Hà Nội cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI trên 8 lĩnh vực
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tập trung giải quyết có hiệu quả những khiếu nại, tố cáo của người dân (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Hà Nội cải cách hành chính, bước đột phá mang tính chất sống còn
Quận Nam Từ Liêm có nhiều sáng kiến trong cải cách hành chính
Sơ kết công tác Cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019
Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp ngành tổ chức các hoạt động, phương thức phù hợp để người dân được tham gia tích cực và chủ động vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội; Đồng thời phát huy quyền làm chủ của người dân, góp phần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương.
Các cấp, ban, ngành thành phố thực hiện đúng, đủ việc công khai, minh bạch trong việc ra quyết định theo quy định tại pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị, phát giác, thắc mắc của người dân; Thực hiện giải đáp, xử lý, điều chỉnh kịp thời, đúng quy định những ý kiến của người dân.
Cùng với đó, các cấp, ban, ngành thành phố cần nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân, tăng cường hiệu quả các phương thức tương tác giữa chính quyền và người dân; Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân.
UBND thành phố Hà Nội đề nghị các cấp thành phố tích cực kiểm soát tham nhũng trong chính quyền các cấp, trong các dịch vụ công ích, đặc biệt các lĩnh vực thiết yếu tới đời sống dân sinh như y tế, giáo dục, tuyển dụng vào cơ quan nhà nước; Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan hành chính nhà nước; Đặc biệt, chú trọng các thủ tục hành chính như chứng thực, xác nhận, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các dịch vụ hành chính cấp xã.
Bên cạnh đó, các cấp thành phố cũng cần nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích thiết yếu cấp cơ sở như y tế công lập, giáo dục bậc tiểu học; Đồng thời, cải thiện cơ sở hạ tầng căn bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân như điện lưới, nước sạch, giao thông, quản lý rác thải, an ninh trật tự...
Các cấp thành phố nghiêm túc quản trị môi trường, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững.
Để cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI, UBND thành phố yêu cầu các cấp nỗ lực hơn nữa trong quản trị điện tử; Hỗ trợ người dân tiếp cận và thực hiện tốt trách nhiệm phản hồi ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua Cổng thông tin điện tử của thành phố và sử dụng mạng Internet.
UBND thành phố giao Sở Nội vụ chủ động, linh hoạt trong hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, phương thức kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố; Xác định địa bàn ưu tiên quận, huyện, thị xã; Chú trọng địa bàn kiểm tra trực tiếp tới tận UBND cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Sở Nội vụ cần xây dựng biểu tiêu chí cụ thể liên quan chỉ số PAPI phục vụ công tác kiểm tra tại UBND cấp xã. UBND cấp huyện, UBND cấp xã chủ động, tăng cường kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các thiếu sót, tồn tại trong thực hiện chức trách, thực thi công vụ của các tổ chức, cá nhân trong cơ quan nhà nước.
UBND cấp huyện sử dụng kết quả kiểm tra và đưa nội dung thực hiện kế hoạch vào tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các xã, phường, thị trấn.