Tag

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch

Nhịp sống trẻ 30/11/2021 17:16
aa
TTTĐ - Là một trong những đối tượng phải chịu những tác động không nhỏ của dịch Covid-19, giới trẻ vừa trải qua những khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Hậu đại dịch, nhiều bạn trẻ tiếp tục loay hoay đối mặt với những áp lực nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần.
Giới trẻ “thờ ơ” săn sale ngày Black Friday Bạn trẻ bàn cách giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu, bia Người trẻ và quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" Giới trẻ với câu chuyện rượu, bia và văn hóa giao thông Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm

Gắn bó với công việc nhân viên kinh doanh gần hơn gần 1 năm rưỡi, chưa khi nào mà Lê Thu Hoài (24 tuổi) muốn chuyển sang công việc khác như hiện tại. Cả tuần qua, Thu Hoài ngồi bên máy tính hàng đêm để hoàn thành công việc được giao vì phải báo cáo công việc vào 8 giờ sáng.

"Đây là công việc đã giúp mình có thu nhập trong đại dịch, nuôi mình nhiều tháng qua. Dù vậy nhưng thú thực, đây chắc chắn không phải công việc mình yêu thích và có khả năng đảm đương tốt. Nếu không có dịch bệnh và việc đã sử dụng hết số tiền dành dụm, mình chắc chắn đã nghỉ việc từ lâu", Thu Hoài nói.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Đã từng nhiều lần muốn nghỉ việc vì áp lực và thiếu đam mê, Thu Hoài vẫn quyết định tiếp tục công việc vì sợ sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính

Mức lương hiện tại của Thu Hoài là 4 triệu đồng/tháng, thêm cả chỉ tiêu doanh số thì mỗi tháng cô gái trẻ có thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng, số tiền vừa đủ trang trải cuộc sống một mình của Hoài tại Hà Nội, khó có thể dành dụm cho những dự định của bản thân.

Đợt dịch vừa rồi, không được đi làm, lương hàng tháng của Hoài cũng bị cắt giảm 30%, khiến cô gái trẻ cảm nhận rõ rệt hơn những áp lực. Đi làm và ra về lặng lẽ, không giao tiếp với ai, không dám tham gia các cuộc vui và thực hiện công việc được giao một cách thiếu năng lượng, uể oải, mất tinh thần là điều cô gái trẻ thú nhận về tình trạng của bản thân nhiều tháng qua.

"Đã có không ít lần mình chuẩn bị tinh thần để xin nghỉ việc thì một đợt dịch mới lại bùng phát. Những khó khăn đậm nét của đợt dịch vừa rồi khiến mình nhận ra việc có 1 công việc có thể lo cho bản thân là điều cần thiết nhất bây giờ chứ không phải một công việc theo sở thích hay đam mê. Nỗi lo về tài chính và việc duy trì thu nhập ổn định là điều quan trọng nhất để mình vượt qua thời điểm hiện tại", Thu Hoài chia sẻ.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Vòng xoáy về tài chính và thu nhập đang ảnh hướng đến dự định và ước mơ của nhiều người trẻ (Ảnh minh họa)

Những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến rất nhiều người gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, đặc biệt là tài chính. Mất việc làm, không có thu nhập, nhiều người trẻ phải cắt giảm chi tiêu, nhờ cậy sự giúp đỡ của gia đình. Tương lai không chắc chắn, nhiều bạn trẻ cố gắng tìm những hướng đi khác nhưng rồi lại cuốn vào vòng xoáy về nỗi lo tài chính.

Sau nhiều tháng cầm cự vói khoản tiền tiết kiệm trong 3 năm làm công việc hướng dẫn viên du lịch, Đỗ Hưng Phước (26 tuổi) dù khá buồn nhưng quyết định bắt đầu lại sự nghiệp và nhận mức lương tương đương sinh viên mới ra trường.

“Chờ đợi là những gì mình đã từng nghĩ để vượt qua đợt dịch này. Khi mà dịch bệnh kéo dài quá lâu, mình không còn đủ khả năng tài chính để tự lo cho bản thân nữa.

Ngày trước mình làm công việc hướng dẫn viên du lịch quốc tế với mức lương rất tốt và không ở nhà nhiều nên mình tiết kiệm được kha khá. Có thời điểm, mình đã từng “ngó lơ” dịch bệnh. Thế rồi đầu tư thua lỗ và đủ thứ chuyện ập đến, nếu cứ tiếp tục chờ đợi thì mình tự buộc chân mình vào tảng đá mất”, Hưng Phước buồn bã tâm sự.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Dù đã từng có một công việc "đáng mơ ước" và khoản tiền tiết kiệm kha khá, Hưng Phước lại bắt đầu lại với các công việc mới để trang trải cuộc sống hậu đại dịch

Hiện tại, chàng trai trẻ đang làm công việc tổ chức các sự kiện online cho các đơn vị nhỏ. Thu nhập mỗi tháng của Phước là 6 - 7 triệu đồng/tháng. Dù không phải là số tiền mong muốn nhưng việc không phải nhàn rỗi cả ngày và kiếm được tiền nuôi sống bản thân khiến anh cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn.

Khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và cuộc sống bình thường mới có nhiều khởi sắc, Hưng Phước cũng chuẩn bị sẵn các kế hoạch trong tương lai, vừa phù hợp với chuyên môn của bản thân và phù hợp với bối cảnh sống chung với dịch bệnh.

“Thất nghiệp quá lâu và không tự nuôi được bản thân khiến mình suy kiệt cả về tài chính và tinh thần. Do đó, mình quyết định không chờ đợi và dậm chân tại chỗ nữa. Trước mắt mình sẽ làm thật tốt công việc hiện tại để khi du lịch quay lại, mình có cơ hộp thực hiện những sáng tạo và ấp ủ của mình”, Hưng Phước chia sẻ.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Áp lực tài chính hậu đại dịch đang khiến nhiều người trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, bế tắc (Ảnh minh họa)

Vấn đề tài chính và thu nhập không ổn định đang đe dọa đến cuộc sống của nhiều người. Với giới trẻ - thế hệ tương lai của đất nước, điều này làm cho họ cảm thấy mất tự tin vào bản thân, không còn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội và có nguy cơ đưa đến các bất ổn về mặt sức khoẻ tâm thần như stress, lo âu, trầm cảm

Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần ổn định, tâm lý tích cực là một điều quan trọng. Chuẩn bị sẵn các kế hoạch cho bản thân để thích ứng với hoàn cảnh thay đổi là bài học mà nhiều người trẻ rút ra được sau đại dịch. Nền tảng tinh thần tốt sẽ giúp giới trẻ có khả năng đương đầu với nghịch cảnh và tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển bản thân.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam

TTTĐ - Võ Minh Quang sớm khẳng định tài năng qua loạt giải thưởng âm nhạc quốc tế lẫn trong nước, từng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc lớn ở Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia… Đặc biệt, chàng trai trẻ nỗ lực phổ biến âm nhạc cổ điển tới cộng đồng trẻ trong nước bằng các hoạt động hòa nhạc và chương trình giao lưu văn hóa.
Khai giảng khóa học và phát động chương trình VentureX Camera 360 trẻ

Khai giảng khóa học và phát động chương trình VentureX

TTTĐ - Sáng 29/3, HUB Network chính thức khai giảng khóa học HUB GenAI Future Founders 2025 nhằm trang bị cho các tài năng trẻ kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Generative AI. Cũng tại đây, chương trình VentureX được phát động, mang đến cơ hội kết nối, phát triển mạnh mẽ cho các founder trẻ thông qua một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và hỗ trợ thực tế.
Tỏa sáng tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ thành phố Hà Nội Bản tin công tác Đội

Tỏa sáng tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ thành phố Hà Nội

TTTĐ - Luôn dẫn đầu về học tập và rèn luyện, em Hoàng Bảo Anh Khôi, học sinh lớp 5G Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) là một trong những bông hoa nhỏ khoe sắc rực rỡ trong vườn hoa nghìn việc tốt của thiếu nhi Thủ đô kính dâng lên Đảng, Bác Hồ kính yêu.
Thanh niên TP Hồ Chí Minh phải năng động, sáng tạo, hội nhập Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên TP Hồ Chí Minh phải năng động, sáng tạo, hội nhập

TTTĐ - Đây là lời nhắn nhủ của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND thành phố với thanh niên năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Thanh niên hiến kế cho sự phát triển của TP Hồ Chí Minh Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên hiến kế cho sự phát triển của TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhiều tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, sinh viên TP Hồ Chí Minh đã được nêu lên tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND thành phố với thanh niên năm 2025.
Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực Bản tin công tác Đội

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Nguyễn Thanh Mai là Chi đội trưởng Chi đội lớp 8A4, Liên đội THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cô bé vinh dự, tự hào khi được đại diện cho 390 đại biểu thiếu nhi ưu tú của Thủ đô bày tỏ quyết tâm thư tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Khởi nghiệp từ ghế nhà trường: Bước đệm thành công cho tương lai Nhịp sống trẻ

Khởi nghiệp từ ghế nhà trường: Bước đệm thành công cho tương lai

TTTĐ - Hội thảo Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng chiều 28/3 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giáo viên, học sinh địa phương. Sự kiện do Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng tổ chức.
Thiếu nhi Thủ đô hành trình tiếp nối, lan tỏa lời Bác Hồ dạy Bản tin công tác Đội

Thiếu nhi Thủ đô hành trình tiếp nối, lan tỏa lời Bác Hồ dạy

TTTĐ - Đại hội "Cháu ngoan Bác Hồ" thành phố Hà Nội lần thứ XV với chủ đề "Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long" có sự góp mặt của 390 đại biểu, đại diện hơn 1,3 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng Thủ đô. Các em là những tấm gương xuất sắc trong học tập và rèn luyện, đạt thành tích cao ở những cuộc thi trong nước và quốc tế, tiêu biểu về lòng hiếu thảo, dũng cảm, vượt khó vươn lên.
Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Đỗ Trà My, học sinh lớp 7A18 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Cô học trò nhỏ này vừa được Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3. Trà My cũng được tuyên dương là Gương sáng thiếu nhi Thủ đô năm 2025.
Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Xem thêm