Giao lưu trực tuyến giải đáp thắc mắc về lương và bảo hiểm xã hội
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến những điểm mới về chế độ lương, bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 1/1/2021
Bài liên quan
Giao lưu trực tuyến giúp người lao động Thủ đô thêm kiến thức về những điểm mới của Bộ luật Lao động
Giao lưu trực tuyến: Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2019
Giao lưu trực tuyến “Sáng tạo và khởi nghiệp”
Giao lưu trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương và chế độ theo lương
Bà Lê Thị Bích Ngọc - Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô phát biểu tại buổi giao lưu |
Phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến, bà Lê Thị Bích Ngọc - Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động là những phạm trù quyền lợi sát sườn, xuyên suốt cuộc đời của người lao động. Chế độ tiền lương, thai sản, ốm đau, nghỉ hưu, nghỉ chế độ tính bảo hiểm xã hội thế nào? đâu là điều kiện cần và đủ để lao động an toàn... là những vấn đề người lao động, thậm chí cả người sử dụng lao động đặt nhiều câu hỏi.
Với mong muốn giúp người lao động có thêm kiến thức về những điểm mới của Bộ Luật Lao động sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021, nhất là những điểm mới về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn lao động, áp dụng vào thực tế tình huống của mình, báo Lao động Thủ đô đã mời các chuyên gia là những người rất am hiểu các lĩnh vực này, sẵn sàng truyền đạt, hướng dẫn và giải đáp các khúc mắc mà người lao động quan tâm; Đồng thời, hỗ trợ pháp lý, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ cho người lao động
Tại buổi giao lưu, các chuyên gia tư vấn đã giải đáp những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, về các điểm mới trong Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động…
Anh Công Nghĩa Cảnh (Nhà máy nước Cáo Đỉnh) đặt câu hỏi cho chuyên gia |
Giải đáp thắc mắc của anh Công Nghĩa Cảnh (Nhà máy nước Cáo Đỉnh) về việc, trường hợp nào người lao động không được bồi thường từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động, chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân cho biết, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện đó là bị tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị); trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Bà Ngân cho biết thêm, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường theo từng mức khác nhau.
Cụ thể, người lao động được hưởng ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động...
Đến dự và phát biểu tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Phạm Bá Vĩnh ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực của báo Lao động Thủ đô trong việc thường xuyên phối hợp với các Công đoàn cấp trên cơ sở, trong đó có Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội để tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Phó Chủ tịch Phạm Bá Vĩnh đề nghị báo Lao động Thủ đô tiếp tục phối hợp với các Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành tổ chức thêm nhiều các buổi giao lưu trực tuyến, tạo kênh thông tin thiết thực, hữu ích cho người lao động cập nhật kiến thức pháp luật, để tự bảo vệ mình trong quan hệ lao độ