Tag

Giao thông Hà Nội trở lại bình thường sau trận mưa đêm 13/6

Môi trường 14/06/2022 07:30
aa
TTTĐ - Tính đến 7 giờ ngày 14/6, tình trạng ngập úng tại nhiều khu vực đã được cải thiện, giao thông đi lại bình thường. Trước đó, lực lượng chức năng đã xuyên đêm thực hiện nhiệm vụ, khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra.
Bài 3: Cần giải pháp đồng bộ giải quyết "điệp khúc" ngập mùa mưa Mưa lớn kèm theo giông, Hà Nội lại ngập úng nhiều tuyến phố

Thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, bắt đầu từ tối 13/4 đến sáng 14/6 do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn TP Hà Nội có mưa vừa và mưa to.

Trong đó, tại khu vực các quận nội thành, mưa lớn xảy ra với với cường độ lên tới 155mm/80phút nên tối 3/6 trên địa bàn TP xuất hiện một số điểm ứ đọng nước gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Khu vực phố Tràng Tiền
Khu vực phố Tràng Tiền

Ông Trịnh Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, để đảm bảo công tác phòng, chống úng ngập, ngay khi có mưa, công ty đã triển khai công tác ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên toàn địa bàn quản lý và vận hành các trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… để hạ mức nước trên hệ thống, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước và sẵn sàng đón các trận mưa tiếp theo.

Ngoài ra, các thông tin lượng mưa, chế độ vận hành trạm bơm, cửa phai và tình hình úng ngập được cập nhật theo thời gian thực về trung tâm giám sát hệ thống thoát nước và lên phần mềm HSDC Maps.

“Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao đang hoạt động yếu dần nên đêm nay TP Hà Nội tiếp tục có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Công ty tiếp tục vận hành các trạm bơm đưa mực nước trên hệ thống về cos quy định, sẵn sàng đón trận mưa tiếp theo”, ông Trịnh Ngọc Sơn cho biết.

Cùng với lực lượng thoát nước Thủ đô, lực lượng CSGT cũng túc trực xuyên đêm làm nhiệm vụ.

Theo ghi nhận, nội đô Hà Nội, nhiều tuyến đường ngập sâu cũng ùn tắc kéo dài, khiến lực lượng CSGT phải nỗ lực trong đêm phân luồng, hướng dẫn người tham gia giao thông.

Nước mưa đã không kịp thoát xuống cống, dềnh lên vỉa hè, đáng chú ý có đoạn nước dềnh lên 20 - 30cm. Do đang có mưa lớn cộng với nước ngập khiến cho nhiều phương tiện lưu thông khó khăn; Đã xuất hiện một số phương tiện bị nước tràn vào động cơ, gây chết máy.

Cảnh sát giao thông Hà Nội phân luồng trong mưa
Cảnh sát giao thông Hà Nội phân luồng trong mưa

Lãnh đạo Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết, trước tình hình ngập nước trên nhiều tuyến phố, các tổ CSGT đã được bố trí dầm mưa trong đêm, hướng dẫn phương tiện không đi vào đoạn đường ngập sâu, tránh xe chết máy và ùn tắc.

Đến 22h ngày 13/6, lực lượng CSGT vẫn túc trực phân làn, hướng dẫn giao thông trên một số tuyến đường ùn tắc, các phương tiện di chuyển chậm vì úng ngập như từ Ngã Tư Sở đi Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông, đường Tố Hữu hướng về Lê Văn Lương vào nội thành, từ Phạm Văn Bạch đi Xuân Thuỷ, Vành đai 3 đoạn qua Mai Dịch...

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, đến thời điểm 7 giờ ngày 14/6 trên địa bàn TP không còn điểm úng ngập, giao thông đi lại bình thường.

Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội dọn dẹp vệ sinh đoạn đường Phạm Hùng sáng 14/6
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội dọn dẹp vệ sinh đoạn đường Phạm Hùng sáng 14/6

Trong khi đó, tại khu vực các huyện ngoại thành, với lượng mưa lớn, tâp trung về đêm nên hầu hết địa bàn không phát sinh điểm úng ngập, chỉ có một số điểm đọng nước như: gầm cầu chui xe lửa phố Thiên Đức (Gia Lâm), Quốc lộ 3 (Đông Anh).

Một số điểm ứ đọng nước do trận mưa đêm 13/6 gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân như: Phùng Hưng, Cao Bá Quát, Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều, Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Thụy Khuê, Vương Thừa Vũ, ngõ 167 Tây Sơn, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch, ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, ngã 3 Quang Trung - Trần Quốc Toàn, phố Tôn Đản (khách sạn Thủy Tiên), ngã 3 Tống Duy Tân - Điện Biên Phủ, số nhà từ 16 đến 86 Lê Trọng Tấn, Huỳnh Thúc Kháng (ngã 3 Nguyên Hồng), Hoàng Tích Trí.

Tương tự, tại lưu vực sông Nhuệ một số khu vực như: Triều Khúc, Ngọc Hồi, Quan Nhân, Cự Lộc, Nguyễn Trãi, Khu đô thị Resco, Kẻ Vẽ, Ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu, đường rẽ Phạm Hùng - bệnh viện 19/8, Hoàng Quốc Việt (đại học Điện Lực), Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên, Trần Cung ( cây xăng A38, đường Hoa Bằng (ngõ 99), Trần Bình (UBND phường Mai Dịch đến Bệnh viện 19/8), Phan Văn Trường (công chợ - Doanh trại Quân Đội Nhân Dân)… tình trạng ngập úng cũng diễn ra phức tạp.

Trong khi đó, tại lưu vực Long Biên một số khu vực như: Ngô Xuân Quảng (trước cổng Đại học Nông Nghiệp), Nam Đuống (trước tòa nhà An Quý Hưng); Đức Giang (từ chợ Đức Hòa đến ngõ 97), đường Đàm Quang Trung (trước và đối diện siêu thị Aeon mall), Vũ Xuân Thiều, gầm chui xe lửa phố Thiên Đức, đường Cổ Linh, đường Ngọc Lâm, trục thoát nước qua ngõ 80 Hoa Lâm… việc đi lại của người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Xem thêm