Tag
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục

Giúp giới trẻ ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân

Giáo dục 22/12/2021 13:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là giai đoạn hai trong hai giai đoạn của đề án này.
Việt Nam không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền con người trong mọi hoàn cảnh Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy bảo vệ quyền con người Tuyên truyền hiệu quả về quyền con người

Bước đầu nâng cao nhận thức về quyền con người

Theo nội dung Đề án, giai đoạn 2017 - 2020 là đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong giai đoạn này, thực hiện Quyết định số 1309/QĐ -TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi là Đề án), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng với các bộ, cơ quan liên quan đã triển khai một số nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về nội dung và phương pháp giáo dục quyền con người; Biên soạn tài liệu, giáo trình; Tập huấn đội ngũ giảng viên, giáo viên để thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục, đào tạo.

Giúp giới trẻ ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân

Kết quả bước đầu triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức triển khai đề án còn có hạn chế như: Việc biên soạn tài liệu, giáo trình về quyền con người còn chậm; Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; Chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục quyền con người chưa cao; Việc hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giáo dục quyền con người còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, một số mục tiêu đặt ra của đề án chưa đạt được, chưa phát huy hết tác động tích cực của việc triển khai đề án.

Để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và chỉ đạo thực hiện nghiêm đề án.

Đưa nội dung quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Chỉ thị số 34, giai đoạn 2021 - 2025, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ biên soạn và phát hành các tài liệu về giáo dục quyền con người; Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn quốc củng cố hoàn thiện hệ thống tư liệu, tài liệu giáo dục; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nội dung quyền con người cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị.

Bên cạnh đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan triển khai việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả.g cao hiệu quả giáo dục quyền con người ở nước ta.

Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người

Chỉ thị yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy dùng ở các cấp học thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ để tiếp tục đề xuất triển khai các nội dung phù hợp với nhiệm vụ Đề án; Tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người vào chương trình hiện hành và trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, học liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học.

Hằng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch, phối hợp với các bên liên quan tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về quyền con người trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người trên cổng thông tin điện tử của Bộ và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành.

Cùng với đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình, tài liệu về quyền con người lồng ghép vào chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục trực thuộc; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quyền con người cho cán bộ quản lý, nhà giáo các cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Bộ Ngoại giao tích cực tuyên truyền, quảng bá cho cộng đồng quốc tế về kết quả triển khai thực hiện đề án; Phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tăng cường nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về mô hình giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục quốc dân ở một số nước đã thành công và có hiệu quả.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Điều hành đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nước về giáo dục quyền con người; Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tổ chức thực hiện đề án trên địa bàn.

Cần cụ thể và sát thực tế, tránh lý thuyết suông

Cô Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (Hà Nội) cho rằng, việc giáo dục về quyền con người được đưa vào chương trình các cấp học, như ở môn đạo đức ở giáo dục tiểu học, giáo dục công dân đối với học sinh THCS, THPT là rất cần thiết và cần được ngấm dần vào ý thức của học sinh.

Giai đoạn trước, những nội dung về quyền con người đã được lồng ghép, song còn khá lý thuyết. Giờ đây, việc tăng cường thực hiện nội dung đề án theo Chỉ thị số 34 sẽ có thể giúp nội dung về quyền con người trong chương trình giáo dục thực tế hơn, gần gũi hơn.

Thầy Nguyễn Quốc Vương, trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), người từng nhiều năm học tập tại Nhật Bản - đánh giá việc Chính phủ phê duyệt đề án và bây giờ là tăng cường thực hiện đề án có thể coi như hoạt động đánh dấu sự chuyển biến trong tư duy của Chính phủ cũng như là ngành Giáo dục về quyền con người.

"So với các nước tiên tiến trên thế giới thì đúng là Việt Nam đi sau. Tất cả mọi người (kể cả trẻ em) cần phải biết mình có những quyền con người cơ bản nào để sống tự tin hơn, chuẩn mực hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người khác".

Là một giáo viên miệt mài dạy giá trị sống như yêu thương, tôn trọng, bao dung, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm cho trẻ tại Câu lạc bộ Gentalent trong gần 4 năm qua, TS Hà Việt Anh thẳng thắn cho rằng rất khó khăn để đưa nội dung này vào giảng dạy một cách hiệu quả khi mà giáo dục trong nhà trường những năm gần đây thiên về nhồi nhét kiến thức mà xem nhẹ việc dạy đạo đức làm người, cách ứng xử trong gia đình, ở trường lớp, nơi công cộng.

Dù vậy, TS Hà Việt Anh cũng bày tỏ sự lạc quan khi cho rằng khó không có nghĩa là không thể làm được. Nếu trẻ được giáo dục những điều tuyệt vời về quyền con người từ tấm bé, khi lớn lên sẽ trở thành những công dân tốt, biết sống có trách nhiệm với bản thân và người khác”.

Nhà giáo Phạm Thị Yến cũng cho rằng, việc tăng cường nội dung giáo dục quyền con người chắc chắn sẽ phải đi đôi với việc đổi mới phương pháp dạy học, ví dụ thông qua các câu chuyện, bài học, vở kịch, tiểu phẩm, những bài học thực tế để đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, bà Yến cũng nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ luôn cần được giáo dục song hành, nếu chỉ nói đến quyền sẽ dẫn đến cách hiểu lệch lạc ở trẻ em, chỉ biết đến quyền mà không biết đến bổn phận, nghĩa vụ.

Đọc thêm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng

TTTĐ - PGS.TS Nguyễn Lê Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025.
Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp Giáo dục

Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp

TTTĐ - Chiều 3/10, tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông tin về clip nhạy cảm của cô giáo với học sinh tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa tổ chức ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 với 6 thành viên.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12 Giáo dục

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12

TTTĐ - Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 25-26/12.
Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học Giáo dục

Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học

TTTĐ - Giáo viên dạy hợp đồng môn Ngữ văn để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học đã bị đình chỉ.
Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời Giáo dục

Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng Giáo dục

Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Sáng nay (2/10), trong không khí vui mừng, phấn khởi chào đón năm học mới, Học viện Ngân hàng (HVNH) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường Giáo dục

Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường

TTTĐ - Ngay sau khi có thông tin về học sinh được phát miễn phí nước uống tại khu vực gần cổng trường, không ít trường hợp bị đau bụng phải nhập viện, nhiều trường học đã phát đi cảnh báo đến phụ huynh, học sinh, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát khu vực bên ngoài cổng trường.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực Giáo dục

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực

TTTĐ - Hội thảo Trực tuyến ASEAN TeachingEnglish 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 30 tháng Mười 2024, mang đến cơ hội cho giáo viên tiếng Anh và chuyên gia giáo dục các nước trong khu vực ASEAN nâng cao kỹ năng giảng dạy cũng như hiểu hơn về người học. Hội thảo được thiết kế đặc biệt dành cho giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp cho người tham gia những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh (ELT).
Xem thêm