Tag

Giải pháp phát triển môi trường “giáo dục tích hợp” với chương trình E-Robot Coding

Giáo dục 14/11/2018 09:43
aa
TTTĐ - Gần đây, cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 toàn cầu và chủ trương chú trọng giáo dục tích hợp, STEM,… của Bộ GD&ĐT nước ta, các mô hình giáo dục tích hợp, chuẩn 4.0 dần nở rộ nhờ vào nhu cầu bắt kịp xu hướng giáo dục của toàn xã hội.

Giải pháp phát triển môi trường “giáo dục tích hợp” với chương trình E-Robot Coding

Một buổi học E-Robot Coding tại Apax English

Bài liên quan

Ngày hội Sinh viên yêu thích Tiếng Anh

“Tri ân nhà giáo, gửi ngàn yêu thương”

Hơn 1.000 học sinh “Trải nghiệm các ngành Sáng tạo” của ĐH RMIT

“Chìa khoá vàng” để chạm tay vào cánh cửa các trường đại học danh tiếng thế giới

Tuy nhiên, liệu chúng ta đã hiểu rõ khái niệm “giáo dục tích hợp” trong thời đại công nghệ 4.0? hay một chương trình học lập trình đạt “chuẩn 4.0” là như thế nào? hay đây chỉ là một động thái chạy theo trào lưu xã hội của những ông bố bà mẹ với nỗi lo con mình bị tụt hậu. Để làm rõ vấn đề này và giúp phụ huynh có lựa chọn đầu tư giáo dục đúng đắn cho con em mình, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Thạc sĩ Lê Thị Thu Huyền, chuyên gia giáo dục mầm non và Tiến sĩ Phan Duy Hùng, chuyên gia IT đại học FPT, chuyên gia cao cấp của dự án phát triển chương trình học lập trình E-Robot Coding, chương trình học lập trình robot cho trẻ mầm non và tiểu học đang được giới chuyên môn đánh giá cao hiện nay.

- Thưa bà Thu Huyền, trong thời đại 4.0 hiện nay, giáo dục tích hợp cho trẻ em là như thế nào?

- Thực ra, giáo dục mầm non bản thân nó đã là giáo dục tích hợp rồi. Những điều trẻ học hỏi hằng ngày cũng chính là về cuộc sống xung quanh. Trẻ có thể hỏi về nắng - mưa - gió - bão, hay về mối quan hệ trong gia đình, …bất kỳ điều gì trong cuộc sống nhằm giải quyết tò mò về thế giới xung quanh. Khi chương trình học thỏa mãn được sự tò mò đó cũng là lúc chúng ta mang lại cho trẻ không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ ứng xử.

Ví dụ: Các con được dạy cây, hoa, lá cần phải có nước để tồn tại, từ đó biết được tính chất của nước, đồng thời, các con cũng được hướng dẫn cách làm thế nào để có nguồn nước sạch.

Như vậy, việc dạy trẻ mầm non là không được tách rời các kiến thức, các kỹ năng, cho nên bản thân giáo dục mầm non đã là tích hợp. Ngày nay, khi cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến giáo dục, lượng kiến thức chúng ta tiếp nhận được lớn hơn rất nhiều nhờ thường xuyên được tiếp cận các thiết bị công nghệ như: tivi, smartphone… Nếu chúng ta biết khai thác, vận dụng thì phương tiện này sẽ giúp mang lại lượng kiến thức sâu rộng, sinh động hơn, đồng thời hình thành cho các con ý thức trách nhiệm với kiến thức, kỹ năng mình đã rèn luyện được. Chính vì vậy, tôi cho rằng công nghệ 4.0 cực kỳ có lợi cho công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.

Giải pháp phát triển môi trường “giáo dục tích hợp” với chương trình E-Robot Coding

- Vậy bà nghĩ chương trình lập trình E-Robot Coding có phù hợp với trẻ nhỏ không?

- Tôi phải khẳng định ngay là nó rất phù hợp. Bởi vì như tôi đã nói, trẻ nhỏ luôn học hỏi từ những điều xung quanh mình và chúng ta cũng nên hiểu lập trình không có gì là quá khó khăn, phức tạp cả. Không phải chỉ người lớn hay những người có chuyên môn mới làm được, mà mỗi chúng ta ai cùng đều đang lập trình trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ: Chúng ta đều phải lập trình con đường từ nhà đến trường/cơ quan, làm sao để đến nơi trong thời gian ngắn nhất.

Nói đơn giản, lập trình là việc chúng ta tạo ra một quy trình bao gồm các lệnh để giải quyết một nhiệm vụ nào đó một cách hiệu quả nhất. Vậy nên, người có tư duy lập trình bao giờ cũng giải quyết công việc rất nhanh và hiệu quả. Quay trở lại với trẻ mầm non, khi chúng ta dạy trẻ cách giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống cũng chính là đang dạy trẻ lập trình. Với học lập trình robot còn tuyệt vời hơn, bởi trẻ nhỏ thường rất tò mò, say mê những điều mới lạ như các thiết bị công nghệ, đặc biệt là robot.

E-Robot Coding được thiết kế như các trò chơi nhưng lồng ghép rất nhiều kiến thức, kỹ năng. Các con có thể điều khiển robot Albert thực hiện những nhiệm vụ của mình dễ dàng như các con đang chơi vậy. Khi đó, việc học lập trình robot không hề khó khăn nữa, thậm chí là rất thú vị nếu các con được hướng dẫn một cách có phương pháp với chương trình được thiết kế khoa học, phù hợp với lứa tuổi như E-Robot Coding.

Một buổi học E-Robot Coding tại Apax English
Một buổi học E-Robot Coding tại Apax English

- Thưa Tiến sĩ Phan Duy Hùng, các phụ huynh thường lo ngại nếu trẻ tiếp cận với công nghệ, lập trình quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Vậy làm sao để giải quyết trăn trở này mà vẫn cho trẻ cơ hội tiếp cận với công nghệ, lập trình từ sớm?

- Việc tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone, máy tính là điều tất yếu trong thời đại hiện nay. Thay vì để trẻ tiếp xúc một cách bị động, gò ép thì khi học chương trình như E-Robot Coding, trẻ sẽ được tiếp xúc một cách chủ động và có định hướng. Ngoài việc thu được các kiến thức, kỹ năng và thái độ như tôi đã nói ở trên, chương trình còn giúp trẻ: rèn luyện được kỹ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin nhanh, có định hướng học tập, sử dụng thiết bị công nghệ, internet một cách đúng đắn. Thay vì chỉ chơi các ứng dụng trên internet thì học sinh sẽ có nhu cầu tìm kiếm ý tưởng, sáng tạo ra các ứng dụng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại.

egroup 3

- Thưa bà Thu Huyền, bà có thể cho biết Albert tạo hứng thú cho trẻ như thế nào khi học ở trường cũng như ở nhà không?

- Như bạn thấy đấy, robot Albert rất nhỏ xinh, đáng yêu, có nhiều tính năng thú vị, đồng thời Albert có thể kết nối được với smartphone, tablet để lấy nguồn học liệu, thông tin hữu ích trên mạng. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình học lập trình của trẻ. Học cùng Albert không chỉ giải quyết câu chuyện học lập trình mà còn mang lại cơ hội tiếp thu nhiều kiến thức khoa học, xã hội gắn liền cuộc sống hằng ngày khiến cho việc học trở nên gần gũi, dễ dàng hơn. Nhờ vậy, dù là ở lớp hay ở nhà, trẻ cũng không bị tạo áp lực học hành, bởi học mà như chơi, chơi mà như học.

- Xét theo góc độ chuyên môn, mục tiêu đặt ra của chương trình E-Robot Coding là gì, thưa ông Duy Hùng?

- Mục tiêu cao nhất của E-Robot Coding là tạo niềm say mê, hứng thú đối với khoa học công nghệ và lập trình cho các bạn học sinh. Chương trình trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với từng lứa tuổi. Về kiến thức, E-Robot Coding cung cấp các khái niệm cơ bản về lập trình, lập trình robot và khoa học máy tính. Học sinh có cơ hội ôn tập, bổ sung các kiến thức của các môn học khác, đặc biệt là Tiếng Anh và Toán. Ngoài ra, trẻ còn được rèn luyện các kỹ năng thiết yếu như: làm việc nhóm, thuyết trình, phân tích và giải quyết tối ưu vấn đề,… cùng với thái độ tích cực như: ham học hỏi, sáng tạo, tính kỷ luật, kiên trì trước khó khăn,… Đây là những phẩm chất cốt yếu của một lập trình viên tương lai.

Với E-Robot Coding, trẻ được rèn luyện toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng
Với E-Robot Coding, trẻ được rèn luyện toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng

- Vậy E-Robot Coding có những ưu điểm nổi bật gì so với các chương trình học lập trình khác, thưa ông?

- Hiện tại, giảng dạy lập trình robot có 2 hướng chính là: Lập trình và Lập trình tích hợp tương tác với robot. E-Robot Coding là chương trình tích hợp Lập trình vào Lập trình robot. Trong khóa học, học sinh vừa được học kỹ thuật lập trình cơ bản vừa được học lập trình tương tác với robot. Học liệu của E-Robot Coding cũng rất đầy đủ cả về học liệu giấy và học liệu điện tử. Đặc biệt, chúng tôi còn xây dựng bộ học liệu dành riêng cho lứa tuổi mầm non, giúp học sinh lập trình thông qua các thẻ lệnh hình ảnh và smartphone. Như vậy, trẻ có thể học lập trình mà không cần biết chữ. Việc học lập trình trở nên rất đơn giản và sinh động với trẻ.

Công ty Epro mở rộng hợp tác với công ty viễn thông hàng đầu Hàn Quốc - SK Telecom
Công ty Epro mở rộng hợp tác với công ty viễn thông hàng đầu Hàn Quốc - SK Telecom

- Thưa bà Thu Huyền, được biết E-Robot Coding đã được đưa vào giảng dạy ở các chuỗi trường uy tín. Vậy bà có thể cho biết kế hoạch sắp tới của công ty EPRO đối với chương trình này?

- Gần đây, giáo dục STEM đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Từ năm học 2017–2018, Bộ GD&ĐT cũng như Sở Giáo dục Hà Nội đã đưa ra nhiệm vụ năm học là áp dụng giáo dục STEM vào trong các nhà trường và khuyến khích đối với các trường Mầm non. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi giờ đây, trẻ tiểu học hay mầm non đều có cơ hội được học lập trình như ở các nước phát triển trên thế giới. Công ty EPRO đang có kế hoạch đề xuất với Sở Giáo dục Hà Nội để triển khai chương trình thí điểm STEM, trong đó chú trọng nội dung chương trình học lập trình E-Robot Coding. Hiện tại ở Egroup, chương trình đã được đưa vào giảng dạy tại hệ thống trường Mầm non STEAMe Garten và mang lại hiệu quả rất tốt, được các con yêu thích và phụ huynh phản hồi tích cực.

- Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của ông, bà. Chúc ông bà thật nhiều sức khỏe và thành công!

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm