Tag

Giám sát an toàn hệ thống CNTT phục vụ Chính phủ điện tử

Xã hội 15/08/2018 22:47
aa
TTTĐ- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Giám sát an toàn hệ thống CNTT phục vụ Chính phủ điện tử

Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử... Ảnh minh họa.

Theo đó, định hướng đến năm 2025, mở rộng phạm vi, nâng cao năng lực giám sát an toàn mạng, an toàn hệ thống thông tin (gọi chung là giám sát an toàn thông tin mạng) cho Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng Internet (nhà mạng ISP) để tăng cường khả năng phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, chính xác về các sự kiện, sự cố, dấu hiệu, hành vi, mã độc xâm phạm, nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng có khả năng gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử (hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử).

Thiết lập được mạng lưới hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, đảm bảo liên kết, liên thông, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa giám sát tập trung của Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, giám sát của các nhà mạng ISP và giám sát cơ sở của chủ quản các hệ thống thông tin.

Nâng cao năng lực Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia

Một trong các nhiệm vụ của Đề án là nâng cao năng lực Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ Chính phủ điện tử.

Cụ thể, sẽ đầu tư mở rộng, nâng cấp và bổ sung nguồn lực vận hành Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia do VNCERT quản lý, tăng cường hệ thống giám sát trực tiếp và hệ thống giám sát gián tiếp nhằm mở rộng phạm vi giám sát, nâng cao năng lực phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ xử lý các vụ tấn công, sự cố, mã độc, điểm yếu, lỗ hổng, rủi ro an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. Triển khai giám sát gián tiếp cho các hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tại các bộ, ngành, địa phương. Khảo sát, lựa chọn một số hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử quan trọng từ cấp độ 3 trở lên và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia có điều kiện phù hợp để triển khai giám sát trực tiếp, tiến tới mở rộng phạm vi giám sát trên toàn quốc.

Phối hợp, hỗ trợ thiết lập một số thiết bị quan trắc, giám sát cơ sở tại các bộ, ngành, địa phương và các nhà mạng ISP để kết nối, chia sẻ thông tin, nhật ký, dữ liệu về Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ giám sát an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử; tổ chức thu thập, phân tích các thông tin, dữ liệu từ nhà mạng ISP phục vụ công tác phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng. Đầu tư, thiết lập hệ thống thiết bị và triển khai kiểm tra, đánh giá, giám sát mức độ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin phục vụ chính phủ điện tử để kịp thời cảnh báo các nguy cơ, lỗ hổng, điểm yếu của hệ thống.

Đầu tư, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị phần cứng, phần mềm và duy trì, vận hành, bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống của Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia. Thuê và duy trì kênh kết nối Internet và truyền dữ liệu đủ lớn đảm bảo kết nối thông suốt từ Trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia tới các bộ, ngành, địa phương và các nhà mạng ISP. Cập nhật, mua bổ sung các mẫu mã độc, thông tin về sự cố, lỗ hổng, kỹ thuật tấn công, các công nghệ liên quan lĩnh vực an toàn thông tin mạng từ các nhà cung cấp nhằm nâng cao năng lực phát hiện sự cố, tấn công mạng cho Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia.

Tổ chức thu thập, lưu trữ, phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống chia sẻ các báo cáo, cảnh báo nguy cơ, sự cố, tình hình an toàn thông tin mạng của Chính phủ điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, dữ liệu giám sát và báo cáo phân tích sự cố phục vụ hoạt động nghiên cứu, phân tích và xử lý các tình huống mất an toàn thông tin có thể xảy ra. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để hướng dẫn và thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia đóng góp cho hoạt động giám sát an toàn thông tin mạng.

Tăng cường nhân sự và thuê bổ sung chuyên gia an toàn thông tin để đảm bảo tính liên tục của hoạt động giám sát an toàn mạng 24giờ/7ngày; theo dõi, phân tích, điều tra, xác minh và kịp thời cảnh báo dấu hiệu tấn công, sự cố an toàn thông tin mạng liên quan đến các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Giám sát an toàn mạng cơ sở của các bộ, ngành, địa phương

Nhiệm vụ khác của Đề án là thiết lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các hệ thống quan trắc cơ sở và giám sát an toàn mạng cơ sở của các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đầu tư xây dựng hoặc thuê dịch vụ thiết lập và duy trì hệ thống quan trắc, giám sát cơ sở phục vụ giám sát an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử thuộc quyền quản lý; các tổ chức được giao quản lý, vận hành hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước chủ động xây dựng hoặc thuê dịch vụ thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý; các cơ quan, đơn vị theo nhu cầu thực tế đầu tư mua mới các thiết bị phần cứng, phần mềm, phù hợp với mục tiêu giám sát; kết nối hệ thống thiết bị quan trắc, giám sát cơ sở của đơn vị với hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT.

Phối hợp, lấy ý kiến hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan điều phối quốc gia khi đầu tư xây dựng mới hoặc thuê, mua, triển khai hệ thống quan trắc, giám sát cơ sở; áp dụng các quy trình kỹ thuật, kết nối, đồng bộ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ giám sát an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT để Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia triển khai giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử từ cấp độ 3 trở lên và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia thuộc quyền quản lý. Chủ quản hệ thống thông tin, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin, nhà mạng ISP, các tổ chức, doanh nghiệp quản lý các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải cung cấp các thông tin kỹ thuật về hạ tầng, hệ thống thông tin, ứng dụng, dịch vụ, địa chỉ IP Internet, bố trí địa điểm, cổng kết nối, các điều kiện kỹ thuật, thiết lập, cấu hình, lắp đặt các thiết bị cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT để Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia triển khai các hệ thống quan trắc và thực hiện giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin quan trọng khác do mình quản lý. Cung cấp các thông tin, nhật ký, dữ liệu giám sát và phối hợp chặt chẽ, thực hiện các yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia trong công tác giám sát, ứng cứu xử lý sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ nhân lực giám sát an toàn thông tin mạng và nâng cao nhận thức, kiến thức an toàn thông tin cho người dùng và cán bộ liên quan đến hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường thuê dịch vụ kỹ thuật và nhân sự trong triển khai giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Đầu tư, thiết lập hệ thống thiết bị và thường xuyên triển khai kiểm tra, đánh giá, giám sát mức độ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin phục vụ chính phủ điện tử thuộc quyền quản lý. Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống quan trắc, giám sát an toàn thông tin mạng cơ sở và việc kết nối, phối hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu giám sát, cảnh báo sự cố an toàn thông tin mạng với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm VNCERT) tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau Muôn mặt cuộc sống

Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên...
Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số Muôn mặt cuộc sống

Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Những năm qua, công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư, hỗ trợ cả về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô.
Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc Muôn mặt cuộc sống

Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc

TTTĐ - 90 tác phẩm xuất sắc đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI đã được Ban tổ chức vinh danh vào tối 11/11/2024.
Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại Muôn mặt cuộc sống

Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 11/11, tại tòa T9 Khu đô thị Times City, Ban Công tác Mặt trận và Nhân dân địa bàn dân cư số 17 phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự chương trình có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam bị phạt nặng do vi phạm môi trường Môi trường

Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam bị phạt nặng do vi phạm môi trường

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam với số tiền 440 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
Nhiều sai phạm tại bãi rác thải công nghiệp ở phường Tương Bình Hiệp Môi trường

Nhiều sai phạm tại bãi rác thải công nghiệp ở phường Tương Bình Hiệp

TTTĐ - Bãi rác thải công nghiệp, xà bần tại đường Nguyễn Chí Thanh (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do ông Nguyễn Tấn Thịnh quản lý không phù hợp với quy hoạch, chưa có hồ sơ môi trường theo quy định.
Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao Xã hội

Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Chiều 11/11, về dự và chung vui với Nhân dân thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đề nghị cán bộ, Nhân dân thôn 5 tiếp tục đoàn kết, đồng lòng xây dựng thôn ngày càng phát triển; cùng phấn đấu để xã Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao...
Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết Muôn mặt cuộc sống

Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết

TTTĐ - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị... chỉ đạo tuyên truyền, khuyến khích đảng viên, cán bộ, công chức tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng chung vui, qua đó nắm tình hình, thăm hỏi, động viên, khích lệ tinh thần Nhân dân trên địa bàn.
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

TTTĐ - Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo” Muôn mặt cuộc sống

Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo”

TTTĐ - Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11. Trong thời gian này, để đảm bảo người dân được tham gia các hoạt động an toàn, thuận tiện, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, trật tự dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Xem thêm