao động cầm chừng, không ổn định, đặc biệt là các hợp tác xã chăn nuôi gia cầm, các hợp tác xã nông nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái...

Nguyên nhân được chỉ ra là bởi dịch Covid-19 đã khiến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào, thị trường bị thu hẹp. Tài chính khó khăn do sản xuất không tiêu thụ được. Trong khi đó, các hợp tác xã nông nghiệp chuyên cung ứng nông sản, thực phẩm cho bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, khách sạn... chuỗi tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ. Nguồn cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ sản xuất giảm; Gần 70% các hợp tác xã không nhập được giống cây trồng từ Trung Quốc...

Dịch Covid-19 đã khiến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào, thị trường bị thu hẹp
Dịch Covid-19 đã khiến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào, thị trường bị thu hẹp

Các hợp tác xã có kinh doanh chợ, số hộ kinh doanh mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm trong chợ giảm sút, đóng cửa do không có đủ nguồn cung cấp hàng hóa để bán tại chợ. Hợp tác xã kinh doanh nước sạch sản lượng nước sạch cung cấp giảm do các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng cho sinh viên nghỉ học, nghỉ làm... nên doanh thu giảm.

Thống kê sơ bộ về thiệt hại kinh tế, dịch Covid-19 có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực. Doanh thu của hầu hết các hợp tác xã trong quý I đã giảm và quý II/2020 ước sẽ tiếp tục giảm.

Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp giảm 10%; Lĩnh vực thương mại - dịch vụ giảm từ 20 - 50%. Trong khi các hợp tác xã thực hiện dịch vụ nội bộ, dự kiến giảm 10%; Hợp tác xã lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giảm 10%.

Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh mà còn tạo việc làm,gia tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên.

Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có ý nghĩa sâu sắc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và trật tự an ninh. Đặc biệt, trong cách mạng công nghiệp 4.0, muốn sản xuất hàng hóa lớn tất yếu phải liên kết hợp tác, làm theo tiêu chuẩn thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm gần đây HTX, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên so với nhu cầu của nông nghiệp thì chưa đáp ứng được.

Do đó, thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX mới, tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của kinh tế thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của HTX, nâng cao hơn nữa vai trò của HTX đối với sự phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm