Tag

Góc nhìn của chuyên gia về căng thẳng giữa Facebook và Chính phủ Australia

Chuyển đổi số 20/02/2021 13:40
aa
TTTĐ - Ông lớn trong ngành công nghệ toàn cầu - Facebook vừa thông báo chặn người dùng tại Australia khiến họ không thể xem và chia sẻ tin tức địa phương lẫn quốc tế. Các chuyên gia từ trường Đại học Monash, Australia đã đưa ra những nhận định về vấn đề này.
Hà Nội xử phạt một phụ nữ 7,5 triệu đồng vì bịa đặt thông tin về Covid-19 trên Facebook Hà Nội xử phạt một phụ nữ 7,5 triệu đồng vì bịa đặt thông tin về Covid-19 trên Facebook
Đại học Monash nghiên cứu chế tạo áo choàng bảo hộ bằng giấy chống dịch Covid-19 Đại học Monash nghiên cứu chế tạo áo choàng bảo hộ bằng giấy chống dịch Covid-19
Đại học Monash vừa đưa ra những nghiên cứu mới về vai trò của protein và cholesterol Đại học Monash vừa đưa ra những nghiên cứu mới về vai trò của protein và cholesterol
Australia và New Zealand đăng cai FIFA World Cup bóng đá nữ 2023 Australia và New Zealand đăng cai FIFA World Cup bóng đá nữ 2023

Gần đây, trang mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook đã tuyên bố không cho phép người dùng Australia chia sẻ hoặc xem nội dung tin tức địa phương lẫn quốc tế. Người dùng Facebook trên toàn thế giới cũng không thể chia sẻ hoặc xem tin bài từ các nhà xuất bản Australia.

Đây được xem như một động thái vô cùng cứng rắn của Facebook để phản đối lại việc xem xét thông qua dự luật đàm phán truyền thông tin tức của Quốc hội Australia, trong đó yêu cầu Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia khi tin tức được chia sẻ trên các nền tảng công nghệ này.

Theo nội dung của dự luật, không những phải trả phí sử dụng nội dung, bộ quy tắc cũng quy định các vấn đề khác như quyền truy cập dữ liệu người dùng, tính minh bạch của thuật toán và xếp hạng nội dung trong kết quả tìm kiếm, nguồn cấp tin của các nền tảng.

Dự luật này nhằm áp dụng cho bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào sử dụng nội dung tin tức ở Australia, tuy nhiên mục tiêu đầu tiên sẽ nhắm tới Facebook và Google, hai công ty công nghệ giàu có và quyền lực nhất thế giới tại thời điểm hiện tại.

Góc nhìn của chuyên gia về căng thẳng giữa Facebook và Chính phủ Australia

Trong bối cảnh đó, mặc dù Facebook lên tiếng phản đối mạnh mẽ và coi điều này đầy tính “phi logic” thì Google sau các động thái đe dọa ngừng hoạt động tìm kiếm, đã chọn thỏa hiệp với các tập đoàn truyền thông, trong đó có News Corp - tập đoàn sở hữu nhiều hãng tin lớn tại Australia lẫn Anh, Mỹ. 3 năm là thời gian cam kết thực hiện thoả thuận giữa Google và News Corp.

Đề xuất tập đoàn công nghệ phải trả tiền cho nội dung chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội của họ thực tế đã xuất hiện từ lâu và gần đây mới thực sự được chú ý khi cuộc chiến giữa mạng xã hội và truyền thông trở nên gay gắt hơn do các cơ quan thẩm quyền tại Mỹ, Australia và nhiều nơi khác tỏ ý cân nhắc, xem xét các luật định về vấn đề này.

Động thái duy trì hành động phản kháng dự luật của Facebook đã làm nổ ra nhiều tranh cãi xung quanh việc ngăn cấm người dùng xem cũng như chia sẻ tin tức từ các cơ quan báo chí.

Nhìn theo góc độ chuyên môn, Phó Giáo sư Carsten Rudolph, bộ môn hệ thống phần mềm và an ninh mạng, khoa công nghệ thông tin của Đại học Monash nhận xét: “Sẽ có một loạt các hệ lụy không mong muốn từ quyết định này. Việc chặn nội dung có thể dẫn đến việc ngày càng nhiều dịch vụ không cần thiết bị chặn, ví dụ như dịch vụ khẩn cấp và dự báo thời tiết.

Vấn đề này đặt ra một số câu hỏi chung về vai trò của các nền tảng kỹ thuật số trong xã hội hiện đại. Các nền tảng kỹ thuật số được hưởng lợi từ những người sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, không rõ tại sao lại có dự luật nhắm vào các nhà cung cấp tin tức, trong khi vấn đề chung của các nền tảng kỹ thuật số là bóc lột người sáng tạo nội dung mà không chi trả thỏa đáng cho họ. Vấn đề này cũng chưa được tiếp cận trên cơ sở của luật pháp theo cách phù hợp”.

Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley thừa nhận rằng quyết định này của Facebook gây ra việc những tin tức quan trọng bị hạn chế truyền thông như nội dung về đại dịch Covid-19, cháy rừng hay lốc xoáy đang diễn ra tại Australia.

“Google và Facebook đã trở thành phương tiện chính để người Australia tiếp cận tin tức. Hãy tưởng tượng Facebook của một người Australia được những người ủng hộ đảng Tự do như Craig Kelly truyền bá các phương pháp điều trị Covid-19 vô căn cứ và thông tin sai lệch về biến đổi khí hậu mà không có cơ quan báo chí thực tế nào để phản bác tuyên bố của anh ta. Đây có lẽ là cơ hội để các doanh nhân Australia triển khai các nền tảng thay thế cho Facebook. Quyết định mạnh tay này khiến cho Facebook mất đi thiện cảm của dư luận”, Phó Giáo sư Johan Lidberg, giảng viên Truyền thông, Điện ảnh và Báo chí của Đại học Monash bày tỏ quan điểm.

Quyết định “chắc tay” này của Chính phủ Australia nhằm bảo vệ ngành công nghiệp tin tức truyền thống, vốn đang bị các ông lớn công nghệ trị giá hàng ngàn tỉ đô này đe dọa xoá sổ.

Đọc thêm

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội Chuyển đổi số

Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) trên địa bàn TP giai đoạn 2025-2026.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi Chuyển đổi số

Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn nhân dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” nhằm đẩy mạnh phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp trên địa bàn Hà Nội.
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm