Tag

Giải pháp đào tạo sinh viên ngành Kinh tế trong bối cảnh 4.0

Giáo dục 01/12/2023 14:00
aa
TTTĐ - Tại chương trình tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa Kinh tế, trường Đại học Mở Hà Nội” diễn ra ngày 1/12 đã ghi nhận nhiều ý kiến của các chuyên gia, giảng viên.
Sinh viên Đại học Y Dược TP HCM giành ngôi vị quán quân37 tỷ đồng hỗ trợ thí sinh, người nhà trong “Tiếp sức mùa thi”

Đây cũng là ngày đặc biệt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển 30 năm của khoa Kinh tế, trường Đại học Mở Hà Nội.

Cố vấn học tập đồng hành cùng sinh viên

Tham luận tại tọa đàm, Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn, trường Đại học Mở Hà Nội cho rằng, cố vấn học tập với nhiệm vụ là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp các bạn điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng quá trình học tập.

TS. Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng khoa Kinh tế, trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu tại tọa đàm
TS. Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng khoa Kinh tế, trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu tại tọa đàm

Theo Thạc sĩ Tuấn, tăng cường công tác cố vấn học tập là yêu cầu quan trọng trong đào tạo tín chỉ hiện nay tại khoa. Đối với mỗi cố vấn học tập cần phát huy vai trò trong giảng dạy và hỗ trợ người học giúp sinh viên đạt được các kết quả của chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra.

Sinh viên cần được thầy cô cố vấn học tập tư vấn và giúp đỡ kịp thời. Điều đó sẽ giảm số lượng sinh viên bảo lưu, thôi học. Nếu mỗi cố vấn học tập có đầy đủ tài liệu, công cụ hỗ trợ, được tập huấn thường xuyên thì công tác này sẽ được cải thiên trong giai đoạn tới.

Với 30 năm xây dựng và phát triển thì hiện nay đội ngũ cán bộ, giảng viên khoa Kinh tế vẫn cần tăng cường để đáp ứng với quy mô đào tạo. Có như vậy thì hình thức đào tạo theo tín chỉ sẽ phát huy được những ưu điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập, nghiên cứu và tham gia thị trường lao động của sinh viên.

Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn,
Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn tham luận tại tọa đàm

Triển khai các mô hình, hình thức dạy và học mới

Chị Nguyễn Thị Bình Yến - Nguyễn Thị Kim Dung, khoa Kinh tế, trường Đại học Mở Hà Nội nhận định, chuyển đổi số là một quá trình tất yếu. Vì vậy, Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế cũng không thể đứng ngoài quá trình đó. Ở nước ta, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra trong nhiều lĩnh vực như tài chính, giao thông, du lịch, dịch vụ, y tế...

Chuyển đổi số trong giáo dục có thể được hiểu là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nhằm thay đổi phương thức thực hiện giáo dục, bao gồm có những thay đổi về phương pháp, hình thức, kỹ thuật thực hiện giảng dạy, đào tạo.

Nhóm tác giả cho rằng, hình thức giảng dạy đại học là tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và sinh viên và được thực hiện theo một trật tự.

Tọ a đàm ghi nhận nhiều ý kiến từ giảng viên, chuyên gia
Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến từ giảng viên, chuyên gia

Việc giảng dạy có thể sử dụng cả phương thức dạy học online và offline. Chuyển đổi số không chỉ giới hạn trong tài liệu số, giảng dạy trực tuyến, mà cần sự tham gia sáng tạo của đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu trong xây dựng, triển khai các các mô hình, hình thức dạy và học mới. Nói cách khác, đó là sự chuyển đổi toàn bộ phương pháp, hình thức giảng dạy và kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.

Tận dụng tối đa công nghệ thông tin kỹ thuật số...

TS. Lê Thị Hằng (Học viện Phụ nữ Việt Nam) cho rằng, việc sử dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số trong giáo dục đại học góp phần tích lũy các kỹ năng và khả năng giúp chuyên gia trẻ thích nghi với điều kiện làm việc trong thời gian ngắn nhất và giảm chi phí đào tạo.

Các đại biểu tham dự tọa đàm
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Quá trình học tập được xây dựng trên cơ sở mô phỏng và chương trình sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như trò chơi kinh doanh và đào tạo theo chương trình. Công nghệ kỹ thuật số đã thâm nhập sâu vào lĩnh vực giáo dục, tạo ra các phương pháp và chiến lược sư phạm mới trong quá trình giáo dục. Vai trò và chiến lược hành vi của giáo viên được chuyển từ người khởi xướng quá trình giáo dục sang người quan sát và điều chỉnh các quá trình xảy ra trong trình mô phỏng.

Việc sử dụng kỹ thuật VR trong đào tạo sinh viên đại học giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện phần thử nghiệm của quá trình giáo dục so với điều kiện thực tế của thí nghiệm.

Các tổ hợp mô phỏng VR được sử dụng trong quá trình giáo dục giúp giảm thiểu rủi ro của công việc nguy hiểm có thể diễn ra trong đời thực, cho phép cải thiện điều kiện làm việc và hệ thống an toàn lao động tại nơi làm việc…

TS. Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng khoa Kinh tế, trường Đại học Mở Hà Nội cho biết: “Tọa đàm lần này nhận được sự tham gia của hơn 100 cán bộ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng - những thầy cô đầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đầy ân tình với khoa Kinh tế, đã đồng hành cùng khoa trong 30 năm qua.

Góp ý tại tọa đàm chủ yếu xoay quanh các vấn đề: Phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra, gắn với thực tiễn, xu hướng thị trường; công tác quản lý đào tạo, công tác hỗ trợ,phục vụ đào tạo, công tác cố vấn học tập; các vấn đề tạo động lực học tập, phương pháp học tập, phát triển năng lực, kỹ năng cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cách mạng 4.0”.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH Giáo dục

Thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH

TTTĐ -Chiều 6/4, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thông tin chính thức về việc học sinh THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày đang gây xôn xao dư luận.
Hơn 3.000 thí sinh tham gia Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 Giáo dục

Hơn 3.000 thí sinh tham gia Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4

TTTĐ - Được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, kỳ thi Olympic Truyền thống 30/4 được Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP HCM tổ chức từ ngày 4 đến 6/4. DOL English là một trong những nhà tài trợ chính của chương trình.
Định hướng để học sinh lớp 12 chọn ngành, chọn nghề phù hợp Giáo dục

Định hướng để học sinh lớp 12 chọn ngành, chọn nghề phù hợp

TTTĐ - Chương trình "Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025" là hoạt động có ý nghĩa, giúp học sinh lớp 12 nắm bắt thông tin tổng quan về công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường, về thị trường lao động, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường, từ đó có thêm thông tin để lựa chọn hướng đi nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp, sẵn sàng vượt qua các kỳ thi.
Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập Giáo dục

Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình “Đối thoại, tư vấn, tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ Đô phối hợp với Trường THPT Hà Đông tổ chức, gian hàng của Trung tâm luyện thi vào 10 và đại học Tâm Chí Tài (TCT) đã thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh nhờ hệ thống hoạt động trải nghiệm phong phú, thông tin chuyên sâu và tinh thần đồng hành đầy nhiệt huyết.
Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp Giáo dục

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp

TTTĐ - Ngày 5/4, tại trường trung học phổ thông Hà Đông, báo Tuổi trẻ Thủ Đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 với sự tham gia của khoảng 2.000 học sinh và gần 13 các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp cùng gian hàng tư vấn. Tại gian tư vấn của trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thu hút rất đông học sinh quan tâm.
Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế Nhịp sống trẻ

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

TTTĐ - Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa sự nghiệp quốc tế. Việc thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp các bạn trẻ tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiểu rõ xu hướng này, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo nhóm ngành Ngôn ngữ – một lĩnh vực đang lên ngôi và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn Giáo dục

5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn

TTTĐ - Các chuyên gia, giảng viên và nhà quản lý giáo dục đã tâm huyết chia sẻ kiến thức, kỹ năng chọn ngành học phù hợp cho gần 2.000 học sinh tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025”.
Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số Giáo dục

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Thay vì lo lắng, băn khoăn, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm thật tốt; lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, đam mê của mình.
Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu… Giáo dục

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chuyên gia, khách mời tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Các học sinh đã được lắng nghe nhiều điều thiết thực, ý nghĩa, giúp giải tỏa băn khoăn, thắc mắc khi chọn ngành, chọn nghề và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân? Giáo dục

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Trong thời điểm này, các em đang đứng trước lựa chọn đầu tiên đầy quan trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Khi đứng trước vô vàn cơ hội và thách thức, không ít bạn trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi phải đưa ra quyết định có thể định hình tương lai của mình. Câu hỏi "Nên chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?" trở thành nỗi trăn trở chung của nhiều bạn trẻ và phụ huynh.
Xem thêm