Tag

Hà Lan: "Người khổng lồ" trong các dự án lấn biển trị thủy và phát triển kinh tế

Doanh nghiệp 17/10/2024 18:04
aa
TTTĐ - Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Lấn biển: Cú hích phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước

Vẽ lại bản đồ quốc gia bằng dự án lấn biển

Hà Lan từng có diện tích chỉ bằng 1/4 tiểu bang New York (Mỹ), nhưng lại có đến 1/3 lãnh thổ thấp hơn mực nước biển. Gần 7.000 km2 đất nông nghiệp tươi tốt hiện tại của Hà Lan là phần chìm dưới biển vào năm 1200.

Ngay từ thế kỷ 14, những cuộc “cách mạng lấn biển” đã được khởi xướng để sinh tồn, tạo ra đất đai phục vụ sinh sống, trồng trọt và phát triển kinh tế. Đặc biệt, sau trận lụt lịch sử năm 1953, khiến 72.000 người phải sơ tán và phá hủy hàng trăm km2 đất lấn biển tạo dựng được sau nhiều thế kỷ, chính phủ Hà Lan đã bắt tay thực hiện loạt biện pháp trị thủy và mở rộng diện tích một cách bền vững hơn.

Delta Works được xem là công trình kỹ thuật lớn bậc nhất thế giới, giúp Hà Lan bảo vệ đất đai và phát triển kinh tế xã hội
Delta Works được xem là công trình kỹ thuật lớn bậc nhất thế giới, giúp Hà Lan bảo vệ đất đai và phát triển kinh tế xã hội

Động thái đầu tiên là việc thành lập 27 hội đồng cùng khoảng 2.700 ban kiểm soát độc lập chuyên lo trị thủy. Năm 1958, quốc hội Hà Lan cũng thông qua đạo luật đồng bằng (Delta Act) để khởi động siêu dự án Delta trị giá 9 tỷ USD. Theo kế hoạch này, Hà Lan xây hệ thống đê chắn sóng khổng lồ, kết hợp cùng hạ tầng đập, cống, rào cản sóng… để rút ngắn đường bờ biển và tạo ra hệ thống đê điều được đánh giá là hoàn hảo bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, Hà Lan cũng thúc đẩy, tạo cơ chế thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích kinh tế cho các dự án lấn biển.

Thành phố cảng Rotterdam chính là hình mẫu thành công của công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu và mở rộng diện tích về phía biển. Từng có thời điểm, trung bình mỗi tuần, có đến 2 triệu m3 cát được bơm ra biển để gia tăng diện tích đất. Ngoài ra, để ứng phó với biến đổi khí hậu, Rotterdam còn áp dụng chặt chẽ ba giải pháp: xây dựng hạ tầng, quản lý nước và ứng dụng công nghệ thông minh. Thành phố đã xây dựng các khu chứa nước đô thị, “thành phố nổi” ven biển với các khu nhà nổi bên trong đê được gắn thiết bị cảm ứng giám sát đê đập.

Một “kỳ tích” trị thủy khác của Hà Lan là thị trấn bên bờ biển Bắc - Volendam với những tuyến đê biển, các công trình lịch sử, văn hóa hàng trăm năm tuổi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Điều tạo nên sức hút đặc biệt của Volendam chính là tuyến đê bao quanh thị trấn ngăn không cho nước biển từ trên cao đổ xuống. Đứng trên mặt đê, du khách sẽ cảm nhận rất rõ “độ chênh” 5m của mặt biển ở ngoài đê so với nền đất ở trong đê.

Hà Lan là hình mẫu thành công trên thế giới về mở rộng diện tích đất nhờ lấn biển, trị thủy và thích ứng với biến đổi khí hậu
Hà Lan là hình mẫu thành công trên thế giới về mở rộng diện tích đất nhờ lấn biển, trị thủy và thích ứng với biến đổi khí hậu

Bên cạnh đó, Hà Lan đã triển khai một dự án 70 triệu USD từ năm 2011 để bơm 21,5 triệu m3 cát vào 128ha bờ biển Ter Heijde, tạo ra vịnh cát, bờ biển tự nhiên cũng như hệ sinh thái mới rộng 35ha, cao 5m so với mực nước biển, phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các quần thể giải trí. Song song, một chương trình “phục hồi bờ biển” cũng được thực hiện để khôi phục vành đai sinh thái ven biển trước khi xây dựng các dự án lấn biển nhằm đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Nâng tầm vị thế quốc gia từ đại dương

Người Hà Lan tin rằng, một đất nước bền vững, thông minh phải có tầm nhìn toàn diện, vượt ra ngoài những khuôn khổ định sẵn, biến yếu điểm về địa hình thành điểm mạnh về kinh tế.

Những năm qua, công cuộc trị thủy, lấn biển của Hà Lan không chỉ góp phần khắc phục địa thế trũng thấp, thích ứng với tự nhiên mà còn đem lại hiệu quả kinh tế đáng ngạc nhiên. Theo thống kê, khoảng 21% dân số Hà Lan hiện sống tại những vùng đất từng là biển và gần 17% diện tích, khoảng 3.500 công trình, thành phố lấn biển đã được xây dựng dọc các con kênh.

Với hệ thống cảng biển và mạng lưới giao thông thủy, bộ hiện đại, Hà Lan là cường quốc logistics hàng đầu châu Âu với giá trị ngành này đạt hơn 50 tỷ USD. Hàng năm, các cảng biển ở Hà Lan tiếp nhận khoảng 550 triệu tấn hàng. Chỉ riêng cảng Rotterdam đã thu về hơn 45 triệu euro từ các hoạt động kinh tế trực tiếp và gián tiếp.

Cùng với đó, các khu vực lấn biển còn tạo ra các vùng dự trữ nước ngọt dồi dào quanh năm, giúp giải bài toán cấp nước đô thị, đặc biệt nước tiêu, tưới phục vụ ngành nông nghiệp trị giá 124 tỷ euro của Hà Lan.

Những tuyến đê lấn biển giúp Volendam (Hà Lan) phát triển du lịch
Những tuyến đê lấn biển giúp Volendam (Hà Lan) phát triển du lịch

Bên cạnh đó, các trung tâm du lịch mới như Neeltje Jans đặt trên đảo nhân tạo Oosterschelde, nơi có Delta Park - công viên giải trí, lịch sử, khu triển lãm và trung tâm thương mại, cũng đón đến 300.000 lượt khách mỗi năm, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc. Đặc biệt, Hà Lan còn thu về một khoản lên tới 5,5 tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu công nghệ quản trị nước. Con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi ứng phó với biến đổi khí hậu, mở rộng không gian phát triển ra biển đang là xu thế của không ít quốc gia.

Bài học kinh nghiệm của Hà Lan đã trở thành hình mẫu kinh điển của các quốc gia trên thế giới, “sách giáo khoa” về mở rộng diện tích đất nhờ lấn biển, trị thủy và nỗ lực chung sống với biến đổi khí hậu. Đặc biệt với quốc gia có đường bờ biển dài và chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu như Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để thực sự khai thác được “mỏ vàng” từ tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả thì cần chính sách, cơ chế đặc biệt để “lấn biển, cải tạo biển thành xu thế, là câu chuyện sống còn, tăng cường sức mạnh quốc gia”. Song song đó, cần “bỏ tư duy khai thác biển theo lối "đánh bắt ven bờ", không dám vươn ra biển khơi, mà phải mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương”.

Để tiệm cận những mô hình trị thủy và “chung sống” với đại dương như Hà Lan, Việt Nam cần rất nhiều “bàn đạp” từ chính sách, cơ chế và cả các “đầu tàu” là những tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực mạnh cùng sự đầu tư bài bản để tạo ra những hệ sinh thái xanh, bền vững.

Với nền tảng pháp lý hiện có là Luật Đất đai 2024, Nghị định hướng dẫn thi hành và Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam hoàn toàn có thể tiến ra biển lớn, đạt mục tiêu đến 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước và đến 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.

Đọc thêm

Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều TTTM tăng mạnh Doanh nghiệp

Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều TTTM tăng mạnh

TTTĐ - Các trung tâm thương mại (TTTM) không chỉ là nơi mua sắm, mà còn là điểm vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật được nhiều gia đình lựa chọn vào các dịp lễ Tết. Mùa Giáng sinh năm nay, nhiều TTTM của Vincom đã ghi nhận lượng khách cùng mức doanh thu gia tăng vượt trội. Những con số kỷ lục về dòng hàng và dòng tiền vẫn chưa dừng lại khi Tết Dương lịch và Nguyên đán đang cận kề.
NAPAS và Agribank triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền lên đến 2 triệu đồng cho chủ thẻ Lộc Việt Kinh tế

NAPAS và Agribank triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền lên đến 2 triệu đồng cho chủ thẻ Lộc Việt

TTTĐ - Từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 31/3/2025, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai chương trình khuyến mại đặc biệt dành cho chủ thẻ tín dụng Lộc Việt “Gói trọn xuân sang, gửi trao Lộc Việt” dành cho khách hàng là chủ thẻ Lộc Việt. Theo đó, khách hàng sẽ được hoàn tiền lên đến 30% giá trị giao dịch khi sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
10 kết quả nổi bật của EVNHCMC năm 2024 Doanh nghiệp

10 kết quả nổi bật của EVNHCMC năm 2024

TTTĐ - Năm 2024, toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, người lao động của Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) chung sức, đồng lòng thực hiện các giải pháp để thực hiện đạt và vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển năm 2024 với những kết quả nổi bật.
Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam Doanh nghiệp

Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam

TTTĐ - “Quyết định mở rộng thị trường với Amazon là một sự thay đổi lớn. Nhìn lại những gì đã đạt được, việc dám thử là hoàn toàn xứng đáng”. Đó là lời khẳng định của Tony Lee và và Robert Đặng, hai đại diện đến từ Kunjek, một trong các doanh nghiệp cơ kim khí gia dụng hàng đầu từ Việt Nam trên Amazon.
Đã trao gần 170 ngàn giải, vẫn còn hơn 180 ngàn giải thưởng chờ khách hàng Doanh nghiệp

Đã trao gần 170 ngàn giải, vẫn còn hơn 180 ngàn giải thưởng chờ khách hàng

TTTĐ - Trước áp lực công việc và hàng trăm thứ phải chi tiêu trong những ngày cuối năm, khi uống Trà xanh không độ mỗi ngày, người tiêu dùng vừa giảm stress vừa có cơ hội trúng 3 giải Nhất còn lại, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng cùng 9 giải Nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng và 15 giải Ba, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng để có thêm tiền tưng bừng mua sắm, đón Tết đang đến rất gần.
VIB từ thấu hiểu đến chạm vào cảm xúc khách hàng Doanh nghiệp

VIB từ thấu hiểu đến chạm vào cảm xúc khách hàng

TTTĐ - Tết Nguyên đán luôn là thời khắc đặc biệt, khi mọi người tạm gác lại bộn bề cuộc sống để trở về bên gia đình, cùng nhau đón năm mới. Dịp Tết 2025, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã tạo nên một bước đi đột phá khi giới thiệu bộ tác phẩm nghệ thuật đương đại phiên bản giới hạn “Trăm sông về biển lớn”.
Ngành Ngân hàng luôn đồng hành, hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn Doanh nghiệp

Ngành Ngân hàng luôn đồng hành, hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn

TTTĐ - Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, số chính sách về tiền tệ, tín dụng này nhiều hơn các lĩnh vực kinh tế khác, hiện có 8 chính sách ưu đãi dành cho bà con...
CIC ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới với Tập đoàn tài chính JB và Công ty Dịch vụ thông tin NICE Kinh tế

CIC ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới với Tập đoàn tài chính JB và Công ty Dịch vụ thông tin NICE

TTTĐ - Ngày 30/12/2024 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn tài chính JB – Hàn Quốc và Công ty dịch vụ thông tin NICE – Hàn Quốc nhằm thiết lập quan hệ hợp tác về trao đổi thông tin tín dụng (TTTD) xuyên biên giới về người dân Việt Nam tại Hàn Quốc và người dân Hàn Quốc tại Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Sẵn sàng tháo gỡ khó khăn cùng bà con nông dân Doanh nghiệp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Sẵn sàng tháo gỡ khó khăn cùng bà con nông dân

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan mong muốn nếu gặp vấn đề gì người nông dân có thể gặp Bộ trưởng, các cấp chính quyền để tư vấn cho bà con...
HPA vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba Doanh nghiệp

HPA vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

TTTĐ - Chiều 30/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025vá đón nhận nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự.
Xem thêm