Tag
"Giải mã" tình trạng ngập úng ở Thủ đô

Bài 3: Cần giải pháp đồng bộ giải quyết "điệp khúc" ngập mùa mưa

Môi trường 10/06/2022 09:00
aa
TTTĐ - Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thoát nước, để giải quyết tình trạng ngập úng tại Hà Nội, đã có nhiều biện pháp được triển khai. Song, để giải quyết tình trạng trên cần có sự thay đổi toàn diện…
Những bài toán cần lời giải của Việt Nam Thu phí vào nội đô: Giải pháp cần thiết nhằm hạn chế ùn tắc giao thông Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai ngay Dự án Vành đai 4 sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương

Nhiều khu vực “trắng” hạ tầng thoát nước

Thống kê của lực lượng chức năng cho thấy trong tổng số 11 điểm ngập úng tại Thủ đô trong năm 2022 thì có đến 8 điểm ở lưu vực sông Tô Lịch, 3 điểm còn lại nằm ở lưu vực sông Nhuệ và sông Cầu Bây. Trong đó, khu vực lưu vực sông Tô Lịch với diện tích khoảng 77,5km2 bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và một phần các quận Tây Hồ, Thanh Xuân, hệ thống thoát nước hoạt động theo chế độ bơm cưỡng bức ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở, kết hợp với tự chảy ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt vào mùa mưa. Hệ thống thoát nước cơ bản được thực hiện theo quy hoạch nên phần nào đã giải quyết được tình trạng ngập úng với các trận mưa có cường độ dưới công suất thiết kế ( dưới 50mm/2 giờ - PV).

Bài 3: Cần giải pháp đồng bộ giải quyết
Người dân chịu nhiều "áp lực" khi mưa lớn ở Thủ đô

Trong khi đó, đối với lưu vực sông Nhuệ - diện tích 110km2 gồm các khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông và một phần quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì việc thoát nước chủ yếu bằng hình thức tự chảy kết hợp với bơm cưỡng bức rác các nguồn chính tiếp nhận của lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy. Khu vực này có các trục thoát nước chính là mương kênh tiêu Hà Nội, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, kênh Ba La, La Khê…

Bài 3: Cần giải pháp đồng bộ giải quyết
Những tuyến đường "đau khổ" của Thủ đô mùa nước về

Song, đây là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, các trạm bơm đầu mối chưa được đầu tư đạt công suất quy hoạch, hồ điều hòa lớn chưa được xây dựng, một số tuyến mương có chức năng tiêu thoát nước đô thị chưa được duy tu, duy trì theo tiêu chí thoát nước đô thị. Thực tế thì việc tiêu thoát nước ở đây hoàn toàn bằng hình thức tự chảy, phụ thuộc vào mực nước sông Nhuệ… Chính điều này dẫn đến tình trạng ngập úng diễn ra thường xuyên, kéo dài khi mưa lớn xảy ra trên diện rộng.

Cần những quyết sách mạnh tay

Liên quan đến tình trạng ngập úng tại Thủ đô, đặc biệt là khu vực phía Tây Hà Nội, Quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội Phan Hoài Minh cho rằng, các đơn vị chức năng cần xem xét triển khai thực hiện những tuyến cống thoát nước hai bên Đại lộ Thăng Long, trạm bơm tiêu Đào Nguyên 25m3/s theo quy hoạch phân khu S3, đặc biệt là các công trình đầu mối như trạm bơm Nam Thăng Long, Ba Xã, Liên Mạc… cùng hệ thống các hồ điều hòa của lưu vực.

Ông Phan Hoài Minh, Quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội
Ông Phan Hoài Minh, Quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội

Ngoài ra, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho rằng, cùng với việc phát triển hạ tầng thoát nước, đơn vị cũng kiến nghị TP chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng rà soát các tuyến mương nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (hiện không còn nhiệm vụ thoát nước nông nghiệp) sang Sở Xây dựng quản lý, duy trì phục vụ thoát nước đô thị.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với chúng tôi GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - nguyên Giảng viên cao cấp môn Cấp thoát nước, khoa Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Xây dựng cho biết, thời gian gần đây Hà Nội liên tục rơi vào tình trạng ngập úng là do thời tiết có những diễn biến phức tạp, với những trận mưa lớn kéo dài trên diện rộng.

GS. TS Trần Hiếu Nhuệ
GS. TS Trần Hiếu Nhuệ

Theo GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, ngoài việc thời tiết diễn biến phức tạp, khắc nghiệt… thì một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngập úng kéo dài trên diện rộng đến từ việc hạ tầng thoát nước, đặc biệt là khu vực phía Tây chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Từ đó, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ cho rằng, để khắc phục tình trạng trên, Hà Nội cần khẩn trương rà soát, kiểm tra, bổ sung ngay các dự án phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực của hệ thống thoát nước. Cùng với quá trình này, Hà Nội phải hài hòa lợi ích giữa mương thoát nước và mương tưới tiêu nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước, hạn chế úng ngập.

Ngoài ra, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ cũng cho rằng, để giảm thiểu tình trạng ngập úng, Hà Nội cần quyết liệt yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị quản lý khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị phải xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, cây xanh thảm cỏ… Cùng với đó, là sử dụng các vật liệu, kết cấu vỉa hè tăng khả năng thấm, thu nước mưa để điều hòa không khí, tăng khả năng thấm nước mưa, bổ sung nguồn nước ngầm, hạn chế lượng nước xả tập trung vào hệ thống thoát nước gây quá tải hệ thống thoát nước đô thị.

Những năm gần đây, biến đổi khi hậu diễn biến ngày càng phức tạp; Tần suất các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội có xu hướng gia tăng; Mưa theo vùng trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt trung bình hàng năm, trong các tháng cao điểm mùa mưa có xu hướng tăng dần từ 5 - 10%. Chính vì vậy, để Hà Nội từng bước thoát khỏi tình trạng “Cứ mưa lớn là ngập” thì cần phải đồng bộ các giải pháp một cách nhanh chóng.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm