Tag

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống úng ngập mùa mưa năm 2023

Môi trường 10/05/2023 17:52
aa
TTTĐ - Trong những năm qua công tác thoát nước phòng, chống úng ngập đã được thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, với các trận mưa có lượng mưa lớn trên diện rộng, vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước, nhiều khu vực trên địa bàn vẫn bị ngập sâu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của người dân. Thời gian tới, thành phố cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết tình trạng này.
Nỗ lực thoát nước phòng, chống úng ngập đô thị Các dự án tiêu thoát nước triển khai chậm gây ra tình trạng úng ngập Tình hình thời tiết bất thường, hệ thống thoát nước quá tải gây úng ngập cục bộ

Sẽ xuất hiện 30 điểm úng ngập cục bộ nếu mưa lớn

Sở Xây dựng Hà Nội nhận định, năm 2023 thời tiết tiếp tục có diễn biến bất thường, phức tạp. Nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, kèm theo đó là những trận mưa không theo quy luật có thể xảy ra. Ngoài ra, tần suất các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội có xu hướng gia tăng. Mưa theo vùng trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt trung bình hàng năm.

Trong khi đó, một số khu vực tại Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch. Các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông đang triển khai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống thoát nước như: Các gói thầu dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; Xây dựng nhà ga S12 (Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo)...

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống úng ngập mùa mưa năm 2023
Sẽ xuất hiện 30 điểm úng ngập cục bộ nếu mưa lớn

Theo tính toán của Sở Xây dựng Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa dưới 50 mm/giờ sẽ không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố.

Với các trận mưa có lượng mưa 50 - 70 mm/giờ, dự kiến có 11 điểm, khu vực úng ngập, gồm: Phố Nguyễn Khuyến; Phố Hoa Bằng; Nút giao Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Nút giao Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa; Phố Cao Bá Quát; Phố Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho); Phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy); Phố Nguyễn Chính; Đại lộ Thăng Long; Phố Ngọc Lâm; Đường Hoàng Như Tiếp.

Với các trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa từ 100 mm/giờ trở lên, gây quá tải cho hệ thống thoát nước thì dự kiến trên địa bàn Hà Nội xuất hiện thêm 19 điểm, khu vực úng ngập cục bộ, gồm các phố: Tông Đản; Đinh Tiên Hoàng; Phùng Hưng; Mạc Thị Bưởi; Quan Nhân; Cự Lộc; Nguyễn Trãi; Phan Văn Trường; Dương Đình Nghệ; Trần Bình; Kẻ Vẽ; Nút giao Cầu Giấy - Dịch Vọng; Ecohome3; Khu đô thị Resco; Phố Đỗ Đức Dục; Đường Nguyễn Xiển; Cổ Linh - Đàm Quang Trung; Quốc lộ 3, đoạn qua xã Mai Lâm (huyện Đông Anh) và đường 23B, đoạn qua thôn Cổ Điển (huyện Đông Anh). Ngoài ra, còn một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp.

Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống thoát nước

Theo kế hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2023, Sở Xây dựng Hà Nội đã lên các phương án, giải pháp bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành như: Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo; Thực hiện duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa; Sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối, trạm bơm; Tổ chức sửa chữa giải quyết úng ngập cục bộ và khắc phục sự cố trên hệ thống thoát nước; Triển khai ứng trực giải quyết thoát nước mùa mưa…

Thành phố Hà Nội đã lên các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các máy bơm, nạo vét hệ thống thoát nước trước mùa mưa lũ
Hà Nội đã lên các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các máy bơm, nạo vét hệ thống thoát nước trước mùa mưa lũ. Ảnh minh hoạ

Thực tế, trong những năm qua công tác thoát nước phòng, chống úng ngập đã được thành phố quan tâm chỉ đạo. Trong mùa mưa, các đơn vị đã tổ chức ứng trực để duy trì, xử lý việc tiêu thoát nước, giảm úng ngập trong thời gian sớm nhất và hướng dẫn phân luồng giao thông theo kế hoạch, từng bước khắc phục.

Cùng với đó, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện một số giải pháp giải quyết tình trạng úng ngập. Cụ thể, thành phố tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải đã có chủ trương đầu tư tại Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND TP; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025 của UBND TP...

Thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ngành thành phố, đơn vị duy trì thoát nước đô thị nghiên cứu, đề xuất giải pháp căn cơ, lâu dài như đầu tư trạm bơm tiêu thoát nước đô thị; Phối hợp với UBND các quận nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng một số hầm chứa nước tại những khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ bằng nguồn vốn đầu tư công của quận hoặc nguồn vốn huy động khác…

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch liên quan đến thoát nước, tiêu nước hệ thống sông Nhuệ. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thực trạng về thoát nước trên địa bàn thành phố, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung về quy hoạch thoát nước đô thị phù hợp với quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và biến đổi khí hậu, cập nhật vào đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang phát triển thực hiện.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm