Tag

Chọn ngành thời đại số: Nỗi lo hay cơ hội cho Gen Z?

Giáo dục 07/04/2025 10:45
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều ngành nghề truyền thống đang đối mặt với sự thay đổi sâu sắc về cách vận hành, không ít học sinh và phụ huynh mang theo nỗi băn khoăn về việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm 5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp
Tại chương trình tư vấn, đối thoại tuyển sinh 2025, nhiều câu hỏi của phụ huynh và các em học sinh đã được giải đáp
Tại chương trình tư vấn, đối thoại tuyển sinh 2025, nhiều câu hỏi của phụ huynh và các em học sinh đã được giải đáp

Những băn khoăn trong thời đại số

Tại buổi đối thoại, tư vấn tuyển sinh năm 2025 do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường THPT Hà đông tổ chức mới đây, chủ đề “Ngành kỹ thuật, xây dựng liệu có còn tiềm năng trong thời đại AI?” trở thành tâm điểm bàn luận, thu hút nhiều câu hỏi sát thực tế từ các em học sinh cuối cấp và phụ huynh đang đứng trước ngã rẽ chọn ngành cho con.

Nỗi băn khoăn không chỉ đơn thuần là ngành nào bị "AI thay thế", mà sâu xa hơn là ai sẽ bị bỏ lại nếu không kịp thích nghi. Trong bối cảnh công nghệ đang tái định hình mọi lĩnh vực, sự chủ động học hỏi và trang bị kỹ năng trở thành yếu tố sống còn đối với người lao động tương lai.

Trong buổi tọa đàm chương trình, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước viễn cảnh “học xong không xin được việc”, nhất là với những ngành như xây dựng hay kiến trúc – vốn từng được xem là “an toàn”.

Nhiều phụ huynh chủ động tìm hiểu thông tin ngành học tại buổi tư vấn tuyển sinh 2025 để hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp trong thời đại AI.
Nhiều phụ huynh chủ động tìm hiểu thông tin ngành học tại buổi tư vấn tuyển sinh 2025 để hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp trong thời đại AI.

Tham gia buổi tư vấn đối thoại tuyển sinh, cô Trần Thị Hoa, phụ huynh học sinh lớp 12 Trường THPT Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ:“Tôi thực sự rất phân vân không biết nên để con theo ngành xây dựng hay chuyển hướng sang IT. Vì thấy rất có thể AI có thể thay thế nhiều việc trong ngành xây dựng, do vậy tôi rất lo ngại các con ra trường sẽ khó có được việc làm, nhất là trong bối cảnh số hóa ngành càng phát triển.”

Nỗi băn khoăn của cô Hoa cũng là điều khiến nhiều phụ huynh khác trong hội trường lo ngại bởi đó là câu hỏi rất thật, và cũng rất phổ biến. Trong khi đó, ở phía các bạn học sinh, dù mang trong mình đam mê và hoài bão, nhưng sự băn khoăn về “ngành học có bị lỗi thời?” lại khiến không ít bạn hoang mang.

Chia sẻ về những lo ngại trong định hướng ngành học sắp tới, em Ngô Phúc Gia Bảo, lớp 12A1 trường THPT Hà Đông cho biết: “Em thích ngành xây dựng vì muốn sau này được tham gia các công trình lớn. Nhưng em cũng lo không biết liệu ngành này có còn ‘đất diễn’ trong tương lai. Em nghe nói rằng AI bây giờ có thể thiết kế, mô phỏng và thậm chí giám sát thi công nên đôi khi em tự hỏi liệu mình có bị đào thải nếu chỉ học theo cách truyền thống”.

Với xu thế số hóa ngành càng phát triển, nhiều bạn trẻ đã chủ động tìm hiểu các ngành nghề phù hợp nâng lực bản thân
Với xu thế số hóa ngành càng phát triển, nhiều bạn trẻ đã chủ động tìm hiểu các ngành nghề phù hợp nâng lực bản thân

Gia Bảo cho biết, em từng nghĩ ngành xây dựng chỉ cần sức lực và kiến thức kỹ thuật, nhưng qua tìm hiểu, em nhận ra nếu không giỏi công nghệ, không biết ngoại ngữ hay không nắm bắt xu hướng mới thì rất dễ bị tụt lại. "Em vẫn muốn theo ngành, nhưng em biết mình phải học sâu hơn, giỏi hơn và cập nhật công nghệ nhiều hơn nữa."

Những lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, nhưng cũng là cơ hội để thế hệ Gen Z bứt phá.

Làm gì để không bị bỏ lại phía sau?

Anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons giải đáp thắc mắc của phụ huynh và các em học sinh
Anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons giải đáp thắc mắc của phụ huynh và các em học sinh

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons cho biết dù hiện nay có nhiều băn khoăn về việc lựa chọn giữa xây dựng hay kiến trúc, giữa trường công lập hay tư thục, thì điều quan trọng nhất vẫn là năng lực thật sự của người học. Ngành xây dựng dù bị coi là truyền thống nhưng vẫn có rất nhiều cơ hội nếu người học biết trang bị đúng và đủ cho mình những kỹ năng cần thiết.

“Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, điều đầu tiên mà các bạn sinh viên cần xác định là phải chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, đừng học dàn trải. Việc nắm vững một mảng chuyên môn sẽ giúp bạn trở thành người có giá trị thật sự trên thị trường lao động”, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons nhấn mạnh.

Theo anh Thạch, ngành xây dựng dù bị coi là truyền thống nhưng vẫn có rất nhiều cơ hội nếu người học biết trang bị đúng và đủ cho mình những kỹ năng cần thiết. Một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất là AI có thể được triển khai ở toàn bộ các bước thiết kế để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và nhanh chóng tạo ra các dự án chất lượng cao, với chi phí thấp hơn. AI có thể tham gia từ khâu thu thập dữ liệu, khảo sát hiện trạng, đến thiết kế kỹ thuật và mô phỏng thi công theo mô hình công nghiệp hóa hiện đại.

Tuy nhiên, thay vì lo sợ, anh Thạch khuyến khích các bạn trẻ nên chủ động cập nhật công nghệ, học hỏi thêm kỹ năng mới và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi. “Sinh viên cần chủ động tiếp cận công nghệ thông qua các công cụ như Google, ChatGPT, phần mềm mô phỏng thiết kế, lập trình… Đây không còn là ‘phụ trợ’, mà đang dần trở thành những ‘trợ lý đắc lực’, giúp sinh viên học nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn và sẵn sàng hơn khi bước vào môi trường thực tế.”

Cơ hội cho thế hệ trẻ bứt phá trong tương lai

Tiến sĩ Hà Mạnh Tuấn, Phó Trưởng Ban tuyển sinh Hướng nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại tọa đàm
Tiến sĩ Hà Mạnh Tuấn, Phó Trưởng Ban tuyển sinh Hướng nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại tọa đàm

TS Hà Mạnh Tuấn – Phó Trưởng Ban Tuyển sinh hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nhận định, trong giai đoạn hiện nay, sinh viên cần hiểu rằng bằng đại học chỉ là điều kiện cần, chứ không còn là điều kiện đủ.

“Thị trường lao động hiện đại không đánh giá bạn qua bằng cấp, mà qua khả năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo, và khả năng học hỏi suốt đời. Với sinh viên Bách khoa, chúng tôi đã triển khai tích hợp các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, Deepseek, Gemini... vào quá trình học. Những công cụ này không chỉ hỗ trợ học tập mà còn giúp sinh viên rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng tra cứu và xử lý thông tin”, ông Tuấn cho biết.

Gian hàng tư vấn tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội thu hút đông đảo học sinh cuối cấp
Gian hàng tư vấn tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội thu hút đông đảo học sinh cuối cấp

Ông cũng nhấn mạnh, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã tạo nên nền tảng chính sách quan trọng để thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới.

“Một cánh cửa đóng lại sẽ mở ra nhiều cánh cửa khác. Với những lợi thế sẵn có, cùng sự đổi mới trong đào tạo và kết nối doanh nghiệp, sinh viên vẫn có nhiều cơ hội nếu chủ động trang bị kỹ năng để thích ứng với xu hướng mới”, TS Hà Mạnh Tuấn chia sẻ.

Đọc thêm

Hào hứng với ngày hội mỹ thuật, đọc sách, STEM và trải nghiệm Giáo dục

Hào hứng với ngày hội mỹ thuật, đọc sách, STEM và trải nghiệm

TTTĐ - Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên kết tổ chức “Ngày hội mỹ thuật – đọc sách – STEM – trải nghiệm” với sự tham gia của học sinh toàn trường, phụ huynh, các thầy cô giáo.
Ngày hội sắc màu và tri thức: Nơi ươm mầm tài năng trẻ Giáo dục

Ngày hội sắc màu và tri thức: Nơi ươm mầm tài năng trẻ

TTTĐ - Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, thầy và trò trường Tiểu học Bế Văn Đàn tổ chức Ngày hội đọc sách dành cho học sinh toàn trường. Chương trình có sự tham gia của các em học sinh đến từ trường mầm non Sao Mai, quận Đống Đa. Tại đây các em không chỉ được tham khảo các đầu sách hay mà còn được tham gia vào các hoạt động STEM, mỹ thuật, thiết kế thời trang tái chế.
Gia Lai: Thu hồi quyết định tuyển dụng 61 giáo viên Giáo dục

Gia Lai: Thu hồi quyết định tuyển dụng 61 giáo viên

TTTĐ - UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã thu hồi quyết định công nhận và phê duyệt kết quả trúng tuyển viên chức giáo viên năm 2024 (đợt 1) đối với 61 trường hợp.
Trường Trung cấp Hồng Hà tuyển sinh nhiều ngành công nghệ Giáo dục

Trường Trung cấp Hồng Hà tuyển sinh nhiều ngành công nghệ

TTTĐ - Nắm bắt xu hướng việc làm trong tương lai, Trường Trung cấp Hồng Hà vừa thông báo tổ chức tuyển sinh, trong đó có 4 mã ngành nổi bật là: Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin, Quản lý doanh nghiệp và Tài chính - Ngân hàng.
Khoảng 5 nghìn học sinh có thêm cơ hội vào lớp 10 THPT công lập Giáo dục

Khoảng 5 nghìn học sinh có thêm cơ hội vào lớp 10 THPT công lập

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cố gắng tăng tỉ lệ học sinh được tuyển vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông công lập từ khoảng 64% trở lên, tăng khoảng 3-4% so với năm học trước. Với tỷ lệ tăng như vậy đồng nghĩa với việc có thêm 5.000-5.500 học sinh có cơ hội vào trường công lập
Top 20 trường THPT có điểm trung bình khảo sát lớp 12 cao nhất Giáo dục

Top 20 trường THPT có điểm trung bình khảo sát lớp 12 cao nhất

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 và lớp 12.
Phòng Văn hóa Việt - Trung mở rộng cơ hội giao lưu văn hóa Giáo dục

Phòng Văn hóa Việt - Trung mở rộng cơ hội giao lưu văn hóa

TTTĐ - Việc xây dựng không gian văn hóa Việt - Trung là dấu ấn quan trọng của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong mở rộng cơ hội giao lưu văn hóa để giúp học sinh vừa nuôi dưỡng bản sắc dân tộc, vừa có khả năng hội nhập quốc tế.
Học sinh THPT Việt Đức được chọn thi khoa học kỹ thuật quốc tế Giáo dục

Học sinh THPT Việt Đức được chọn thi khoa học kỹ thuật quốc tế

TTTĐ - Đề tài của nhóm học sinh trường THPT Việt Đức được lựa chọn tham dự cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh năm 2025 tổ chức tại Hoa Kỳ.
Hà Nội: Gần 32% bài khảo sát lớp 12 có điểm dưới trung bình Giáo dục

Hà Nội: Gần 32% bài khảo sát lớp 12 có điểm dưới trung bình

TTTĐ - Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình. Trong đó, hơn 31.000 bài thi dưới 3 điểm, gần 5.000 bài thi từ 1 điểm trở xuống.
Phát triển Trường Đại học Y Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia Giáo dục

Phát triển Trường Đại học Y Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 714/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển Trường Đại học Y Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia thuộc nhóm hàng đầu châu Á".
Xem thêm